Lễ hội chùa Trông tại Hải Dương
Được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của vị thiền sư Nguyễn Minh Không ở thời nhà Lý. Lễ hội chùa Trông là một lễ hội lớn của vùng Hạ Hồng xưa kia, cho đến ngày nay, lễ hội này đã đi vào lịch sử dân tộc.
Chùa Trông được thiền sư Nguyễn Minh Không xây dựng từ thời Lý ở thế kỷ thứ 11. Ngôi chùa này thờ Phật và thiền sư Nguyễn Minh Không. Chùa Trông còn có tên khác là Chùa Tông, trong Đại Nam nhất thống chí có ghi là đền thờ thiền sư Minh Không, họ Nguyễn, tự là Chí Thành. Thời phong kiến ngôi chùa này thuộc xã Hán Lý, tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại của phủ Hạ Hồng. Từ năm 1947, Hán Lý đã trở thành một thôn của xã Hưng Long, huyện Ninh Giang.
Lễ rước kiệu chùa Trông được tổ chức rất long trọng
Chùa Trông đã được xây dựng dưới thời Lý, đến thời Nguyễn thì quan thượng thư Thượng Đoàn đã cho tôn tạo lại theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc gồm: Tam quan ngoại, tam quan nội, giải vũ, tắc môn, nhà mẫu, chùa kiểu chữ đinh và đền Đức Thánh kiểu chữ đinh trông rất đồ sộ. Công trình này đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đến nay chỉ còn lại hệ thống tam quan cùng một số cổ vật của chùa. Tam quan chùa Trông là một công trình kiến trúc nghệ thuật có kiến trúc độc đáo ở thời Nguyễn. Ngôi chùa này hiện nay đã được khôi phục lại nhưng vẫn chưa được như thời xưa.
Hội chùa Trông được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của vị thiền sư Nguyễn Minh Không ở thời Lý. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của vùng Hạ Hồng xưa, đã đi vào lịch sử của dân tộc. Hội kéo dài trong 16 ngày, bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 đến ngày mồng 1 tháng 4.
Ngày 15/3 sẽ cử hành lễ thỉnh kinh, lễ rước nước, tổ chức lễ rước kiệu rất long trọng ra sông Luộc để lấy nước về cúng.
Ngày 16, cử hành nghi lễ rước Thành Hoàng và lễ tế tại chùa.
Lễ hội chùa Trông do hai làng Hán Lý và Hào Khê cùng đứng ra tổ chức, vì từ xa xưa hai làng này chính là một làng. Sau khi được chia tách, mỗi làng đều có đình riêng. Đình Hán Lý thì thờ thành hoàng là đại vương Đường Cát, một vị tướng khác của Khúc Thừa Dụ đã có công đánh thắng giặc Đường ở thế kỷ thứ 10. Đình Hào Khê là nơi thờ Lý Chiêu Hoàng làm thành hoàng làng, vị vua cuối cùng của triều nhà Lý. Như vậy ngày hội này phải tế 3 vị, gồm 2 thành hoàng và một vị thiền sư. Tại đây chỉ có đội tế nam, trang phục theo truyền thống gồm có ba mạnh bái và 16 vị bồi tế. Tên huý nên kiêng các từ như: Lệ, Minh, Ứng, Chiêu.
Quy trình tế lễ gồm ngũ tuần: Tuần thứ nhất: Dâng hương và hoa; Tuần thứ hai : Dâng đăng trà; Tuần thứ ba: Dâng quả thực; Tuần thứ tứ: Đọc chúc văn; và Tuần thứ năm: Lễ Tất
Sau khi thực lễ tế đức Thánh và 2 vị Đại vương xong sẽ tổ chức các trò vui dân gian kéo trong 3 đến 4 ngày.
Đến ngày 20 tháng ba, cử hành lễ rước xuất Đông nhập Tây. Lễ này được cử hành từ khi xây dựng tam quan. Cổng phía Bắc có ghi ba chữ Bắc địa đầu tức là làng Hán Lý ở phía bắc. Cổng phía Nam có ghi 3 chữ là Nam thiên động tức là làng Hào Khê là một động ở phía nam. Đoàn rước gồm có: kiệu Đức thánh, kiệu bát hương, 2 kiệu Thành hoàng, kiệu Thánh mẫu. Kiệu này được các nữ thanh đồng khiêng. Đoàn rước sẽ di chuyển ra phía cổng ở phía đông, đi vòng quanh 2 làng , về cổng ở phía tây.
Tối ngày 25 tháng 3, mỗi giáp sẽ sửa sọan một mâm cỗ để cúng ở đền Đức thánh, đọc kệ kể thân thế của Người.
Từ ngày 26 tháng 3, tế lễ Thành hoàng và Đức thánh. Sau tế lễ sẽ là lễ dâng hương do 16 người trong đội múa thực hiện trước tượng Đức thánh theo điệu Giao liên, Hoa chúc, mô phỏng lại điệu múa cung đình. Trong những ngày lễ hội còn có các trò diễn dân gian.
