Trước mùa lễ hội năm 2011: Cảnh báo quá tải về lượng khách
Cùng ngày mùng 5 tháng 1, một đoàn công tác khác của Bộ do Thứ trưởng Lê Khánh Hải dẫn đầu đã làm việc tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Qua các buổi làm việc với lãnh đạo của các địa phương và việc kiểm tra tình hình thực tế tại chùa Mía, Đền Và, đền Âu Cơ, thành cổ Sơn Tây (Hà Nội) và đền Hùng (Phú Thọ), Đoàn công tác đã ghi nhận sự cố gắng của các vị lãnh đạo ở các địa phương và trực tiếp là ngành VHTTDL trong việc thực hiện nếp sống văn minh, quản lý, tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá.
Trước những kết quả này, Đoàn cũng đã đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành quan tâm đến việc chỉ đạo và ngành VHTTDL, địa phương cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc việc tang lễ và việc lễ hội; đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, các nghi thức trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao khác... Việc tổ chức lễ hội tại các địa phương phải theo đúng quy định, mục đích, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Tổ chức lễ hội cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, cần phải có sự thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của các địa phương; cần tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa các cấp, đi đôi với việc không ngừng phát huy tính chủ động và sáng tạo của cộng đồng. Cần đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và nâng cao nhận thức của các cấp về ý nghĩa và giá trị lịch sử văn hóa của các Lễ hội. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh ở trong dịp Tết và trong mùa lễ hội. Cần chấn chỉnh lại các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, các hoạt động mê tín dị đoan và tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ trên địa bàn tổ chức lễ hội. Tại các di tích, những nơi thờ tự, thực hành tín ngưỡng, cần có những hướng dẫn cụ thể trong việc đặt hòm công đức; không để xảy ra tình trạng để tiền công đức, tiền “giọt dầu”, tiền cầu lộc gây phản cảm, thiếu mỹ quan và làm ảnh hưởng đến các di tích. Quản lý các hàng quán, bãi để xe, giữ gìn vệ sinh, môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch và các khu vực lễ hội. Các địa phương cũng cần phải quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí thật hợp lý. Để tăng cường tính chủ động và có các phương án tổ chức phù hợp, Đoàn công tác đặc biệt lưu ý đến các địa phương chú trọng công tác dự báo lượng khách mùa lễ hội trong năm 2011, vì thực tế cho thấy rất nhiều năm trước do không chú trọng đến công tác này nên nhiều lễ hội diễn ra rất lộn xộn gây mất an ninh trật tự.
Lễ hội Đền Và luôn đông đúc và tấp nập
Cũng ngày mùng 5 tháng 1, cũng cùng với nội dung trên, Đoàn công tác kiểm tra của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Lê Khánh Hải dẫn đầu cũng đã đến để kiểm tra thực địa di tích, cũng như công tác tổ chức lễ hội tại đền Bà Chúa Kho tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, Đoàn công tác cũng đã làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, các ngành chức năng và một số vị đại biểu Quốc hội của tỉnh Bắc Ninh. Buổi chiều cùng ngày, Đoàn công tác cũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành chức năng liên quan của tỉnh Hải Dương. Tại 2 buổi kiểm tra và làm việc này, Đoàn công tác đã đánh giá cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Đoàn công tác cũng cho rằng vẫn còn có một số hạn chế và tiêu cực trong việc tổ chức lễ hội như dịch vụ hàng quán lấn chiếm khu di tích, vẫn còn tình trạng khấn thuê, bỏ tiền giọt dầu rất lộn xộn trên ban thờ vẫn còn diễn ra Để khắc phục những hạn chế đã nêu trên, Đoàn công tác đã đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương cùng với các cấp chính quyền, cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, gây phản ứng trong dư luận, qua đó để lễ hội thực sự là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta./.
Bài viết về Hải Dương liên quan
- Lễ hội vải thiều Thanh Hà tỉnh Hải Dương lần đầu tiên
Lễ hội vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên dự kiến tổ chức cuối tháng 5 với khoảng 600 khách mời. Lễ hội vải thiều Thanh Hà là cơ hội để quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương; qua đó thúc đẩy giao lưu,...
- Hội chùa Thanh Mai tỉnh Hải Dương
Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Hội chùa...
- Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Hải Dương
Lễ hội Quan Lớn Tuần Tranh là lễ hội lớn, tổ chức dài ngày có tục xiên đình độc đáo trong đám rước và hát chầu văn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự hội. Đặc biệt, lễ hội Quan...
- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân làng chài...
-
- Hội đền Gốm tại Hải Dương
Hội đền Gốm diễn ra liên tục 7 ngày đêm từ 13-21/8 âm lịch tại xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Gốm thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn đánh chìm toàn bộ thuyền lương của quân...
- Lễ hội Xuân - giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê Hải Dương
Lễ hội Xuân- giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê (hay còn gọi là Lễ hội đình làng Châu Khê) là một hội làng diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng riêng hàng năm tại đình làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình...
- Khai hội Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014
(lehoi.org)- Ngày 15/2/2014 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 đã chính thức khai hội. Khai hội CÔn Sơn - Kiếp Bạc 2014 Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 diễn ra từ ngày...
- Khai mạc lễ hội truyền thống mùa xuân Văn miếu Mao Điền, Hải Dương
(lehoi.org)- Sáng ngày 10/3 (tức ngày 18/2 Âm lịch), nhân dân huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tưng bừng khai mạc lễ hội mùa xuân Văn miếu Mao Điền nhằm tôn vinh truyền thống hiếu...
- 100% lễ hội sẽ được quy hoạch đến năm 2020
(lehoi.org) - Ngày 19/7, tại số 1 Nguyễn Hữu Cầu (Tp Hải Dương) Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo góp ý Quy hoạch tổng...
-
- Đại lễ tưởng niệm 721 năm ngày mất của Đức Thánh Trần tại lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc
Điểm nhấn của các sinh hoạt văn hóa tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương là lễ hội quân đặc sắc trên sông Lục Đầu. Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang diễn ra tại thị xã Chí Linh...
- Tưng bừng hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
(lehoi.org)- Mở màn cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, trong hai ngày 4,5/3/2015, hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy lần thứ VI đã tưng bừng diễn ra tại sân ngoại chùa...
- Liên hoan pháo đất tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2015
(lehoi.org)- Sáng ngày 6/3, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương mở rộng lần thứ V năm 2015 đã tưng bừng diễn ra với sự tham dự của hơn 130 pháo thủ đến từ 5 xã: An Đức, Ninh Hòa...
- Rộn ràng Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010
(lehoi.org) - Từ ngày 28/2-2/3 (tức ngày 15-17/1 âm lịch), Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010 được tổ chức với quy mô lớn và hoành tráng chưa từng có tại khu di tích Côn Sơn thuộc xã Cộng...
- Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đón mừng Đại lễ
Theo ông Đặng Việt Cường, Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay diễn ra ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vì vậy tỉnh chủ trương...
- Tưng bừng lễ khai hội mùa thu Kiếp Bạc-Côn Sơn 2010
Sáng ngày 23/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch), Lễ khai hội mùa Thu Kiếp Bạc-Côn Sơn năm 2010 và lễ dâng hương tưởng niệm 710 năm (1300-2010) ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn...
Ghi chú bài viết Trước mùa lễ hội năm 2011: Cảnh báo quá tải về lượng khách
Từ khóa:
Thực hiện theo Kế hoạch của Bộ VHTTDL về việc kiểm tra thực tế công việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, các Nghị quyết và các quy định trong việc cưới...