Lễ hội đền Trinh Hưởng tại Hải Phòng

Thời gian: 11/1- 13/1 Âm lịch

Đền Trinh Hưởng nằm trên địa phận xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ngôi đền này là nơi thờ ba anh em nhà họ Đào, là những người anh hùng đã có công lao lớn trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981, trận chiến mà quân Việt Nam ta đã đánh tan quân xâm lược Tống do Lê Hoàn làm thủ lĩnh . Vào ngày 12 tháng 1 âm lịch người dân Thiên Hương lại tưng bừng mở hội làng, đây là ngày chính hội và cũng chính là ngày 3 anh em họ Đào thắng trận trở về, mở hội khao thưởng dân làng. Từ đó, ngày này đã được người dân Trinh Hưởng lấy làm hội làng hàng năm. Hội làng Trinh Hưởng được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 1 âm lịch.

Buổi sáng ngày 11 tháng Giêng, các giáp đã cử hành lễ rước kiệu thánh từ các đền của giáp ra đình, người khiêng kiệu thường là những nam thanh niên khoẻ mạn, họ phải ăn chay một ngày trước khi mở lễ rước. Trong lễ rước, các chàng trai khiêng kiệu đều phải mặc áo the, quần trắng, gia đình phải không chịu tang.

Lễ hội đền Trinh Hưởng tại Hải Phòng
Lễ hội đền Trinh Hưởng tại Hải Phòng

Trình tự trong đám rước: Đội cờ quạt dẫn đầu, sau đó đến người cầm chấp kích, bát biểu, theo sau là kiệu, theo sau kiệu là các quan viên và chức sắc trong làng, cuối cùng mới đến dân trong giáp ngoài làng. Ông Đám do dân làng cử ra là người sẽ điều khiển đám rước. Vì rước kiệu từ 3 nơi về đình nên thứ tự kiệu về giáo cũng phải được qui định, kiệu giáp Cả sẽ về đình đầu tiên, rồi mới đến giáp Bắc rồi đến giáp Đoài. Đám rước đi tới đâu cũng đều mang không khí sôi động đến đó, đều là để thu hút và kéo theo mọi người xem hội đến đó làm cho đám rước mỗi lúc một đông vui. Vì ngày 12 tháng Giêng mới là ngày hội chính nên buổi sáng thường dành thời gian cho khách thập phương đến lễ, còn các giáp sẽ cử hành rước cỗ tế lễ vào buổi chiều ngày hôm ấy, mâm lễ được chuẩn bị thật đơn giản nhưng lại có ý nghĩa: 1 mâm bánh chưng, 1 mâm bánh dày và 1 mâm hoa quả. Lễ cúng được tiến hành trong suốt 3 tuần hương: tuần đầu tiên là dâng hương hoa, tuần thứ hai là dâng nến, toà bát tiên, tuần 3 là dâng oản quả. Trong tế lễ này, quan đám sẽ đọc chúc tuyên dương công lao của các vị anh hùng dân tộc được dân làng tôn thờ. Ngoài nghi lễ này ra, trong ngày hội còn có tổ chức các trò vui. Người ta vòn tổ chức giải đấu vật để đọ sức, đánh cờ để đấu trí, hát ca trù, hát chèo và hát hò đối đáp của các thanh niên nam nữ. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 13 tháng Giêng nhân dân các giáp sẽ tới đình để rước kiệu các kiệu về giáp của mình. Đám rước cũng bắt đầu tản về các ngả đường của thôn xóm trong tiếng bát âm rộn ràng, tiếng trống để  báo hiệu kỳ hội làng đã sắp kết thúc. Đám rước lại tiếp tục đi trong ánh đuốc bập bùng ở dưới ánh trăng trong màn đêm.

Lễ rước trong ngày hội đền Trinh Hưởng
Lễ rước trong ngày hội đền Trinh Hưởng

Đền Trinh Hưởng đã di tích đã nhận được chứng nhận di tích lịch sử văn hóa của Bộ Văn hoá thông tin.

Bài viết về Hải Phòng liên quan

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải PhòngẢnh Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
    Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
  • Hội đình Dư Hàng tại Hải PhòngẢnh Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
    Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
  • Hội đền Khả Lâm tại Hải PhòngẢnh Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
    Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
  • Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải PhòngẢnh Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
    Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
  • Hội Chùa Vẽ tại Hải PhòngẢnh Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
    Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
  • Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải PhòngẢnh Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
    Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
  • Hội Đình Hạ tại Hải PhòngẢnh Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
    Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
  • Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
    Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
  • Lễ hội chợ Xưa ở Hải PhòngẢnh Lễ hội chợ Xưa  ở Hải Phòng
    Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
  • Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
    Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
  • Lễ hội đảo Dấu ở Đồ SơnẢnh Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
    Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
  • Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đền Mõ - Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
    Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
  • Lễ hội đền Bà Lê ChânẢnh Lễ hội đền Bà Lê Chân
    Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền Trinh Hưởng tại Hải Phòng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền Trinh Hưởng tại Hải Phòng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đền Trinh Hưởng nằm trên địa phận xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ngôi đền này là nơi thờ ba anh em nhà họ Đào, là những người anh...