Lễ hội Đổ Giàn tại Bình Định

Thời gian: 16/7- 17/7 Âm lịch
(lehoi.info) -Đổ giàn là một lễ hội văn hóa do dòng họ người Hoa lĩnh xướng, đã là một lễ hội truyền thống đặc sắc của đất võ Bình Định. Trước đây lễ hội này diễn ra  từ ngày rằm cho đến ngày 16 và 17 tháng 7 âm lịch (4 năm sẽ tổ chức một lần) tại Chùa Ngũ Bang Hội Quán của thôn An Thái thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau một thời gian dài lễ hội này đã bị lãng quên nhưng giờ đây Sở Văn hóa Thông tin Bình Định đã và đang phối hợp với địa thôn An Thái để khôi phục lại lễ hội với mục đích gìn giữ nét đẹp văn hoá của cùa người dân nơi đất võ.

Lễ hội Đổ Giàn tại Bình Định
Lễ hội Đổ Giàn tại Bình Định

Theo người già trong làng cho biết, lễ hội Đổ giản gồm hai phần :

 Phần lễ, khoảng 2-3 giờ sáng ngày rằm sẽ bắt đầucử hành lễ rước nước, lấy nước từ sông Kôn, cách đó vài cây số về phía thượng nguồn ở một đoạn sông sâu, nước phải trong sạch nhất. Nước được đựng trong một cái chum đất mới sạch sẽ sau đó được đặt trên kiệu hoa còn được gọi là Long Đình, có nhạc, cờ phướn, chiêng trống… Ban lễ sẽ rước nước về để dâng lên bàn thờ Phật ở chánh điện và các bàn thờ ở hai bên tả hữu. Mờ sáng ngày rằm sẽ tiến hành nghi lễ rước Phật, có chiêng, có trống, cờ phướn, học trò gia lễ đi hai bên của kiệu hoa, đi giữa là ban tế lễ. Bắt đầu từ chùa Hội Quán đi qua các chùa của người Hoa nằm trong phố cho tới chùa Phổ Tịnh là chùa Phật để thực hiện lễ rước Phật, thỉnh thầy, thỉnh kinh. Hai bên dãy phố, các hộ dân đều thiết hương án, lễ vật bày trước sân, khi đoàn rước Phật đi qua thì chủ nhà sẽ ra cắm hương lên kiệu hoa. Bắt đầu khai lễ tại khu chánh điện, tiến hành thủ tục cung nghinh chức sự (kinh sư, chủ sám, thuyết pháp  công văn…) và trình tự khai kinh, tụng kinh, niệm kinh, trai đàn và cúng chẩn sẽ diễn ra suốt ba ngày đêm.

Phần hội được tổ chức khá công phu và tốn kém. Một khán đài (giàn) làm bằng gỗ và tre được dựng ngay trước cổng chùa. Khán đài cao hơn 2m, chiều rộng mỗi bề sẽ là 4m đủ để đặt hương án, lễ vật có tam sanh  bò, heo, dê) và hoa quả, trên giàn lễ chỉ có ban lễ đứng cúng lễ, các học trò gia lễ, áo mão tùy theo chức sự của nghi thức. .

Tối ngày rằm sẽ diễn ra lễ phóng đăng, phóng sanh (cá, chim) ở giữa sông Kôn, có múa lân và hát bội; suốt 3 đêm liền nhà nào cũng đều thắp đèn lồng khiến cả khu phố chợ và hương án trước nhà rực sáng. Trước sân chùa người dân sẽ ghép các tấm gỗ được làm sẵn dựng một ngôi nhà tạm, xong lễ hội lại xếp lại để đến kỳ sau lại dựng. Khách thập phương xa gần đến xem hội, kể cả người hành khất cũng được mời vào nhà tạm để ăn uống, nghỉ ngơi.

Lễ hội Đổ Giàn mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần thượng võ của vùng đất võ Bình Định
Lễ hội Đổ Giàn mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần thượng võ của vùng đất võ Bình Định

Trong phần hội có một nghi thức khá quan trọng đó là “Xô cỗ, xô giàn” về sau được gọi là đổ giàn. Khi nghi lễ này chuẩn bị kết thúc, đám đông ngồi bên dưới trở nên xôn xao. Những người già, phụ nữ và trẻ em sẽ dãn ra vòng ngoài để dành chỗ cho những võ sĩ và những người khỏe mạnh tiến vào. Những người tiên phong sẽ lên giàn làm tư thế chuẩn bị lao lên, mắt nhìn về phía giàn cao, chờ đợi cho đến khi người chủ tế tuyên bố xô giàn thì cuộc tranh tài cũng chính thức bắt đầu. Các võ sĩ với tài nghệ cao, phi thân lên giàn và tìm cách cướp lấy mâm cỗ heo quay. Sau đó họ phải luồn lách, để lao ra khỏi đám đông, mang con heo quay này chạy về nơi an toàn như đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đều đã phân công người bảo vệ, để cản ngăn các võ sĩ của nhóm đối thủ để giật lại mâm cỗ ngay trên tay. Trong cuộc tranh tài này, các võ sĩ phải dùng tất cả các ngón võ cũng chiến thuật khôn ngoan của mình để mang được mâm cỗ về nơi qui định. Hầu như Đổ Giàn năm nào các võ sĩ An Thái cùng đều giành chiến thắng, vì bản lĩnh võ công và có lợi thế là “sân nhà”. Vì tinh thần thượng võ nên người thắng không kiêu, người bại không vì thế mà nản.

