Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên tại Hải Phòng

Thời gian: 4/1- 10/1 Âm lịch
Không biết từ bao giờ, cứ đến ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm Tổng Phục lại tưng bừng mở Hội làng. Hội làng đầu xuân được tổ chức trong 6 ngày, với rất nhiều cuộc thi: thi dệt cửi, thi cỗ bánh, đánh vật, thi đánh đu, đánh cờ...nhưng thu hút sự quan tâm nhất vẫn là hội thi hát Đúm. Đây được xem là lễ hội có truyền thống từ rất xa xưa và đã được duy trì cho đến tận ngày hôm nay trong niềm đam mê của các nghệ nhân đã có tuổi, và cũng là đam mê của rất nhiều thanh, thiếu niên.

Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên tại Hải Phòng
Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên tại Hải Phòng

Theo tục truyền, ngày đầu tiên của hội hát đúm cũng chính là ngày những cô gái của Tổng Phục được phép tháo bỏ chiếc khăn mỏ quạ bịt trên mặt trong suốt cả năm xuống. Chính vì thế, hội hát đúm ngày xuân ở Thủy Nguyên cũng được coi là ngày hội mở mặt. Trong những ngày hội, các chàng trai và cô gái của Tổng Phục (trước đây là 3 xã Phả Lễ, Phục Lễ và Lập Lễ thuộc Tổng Phục) sẽ tập trung lại để hát đúm tại khu vực sân đình Phục Lễ, đây một trong những ngôi đình lớn của Hải Phòng.

Hát đúm cũng có khi tổ chức ở một địa điểm ở trên đường đi hay ở ngoài cánh đồng khi những chàng trai và cô gái trẻ trong Tổng Phục mặc những bộ quần áo truyền thống trong ngày hội gặp gỡ nhau. Họ sẽ nắm lấy tay nhau rất say sưa và cùng hát đối những làn điệu giao duyên để thể hiện khát vọng về một tình yêu đôi lứa bền chặt thông qua những câu hát trữ tình mang đậm chất dân gian của vùng quê Thủy Nguyên.

Bài bản của lối hát đúm rất phong phú và đa dạng. Trước tiên, khi nam nữ mới gặp nhau sẽ hát những câu hát chào, câu hát mừng. Sau đó có thể biểu diễn các câu hát hỏi, hát đố, hát huê tình, hát họa, hát cưới... và cuối cùng sẽ là điệu hát ra về.

Hát đúm được kéo dài từ lúc sáng cho tới trưa, từ trưa cho đến tối. Giữa các canh hát với nhau, các cô gái sẽ mời trầu nước, tặng vật kỷ niệm cho các chàng để bày tỏ lòng mến mộ. Buổi chiều , các cô sẽ mời các chàng trai về nhà mình và cùng ăn bữa cơm đầu xuân để đôi bên biết nhà cửa và có có khi hát tới khuya. Cứ tiếp tục như vậy, ngày này rồi qua ngày khác, cuộc hát đúm kéo dài cho đến ngày Mồng 10. Qua những buổi hát đối giao duyên, nhiều đôi trai gái đã kết nhau và rồi cuối năm lại nên duyên chồng vợ.

Hát Đúm là một làn điệu dân gian cổ truyền của vùng quê Thủy Nguyên
Hát Đúm là một làn điệu dân gian cổ truyền của vùng quê Thủy Nguyên

Bởi vì có tục lệ này mà các cô gái ở Thủy Nguyên cô nào cũng thuộc các bài hát ví để vào mỗi dịp lễ hội gặp các chàng trai mời hát thì mới hát và mở khăn. Hát ví thông thường chỉ dựa vào 2 thể thơ song thất lục bát và lục bát. Tuy không có nhiều làn điệu, thế nhưng đề tài lại rất phong phú, đòi hỏi người hát phải có kỹ thuật về đối đáp.

Trong ngày tổ chức hội “Hát đúm”, tại sân chùa Phục Lễ sẽ có nhiều bàn hát đúm được bày ra, mỗi bàn sẽ kê 2 bộ tràng kỷ đối diện nhau. Giữa bàn bày sẵn các hộp trầu và khăn tay được thêu cành hồng (tặng phẩm). Một bên là các chàng trai, một bên là các cô gái ngồi ra 2 bên dãy tràng kỷ. Mặt đối mặt, tay trong tay. Thường thì cả 2 bên trai gái vào hát đều di chuyển để nếu khi có một ai đó hát bí hoặc bị hỏi, đố mà lúng túng không trả lời được thì sẽ ra hiệu người kia để hát đỡ, và gỡ thế bí cho. Khi hát còn có nhạc bát âm. Hai bên trai gái sẽ hát đối đáp qua lại. Bên nào mà không đối đáp được sẽ là bên thua. Đây giống như là một hình thức để thử tài văn chương, và kiến thức của nhau, ướm lời yêu đương được "tìm hiểu" bằng nghệ thuật, phải thuộc làu các tục ngữ và các truyện tích.

Nam nữ hát Đúm giao duyên trong ngày xuân
Nam nữ hát Đúm giao duyên trong ngày xuân

Hát đúm vui nhất là vào ngày hát giã đám. Lúc này họ sẽ trao giữ các kỷ vật cho nhau, nấn ná cho đến tận đêm khuya, mà đưa ra toàn là những bài hát hay, và mới nhất từ nỗi lòng sâu kín của chính họ. Ngày hôm đó cả hai bên cũng ít hát đối đáp mà chỉ toàn là hát các bài trữ tình,lưu luyến, bâng khuâng… Những thương nhớ, yêu đương, sự chia ly, xa cách, những lời hứa hẹn, sự đợi chờ,  hy vọng… Họ mong đợi cho một mùa hội sau, để lại được say đắm trong ngày hội, để được nghe tiếng hát của nhau.

Vào những ngày xuân, hát đúm dường như trỗi dậy với một sức sống mới đã tiềm ẩn từ rất lâu trong tâm trí và trong tấm lòng của những người dân của quê hương hát đúm. Các chàng trai và cô gái vẫn còn say sưa trong những làn điệu hát đúm của ngày xuân.

Bài viết về Hải Phòng liên quan

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải PhòngẢnh Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
    Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
  • Hội đình Dư Hàng tại Hải PhòngẢnh Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
    Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
  • Hội đền Khả Lâm tại Hải PhòngẢnh Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
    Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
  • Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải PhòngẢnh Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
    Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
  • Hội Chùa Vẽ tại Hải PhòngẢnh Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
    Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
  • Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải PhòngẢnh Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
    Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
  • Hội Đình Hạ tại Hải PhòngẢnh Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
    Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
  • Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
    Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
  • Lễ hội chợ Xưa ở Hải PhòngẢnh Lễ hội chợ Xưa  ở Hải Phòng
    Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
  • Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
    Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
  • Lễ hội đảo Dấu ở Đồ SơnẢnh Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
    Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
  • Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đền Mõ - Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
    Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
  • Lễ hội đền Bà Lê ChânẢnh Lễ hội đền Bà Lê Chân
    Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên tại Hải Phòng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên tại Hải Phòng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Không biết từ bao giờ, cứ đến ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm Tổng Phục lại tưng bừng mở Hội làng. Hội làng đầu xuân được tổ chức trong 6 ngày, với...