Lễ hội đền Sượt tại Hải Dương

Thời gian: 9/3- 10/3 Âm lịch
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 2 tháng 9 âm lịch người dân làng Thanh Cương thuộc phường Thanh Bình, Hải Dương lại tưng bừng mở Lễ hội Đền Sượt. Trong hai ngày lễ hội có nhiều nghi lễ nhưng trong đó độc đáo nhất là tục đánh bệt, tức đánh hổ, là một trò diễn dân gian vô cùng độc đáo.

Hội bơi chải
Hội bơi chải

Thanh Cương linh từ còn được biết với cái tên khác là Quang liệt miếu, tên nôm là đền Sượt, thuộc địa phận làng Thanh Cương, phường Thanh Bình, tp Hải Dương, là nơi thờ Vũ Hựu, một vị danh tướng dưới thời Lê sơ, quê của ông là làng Thanh Cương. Khi qua đời vào ngày 16 tháng 11 năm Tân Tỵ-1521, ông đã được người dân nơi đây tôn là Thượng đẳng phúc thần, Hiển Hựu đại vương, Minh quốc linh ứng, và tôn là Thành hoàng làng. Đền Sượt mang dấu ấn kiến trúc của thế kỷ 19. Di tích này đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.

Trước cách mạng tháng 8, Lễ hội đền Sượt đã được tổ chức nhưng tùy theo từng năm tổ chức, có năm có rước kiệu, biểu diễn văn nghệ và trò đánh Bệt. Việc tổ chức lễ rước kiệu và trò đánh Bệt được thực hiện từ năm 1937. Sau đó, lễ hội này có năm tổ chức lễ rướ có năm không, cho tới năm 1919 Sở Văn hoá Thông tin đã chỉ đạo cử hành lễ rước và tổ chức trò đánh Bệt mới được khôi phục, tuy nhiên nghi thức diễn ra vẫn chưa được đầy đủ như thời xưa. Lễ hội đền Sượt vẫn được duy trì từ năm 1990 đến nay.

Các hoạt động của lễ hội diễn ra như sau:

- Từ ngày mồng 1 tháng 7 đến mồng 7 tháng 3: Ban khánh tiết đền sẽ tổ chức rửa đồ thờ tự và tập hợp dân làng để họp bàn tổ chức lễ hội.

- Ngày mồng 9 tháng 3: Tiễn hành lễ Mộc dục, đón nhân dân quanh vùng và khách thập phương về dâng hương.

- Tối ngày mồng 9 tháng 3: Ban khánh tiết sửa soạn đồ lễ gồm xôi, gà, trầu cau, rượu trắng, vàng hương để cử hành lễ cáo yết tại đền.

- Ngày mồng 10 tháng 3: Buổi sáng ban khánh tiết sẽ sắm lễ xôi gà, trầu cau,  rượu trắng, hương hoa để dâng lên Đức Thánh tại đền. Từ năm 1999 đến ngày nay, dân làng Thanh Cường đều tổ chức rước kiệu từ đền đi qua khu lăng mộ Đức Thánh tới đình rồi về đền.

Tiết mục chèo tại sân đền
Tiết mục chèo tại sân đền

Thứ tự trong đoàn rước: Dẫn đầu là đội múa lân , đội cờ hội, đội bát biểu, đội kiệu long đình (8gồm tám người khênh kiệu là những thanh niên chưa vợ). Nhạc rước có chiêng, tù và bát âm. Sau kiệu sẽ là đoàn người đội mâm lễ vật của nhân dân trong làng. Sau khi đoàn rước này tập trung về sân đền, kiệu rước sẽ được đưa vào hậu cung, trưởng ban khánh tiết dâng hương.

Lễ dâng hương: Ông trưởng ban di tích sẽ đứng lên đọc bài diễn văn ca ngợi công đức của Đức Thánh, nêu lên trách nhiệm của Ban quản lý đền, tất cả các công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ di tích. Sau ông trưởng ban đọc bản diễn văn xong, các hộ gia đình ở thôn Thanh Cương cùng khách thập phương sẽ tự do vào dâng lễ.

Hiện tại, thôn Thanh Cương vẫn đứng ra tổ chức hội, tuần gồm 24 vị cao niên. Cụ cao nhất là 80 tuổi, người ít tuổi nhất cũng đã 50. Hội tuần có nhiệm vụ lo liệu công việc tuần tiết tại đền: Ngày sóc và ngày vọng (ngày mồng 1 và ngày 15 ) và các ngày tế lễ khác theo tục cũ từ trước đến nay mà thôn vẫn còn giữ được.

Phần hội: Hội đền Sượt không tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như các lễ hội khác, nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo của lễ hội truyền thống xưa với trò Chọi gà, biểu diễn chèo, cờ tướng... Năm 1999, trò đánh Bệt đã được khôi phục lại, đã được dân làng Thanh Cương nhiệt tình tham gia. Trước ngày vào hội, đinh tráng trong độ tuổi từ 18-54 tuổi đều phải sắm một cái gậy đánh bệt.

+ Gậy dành cho dân đinh dài 7 thước ta (1 thước tương đương với 40cm).

+Gậy cho năm người tham gia tiếp đánh hổ, dài 4 thước.

+Gậy cho các nữ đồng trinh múa biểu diễn trước hàng quân, dài 1,2 thước.

Lễ rước kiệu diễn ra rất long trọng
Lễ rước kiệu diễn ra rất long trọng

Lễ hội đền Sượt làng Thanh Cương từ xưa đã được xem là một lễ hội vùng có qui mô tương đối lớn, đã thu hút được rất nhiều người dân từ các tỉnh khác tham gia như: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng. Ngày nay, lễ hội đền Sượt vẫn là nơi giao lưu tín ngưỡng hưng thịnh. Đặc biệt là dịp đầu xuân, ngày lễ hội và ngày rằm mồng 1 lại càng thu hút được đông đảo người dân qui tụ về đây sinh hoạt tín ngưỡng. Đền Sượt thu hút được đông đảo du khách là vì nơi đây có thắng cảnh đẹp, ngoài ra lễ hội đền Sượt còn là dịp để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, và một điều đặc biệt nữa là người dân về đây xem hội cho rằng: Thẻ của đền Sượt khá ứng nghiệm. Hộp thẻ đựng 100 quẻ tiêm sẽ được đánh thứ tự trên mỗi thanh tre dài khoảng 20cm, được vót mỏng bản có chiều rộng chừng 1cm. Trên đầu mỗi quẻ tiêm sẽ được đánh bằng chữ Hán và số tự nhiên từ 1- 100, mỗi thẻ tương ứng với cuộc đời và số phận của một đức thánh hiền hay một vị quan chức trong lịch sử Trung Quốc. Trong tâm linh người về đây xem hội cho rằng, đèn Sượt rất linh thiêng và họ cầu gì cũng được thần bảo hộ.

Bài viết về Hải Dương liên quan

1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền Sượt tại Hải Dương

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền Sượt tại Hải Dương, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 2 tháng 9 âm lịch người dân làng Thanh Cương thuộc phường Thanh Bình, Hải Dương lại tưng bừng mở Lễ hội Đền Sượt. Trong hai ngày...