Sáng ngày mồng 1 tháng 4, tổ chức nghi lễ rước Thành hoàng về các đình và kết thúc hội.
Phần chia cỗ: Nếu lễ vật là bằng trâu bò, thì thủ sẽ biếu vị tiên chỉ một nửa, còn lại chia thành 3 phần, một phần biếu các cụ già từ 60 tuổi trở lên trong làng, 1 phần để biếu chức sắc trong làng, một phần để biếu những người hành văn. Thịt được chia theo đầu người từ hương ẩm trở lên.
Hội chùa Trông năm nào cũng mời đại biểu của chùa Hoa Vân đền Tân La ( Quỳnh Phụ, Thái Bình). Đền Tranh và đền Trung Hoà (Ninh Giang). Trong những ngày lễ hội, nhân dân Đào Phố thuộc xã Hồng Phúc thường tổ chức lễ rước Thành hoàng lên chùa Trông để dự hội, gọi là lễ rước chạ.
Hội chùa Trông ngày nay vẫn đông vui, nội dung cũng khá phong phú không kém lễ hội xưa./.
Bài viết về Hải Dương liên quan
- Lễ hội vải thiều Thanh Hà tỉnh Hải Dương lần đầu tiên
Lễ hội vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên dự kiến tổ chức cuối tháng 5 với khoảng 600 khách mời. Lễ hội vải thiều Thanh Hà là cơ hội để quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương; qua đó thúc đẩy giao lưu,...
- Hội chùa Thanh Mai tỉnh Hải Dương
Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Hội chùa...
- Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Hải Dương
Lễ hội Quan Lớn Tuần Tranh là lễ hội lớn, tổ chức dài ngày có tục xiên đình độc đáo trong đám rước và hát chầu văn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự hội. Đặc biệt, lễ hội Quan...
- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân làng chài...
-
- Hội đền Gốm tại Hải Dương
Hội đền Gốm diễn ra liên tục 7 ngày đêm từ 13-21/8 âm lịch tại xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Gốm thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn đánh chìm toàn bộ thuyền lương của quân...
- Lễ hội Xuân - giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê Hải Dương
Lễ hội Xuân- giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê (hay còn gọi là Lễ hội đình làng Châu Khê) là một hội làng diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng riêng hàng năm tại đình làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình...
- Khai hội Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014
(lehoi.org)- Ngày 15/2/2014 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 đã chính thức khai hội. Khai hội CÔn Sơn - Kiếp Bạc 2014 Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 diễn ra từ ngày...
- Khai mạc lễ hội truyền thống mùa xuân Văn miếu Mao Điền, Hải Dương
(lehoi.org)- Sáng ngày 10/3 (tức ngày 18/2 Âm lịch), nhân dân huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tưng bừng khai mạc lễ hội mùa xuân Văn miếu Mao Điền nhằm tôn vinh truyền thống hiếu...
- 100% lễ hội sẽ được quy hoạch đến năm 2020
(lehoi.org) - Ngày 19/7, tại số 1 Nguyễn Hữu Cầu (Tp Hải Dương) Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo góp ý Quy hoạch tổng...
-
- Đại lễ tưởng niệm 721 năm ngày mất của Đức Thánh Trần tại lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc
Điểm nhấn của các sinh hoạt văn hóa tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương là lễ hội quân đặc sắc trên sông Lục Đầu. Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang diễn ra tại thị xã Chí Linh...
- Tưng bừng hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
(lehoi.org)- Mở màn cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, trong hai ngày 4,5/3/2015, hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy lần thứ VI đã tưng bừng diễn ra tại sân ngoại chùa...
- Liên hoan pháo đất tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2015
(lehoi.org)- Sáng ngày 6/3, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương mở rộng lần thứ V năm 2015 đã tưng bừng diễn ra với sự tham dự của hơn 130 pháo thủ đến từ 5 xã: An Đức, Ninh Hòa...
- Rộn ràng Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010
(lehoi.org) - Từ ngày 28/2-2/3 (tức ngày 15-17/1 âm lịch), Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010 được tổ chức với quy mô lớn và hoành tráng chưa từng có tại khu di tích Côn Sơn thuộc xã Cộng...
- Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đón mừng Đại lễ
Theo ông Đặng Việt Cường, Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay diễn ra ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vì vậy tỉnh chủ trương...
- Tưng bừng lễ khai hội mùa thu Kiếp Bạc-Côn Sơn 2010
Sáng ngày 23/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch), Lễ khai hội mùa Thu Kiếp Bạc-Côn Sơn năm 2010 và lễ dâng hương tưởng niệm 710 năm (1300-2010) ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn...
Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Trông tại Hải Dương
Từ khóa:
Lễ hội chùa Trông diễn ra vào ngày 15 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hưng Long thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, với mục đích suy tôn Phật và đức...