Và người dân ở đây cũng tin rằng, bên thắng sẽ gặp hên cả năm, vì nhận được “lộc thần”. Còn bên thua thì phải “mài sắc ý chí” chờ đến mùa tranh tài năm sau.

Lễ hội Đổ Giàn còn có ý nghĩa tôn vinh tinh thần thượng võ của miền đất võ An Thái, mảnh đất đã công lao lớn trong lịch sử chống lại giặc ngoại xâm để cho “Quốc thái - Dân an”, khiến kho tàng di sản văn hóa của mảnh đất Bình Định thêm phong phú.

Bài viết về Bình Định liên quan

  • Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình ĐịnhẢnh Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình Định
    Lễ hội Tháp Đôi là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đất võ Bình Định. Lễ hội diễn ra tối mùng 2 Tết tại di tích Tháp Đôi, phường Đống Đa, Quy Nhơn. Du khách tham dự lễ hội được thưởng...
  • Lễ hội chùa Ông NúiẢnh Lễ hội chùa Ông Núi
    Ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách gần xa nô nức đổ về chùa Ông Núi đi lễ, dâng hương, cầu phúc, cầu xin sức khỏe, tài lộc... Chùa Ông Núi rất linh thiêng nên...
  • Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình ĐịnhẢnh Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình Định
    Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồ là nét văn hóa đặc trưng trong dịp tết đến xuân về của người dân đất võ Bình Định. Vào chiều mùng 2 Tết hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách tập trung...
  • Lễ hội Đống Đa Tây SơnẢnh Lễ hội Đống Đa Tây Sơn
    Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Hàng năm, vào ngày 4-5 tháng Giêng, người dân và du khách thập phương náo nức tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn...
  • Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình ĐịnhẢnh Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định
    Nghệ thuật Bài chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian, không hề mang tính đỏ đen mà có giá trị cao về văn hóa, tinh thần. Đây là một thú vui dân gian của người dân đất võ Bình...
  • Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình ĐịnhẢnh Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình Định
    (lehoi.org)- Từ 4 - 7/3 (tức từ 12 đến 15/2 Âm lịch), tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Ngày chính lễ diễn...
  • Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình ĐịnhẢnh Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình Định
    (lehoi.org) - Ngày 2/3/2014 (tức ngày 2/2 âm lịch) hàng nghìn người dân đã tụ về chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham dự lễ hội...
  • Lễ hội đâm Trâu tại Bình ĐịnhẢnh Lễ hội đâm Trâu tại Bình Định
    (lehoi.org)- Hàng năm, từ tháng chạp đến tháng ba âm lịch, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh dân tộc Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng (Yang) là đấng thần linh tối...
  • Hội xuân chợ Gò tại Bình ĐịnhẢnh Hội xuân chợ Gò tại Bình Định
    Hội Xuân chợ Gò ( thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) là một hội chợ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày mùng một tết và là nơi vui chơi, cầu lộc của người dân trong ngày đầu năm mới...
  • Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chứcẢnh Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chức
    (lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13 - 14/2 (tức ngày 30, mồng Một Tết Canh Dần), bắt đầu bằng những điệu múa truyền thống của người Bana hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng rộn ràng giữa núi rừng đại ngàn Vĩnh...
  • Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình ĐịnhẢnh Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
    (lehoi.org) - Năm nay lễ hội Đô thị nước mặn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ riêng người dân của tỉnh Bình Định, mà còn có cả du khách ở các địa...
  • Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1Ảnh Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1
    (lehoi.org) - Từ ngày 26 - 28/3, Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương...
  • Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ IẢnh Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I
    Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I. Lễ hội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Lộc làm Trưởng ban. Ban...
  • Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình ĐịnhẢnh Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình Định
    (lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Bình Định đã ban hành công văn số 58 /SVHTTDL-VP, ngày 19 tháng 1 năm 2011 về việc “kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật...
  • Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình ĐịnhẢnh Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình Định
    (lehoi.org) - Ngày 20/3/2011 (tức ngày 16/2 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư đã diễn ra tại thôn Bình Thái, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong không khí náo nhiệt, tưng...

Ghi chú bài viết Lễ hội Đổ Giàn tại Bình Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Đổ Giàn tại Bình Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) -Đổ giàn là một lễ hội văn hóa do dòng họ người Hoa lĩnh xướng, đã là một lễ hội truyền thống đặc sắc của đất võ Bình Định . Trước đây l ễ hội...