Lễ hội Cổ Loa tại Hà Nội

Thời gian: 6/1- 16/1 Âm lịch
Hàng năm, lễ hội Cổ Loa thường diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch. Hội này được tổ chức để kỷ niệm ngày Thục Phán nhập cung. Mặc dù phải chứng cảnh tượng đau buồn khi thành rơi vào tay giặc chỉ vì chút mất cảnh giác, thế nhưng trải qua bao nhiêu năm dài đằng đẵng thành Cổ Loa vẫn luôn là niềm tự hào của người dân Việt Nam về truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Lễ hội Cổ Loa tại Hà Nội
Lễ hội Cổ Loa tại Hà Nội

Làng Cổ Loa có 12 xóm nhưng lễ hội Cổ Loa là hội chung của một cụm gồm 8 làng (ngày xưa gọi là Bát Xã) gồm: Cổ Loa, Sàn Dã,  Đài Bi, Mạch Tràng, Cầu Cả, Thư Cưu, Văn Thượng, Xép. Cả tám làng này đều thờ vị Thục Phán nên tất cả đều tham gia tổ chức hội.

Sáng ngày mồng 6 tháng Giêng, làng sẽ tổ chức lễ rước văn tế từ khu nhà vị tiên chỉ về đền để cử hành nghi lễ tế thần. Theo tục lệ, văn tế soạn thảo phải được đặt lên giá, khi 12 ông trưởng xóm đã tập hợp đông đủ cả sẽ bắt đầu sửa lễ. Mở đầu sẽ là 5 lá cờ ngũ hành, tiếp theo sẽ là phường bát âm giá văn tế được đặt trong chiếc kiệu long đình có lọng che. Theo sau là các quan viên và các vị kỳ mục trong làng.

Bên ngoài sân đền, cờ đuôi nheo, cờ hội cắm thẳng hàng từ đường vào xóm cho đến tận sân đền. Giữa sân đền là một cột cờ lớn, phía trên chiếc cờ đại đang bay phấp phới. Sát cửa đền, 2 bên là hai con ngựa bạch, ngựa hồng với đầy đủ yên cương với màu sắc sặc sỡ. Ra phía ngoài sẽ là bát bưu và đồ lễ bộ. Khoảng giữa sân có 12 cái kiệu của 12 xóm. Trước cửa đền có bày hương án lớn, bày bộ ngũ sự làm bằng đồng và nhiều lễ vật cùng một hộp kính đựng hai cái hia màu vàng. Bên cạnh đó còn có một hương án nhỏ, phía trên có bày đôi hạc đồng, 1 chiếc đỉnh và chiếc nỏ, 1 bó tên và 1 thanh kiếm. Chiếc nỏ này được sơn son thếp vàng để biểu trưng cho nỏ thần xưa.

Lễ hội Cổ Loa là một lễ hội lớn trong năm của làng Cổ Loa
Lễ hội Cổ Loa là một lễ hội lớn trong năm của làng Cổ Loa

Sau khi một hồi tù và vang lên, cũng chính là hiệu lệnh báo hiệu đám rước văn đã về đến đền, long đình sẽ được khiêng một đến đặt ở trước hương án. Lúc này, phường bát âm cũng bắt đầu nổi nhạc, tiếng tù và cũng vang lên như hân hoan đón chào. Cuộc tế lễ chính thức bắt đầu và kéo dài quaquá giờ Ngọ. Trong lúc các quan viên và kỳ mục thay nhau làm lễ tế trước bàn thờ, dân chúng sẽ quỳ lạy làm lễ theo ở nội tự, một số kỳ mục sẽ được cử làm đại diện tiến hành lễ cầu nguyện cho xóm làng, cầu mong nhà vua phù hộ cho dân làng cuộc sống yên bình và thịnh vượng.

Buổi chiều hôm đó, đám rước thần diễn ra rất sôi động với rất đông dân làng tham gia. Thứ tự các cuộc rước gồm có cờ quạt-long đình-tự khí- bát bửu- phường bát âm- quan viên lễ phục với trang phục chỉnh tề bưng theo khí giới của Vua cùng diễu hành trong vài giờ, xuất phát từ sân đền Cổ Loa cho tới đầu làng thì tất cả giải tán.

Đoàn rước kiệu trong ngày hội Cổ Loa
Đoàn rước kiệu trong ngày hội Cổ Loa

Còn phần hội của lễ hội Cổ Loa thường kéo dài tới hết rằm tháng giêng mới tàn hội, với nhiều trò vui. Buổi tối ở đình làng có hội đốt pháo hoa, hát tuồng, hát ca trù. Ban ngày, các cụ ông sẽ chơi bài hay đánh cờ. Các cụ bà thì đi lễ đình, lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ vui chơi đánh đu, kéo co, đấu vật,  bắn cung nỏ, leo dây,  thi thổi cơm, chọi gà, cờ người, đánh đáo mẹt...

Trong những mở hội Cổ Loa, nhân dân trong vùng, người dân các nơi lận cận và du khách thập phương về xem rất đông, đây được xem như là dịp vui xuân mang ý nghĩa rất quan trọng.

Bài viết về Hà Nội liên quan

  • Độc đáo Lễ hội Cổ Loa 2012Ảnh Độc đáo Lễ hội Cổ Loa 2012
    Tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân nơi đây lại tưng bừng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ngày vua An Dương Vương lên ngôi hoàng đế và xây dựng nên...
  • Xuân về trẩy hội Cổ Loa, Đông AnhẢnh Xuân về trẩy hội Cổ Loa, Đông Anh
    (lehoi.org) - Ngày 15/2, UBND huyện Đông Anh, Hà Nội đã long trọng tổ chức khai hội đền Cổ Loa xuân Quý Tỵ với sự tham dự của đông đảo người dân trong và ngoài vùng. Lễ hội Cổ Loa được khai hội vào...
  • Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch ThấtẢnh Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
    Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
  • Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà NộiẢnh Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
    Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
  • Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà NộiẢnh Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
    Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
  • Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9Ảnh Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
    Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
  • Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà NộiẢnh Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
    Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
  • Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa HươngẢnh Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
  • Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018Ảnh Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
    Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
  • Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ LongẢnh Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
    Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà NộiẢnh Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
  • Lễ hội Giã LaẢnh Lễ hội Giã La
    Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
  • Lễ hội đình và đền Kim LiênẢnh Lễ hội đình và đền Kim Liên
    Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
  • Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà NộiẢnh Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
  • Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà NộiẢnh Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
    Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
  • Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018Ảnh Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
  • Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà NộiẢnh Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Cổ Loa tại Hà Nội

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Cổ Loa tại Hà Nội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm, lễ hội Cổ Loa thường diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch. Hội này được tổ chức để kỷ niệm ngày Thục Phán nhập cung. Mặc dù phải...