Lễ hội vật cầu Kim Sơn tại Hải Phòng
Ngay từ buổi sáng ngày 30 tết, 3 giáp và nhân dân ở trong làng đã nô nức cùng nhau chuẩn bị làm cổng chào. Cổng chào sẽ được làm bằng tre quấn rơm và viết câu đối 'Kiến như đại tân, anh hùng trần lực, vật ngã giai xuân' (tạm dịch: Ngày gặp gỡ lớn, toàn sức vật cầu, quyết giành phần thắng). Buổi tối ngày 30 tết cả làng sẽ ra đình làng để tế thành hoàng làng.
Trong làng gồm có 24 dòng họ và được chia thành 3 giáp: Giáp Đượng, giáp Nam và giáp Bắc, mỗi một giáp có 8 dòng họ. Mỗi giáp sẽ phải chọn cho giáp mình 6 người trong đó có 1 ông sẽ làm tổng cờ mặc võ phục và đầu chít khăn, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ đuôi nheo chỉ huy giành giật cầu và 5 đô vật. Đô vât phải là những người thanh niên khoẻ mạnh và chưa lập gia đình. Mỗi một giáp sẽ phải dựng 1 cổng chào để biểu tượng cho giáp của mình (giáp áo màu đỏ, giáp áo màu vàng, giáp áo màu xanh)
Quả cầu được làm bằng củ chuối hột nặng khoảng 20 kg, củ chuối hột phải già, phải lâu năm và phải do đích thân ông trưởng làng đi tìm, đào mang về đảm bảo vẫn còn tươi, nhẵn, trơn và có cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính khoảng 30 - 40cm).Quả cầu được bọc giấy màu hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng. Sau khi trang trí quả cầu xong thì được đặt trên mâm bồng trong kiệu để ở án thờ ở trong đình làng .
Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn bằng cát màu đen. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính hình rốn con nhạn và có đường kính khoảng 1 mét, sâu chừng khoảng 0,7m, ba góc sân thì có 3 lỗ cầu quân nhỏ hơn.
Buổi chiều ngày mùng 5 tết âm lịch, nhân dân và Ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chức lễ tế Thành hoàng và tế quả cầu. Buổi sáng ngày mùng 6 tết, từ 7 giờ sáng, các già làng đã tổ chức làm lễ để rước cầu từ trong đình ra ngoài sân đình và ban lộc cho các giai vật cầu. Đúng giờ Thìn (đúng 10 giờ sáng) người ta sẽ rước kiệu ra đình. Đoàn rước cầu gồm có: kiệu rước ảnh Bác Hồ, đoàn cờ hội, bát âm, bát biểu, quả cầu biểu tượng, quả cầu vật, đoàn tế nam, tế nữ, tổ múa cờ, múa rồng, tổ trọng tài, sau đó mới là đến đoàn giai vật cầu.
Quả cầu sẽ được đặt vào lỗ cái. Sau một tiếng 'cắc' trống vang lên; cuộc vật được bắt đầu. Vào cuộc, giai cầu sẽ nhảy xuống lỗ cầu cái tung lên, quả cầu tròn nhẵn lại rắn nặng khó bấu khiến cho các đội tranh giành đến là hào hứng. Có lúc cầu được cả 30 chục cánh tay dâng lên trên cao, khi thì lại lăn lông lốc kéo cả 15 giai cầu đổ xuống đất. Cả chục chàng trai lăn xả vào quả cầu để tranh giành, mong đưa cầu về được sân nhà. Nắng xuân hanh vàng. Mưa xuân lất phất. Quả cầu trơn đẫm nước, đẫm nhựa và tắm trong bùn. Còn những chàng trai thì nhễ nhại mồ hôi, cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Tất cả đều chìm trong tiếng trống thúc, tiếng người hò reo không ngớt...
Thi vật gồm có 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 3 phút. Khi giáp nào giành được chiến thắng (đưa được nhiều số lần quả cầu về sân mình nhất), tiếng hò reo sẽ lại vang dậy như sấm. Kết hội, quả cầu sẽ được ném xuống hồ bán nguyệt ở trước cửa đình. Những người dự hội thường ào xuống tranh giành lấy một miếng về ăn để lấy 'phước' của thần làng.
Vật cầu Kim Sơn quả là một lễ hội rất đặc sắc, mỗi năm lễ hội vạt cầu lôi cuốn hàng ngàn du khách vào cuộc vui ồn ã và bất tận.
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
-
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Lễ hội vật cầu Kim Sơn tại Hải Phòng
Từ khóa:
Tương truyền rằng, vật cầu vốn là một môn thể thao do vị tướng Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện cho quân sỹ. Sau khi chiến thắng được quân Nguyên...