Độc đáo Lễ hội Cổ Loa 2012
Năm nay, Lễ hội Cổ Loa được tổ chức trọng thể trong quần thể di tích Cổ Loa. Sau lời khai mạc và lễ dâng hương của Ban tổ chức và khách mời, các nghi lễ được tổ chức hết sức trang trọng trong nền nhạc của phường bát âm. Mở đầu buổi lễ là nghi thức tế lễ và đọc mật khẩn chiếu trên nhất của đoàn anh cả Quậy. Theo văn bia và truyền thuyết kể lại, vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, tổ tiên làng Quậy ngày nay là người dân chính gốc sinh sống trên mảnh đất bát xã Loa Thành. Khi vua An Dương Vương xây dựng kinh đô và thực hiện xây đắp thành Cổ Loa, tổ tiên làng Quậy đã theo lệnh vua chuyển cư lập trang Hà Hào, tức làng Quậy ngày nay. Ngày mồng 6 tháng Giêng, vua An Dương Vương lên ngôi Hoàng đế và nhân dân làng Quậy vinh dự được vua ban cho vào chúc mừng đầu tiên. Từ đó đến nay, trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Cổ Loa và làng Quậy vẫn thực hiện lời tiên đế để lại.
Lễ dâng hương tại đền thờ vua An Dương Vương
Tiếp đó là nghi thức tế lễ của hội đồng bát xã Loa Thành gồm Cổ Loa, Thư Kưu, Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sáp, Đài Bi, Cầu Cả. Sau nghi thức tế lễ là lễ nghênh rước kiệu của hội đồng bát xã Loa Thành. Đi đầu là kiệu kiệu Minh Đính, rước bài vị vua An Dương Vương do đơn vị Cổ Loa thực hiện . Tiếp theo là kiệu của Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sáp, Đài Bi, Cầu Cả, Thư Kưu, rước từ sân Rồng Thượng, xuống sân Rồng Trung, Rồng Hạ và đi vòng quanh hồ Ngọc Tỉnh. Khi đến ngã tư trung tâm lễ hội, đoàn Cổ Loa sẽ rước kiệu vua về đền Thượng, kiệu văn rước về đình Ngự triều Di Quy, còn các đoàn khác sẽ rước kiệu về đình làng mình. Trong suốt những ngày sau đó, 8 thôn (tức bát xã) sẽ thay nhau tổ chức lễ hội tại đình làng và kéo dài đến hết 18 tháng Giêng âm lịch.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Trung, Chủ tịch UBND xã Cổ Loa, Trưởng ban tổ chức lễ hội Cổ Loa cho biết: “Để phục vụ cho lễ hội, năm nay, BTC lễ hội Cổ Loa được thành lập từ sớm và có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tiểu ban. Do vậy công tác quản lý lễ hội, sắp xếp hàng quán cũng như công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm rất được BTC chú trọng. Đặc biệt, để tránh ùn tắc giao thông, BTC đã cho lập 51 chốt chặn từ cổng thành trung vào đến khu vực diễn ra lễ hội và huy động 300 chiến sỹ quân đội, công an và dân phòng tại địa phương làm công tác bảo vệ trật tự an ninh. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các chiến sỹ công an thường xuyên túc trực, bảo vệ ở những khu vực đông khách thập phương lễ để hạn chế tối đa tệ nạn trộm cắp, móc túi, chèn ép du khách… Nhờ sự quản lý và giám sát sát sao, những trò tôm cua cá, cờ bạc trá hình không còn xuất hiện. Riêng trong ngày chính hội mùng 6 tháng Giêng, lễ hội Cổ Loa đã đón trên 2 vạn khách thập phương về trẩy hội”.
Bên cạnh các nghi lễ trang nghiêm, tại các khu vực quanh đền Cổ Loa còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút đông đảo người xem. Trong đó, những hoạt động thể thao đặc biệt và thu hút đông đảo du khách nhất là giải bóng chuyền tranh cúp Loa Thành, với sự tham gia thi đấu của 8 đội trong và ngoài huyện và trò chơi thi bắn nỏ đã được làm mới để thu hút du khách. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian khác như đấu vật nam, nữ, cờ người, kéo lửa thổi cơm thi, hát chèo, cải lương, diễn tuồng cổ, hát quan họ, múa rối nước…
Theo Baomoi
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Xuân về trẩy hội Cổ Loa, Đông Anh
(lehoi.org) - Ngày 15/2, UBND huyện Đông Anh, Hà Nội đã long trọng tổ chức khai hội đền Cổ Loa xuân Quý Tỵ với sự tham dự của đông đảo người dân trong và ngoài vùng. Lễ hội Cổ Loa được khai hội vào...
- Lễ hội Cổ Loa tại Hà Nội
Hàng năm, lễ hội Cổ Loa thường diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch. Hội này được tổ chức để kỷ niệm ngày Thục Phán nhập cung. Mặc dù phải chứng cảnh tượng đau buồn khi thành rơi vào...
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
-
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
-
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Độc đáo Lễ hội Cổ Loa 2012
Từ khóa:
Tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân nơi đây lại tưng bừng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ngày vua An Dương...