- Về đầu bài viết
- Ảnh: Ông Ngô Văn Trụ, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao - Du lịch tỉnh Bắc Giang
- Ảnh: Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại lễ hội ở Bắc Giang còn bỏ ngỏ
- Ảnh: Lễ hội Thổ Hà - Bắc Giang
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Phát huy nét đẹp văn hoá lễ hội tại Bắc Giang
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Phát huy nét đẹp văn hoá lễ hội tại Bắc Giang
PV: Bắc Giang từ xa xưa đã được mệnh danh là xứ sở của hội hè. Theo ông, để lễ hội đầu xuân thực sự là một hoạt động văn hoá bổ ích với cộng đồng thì nên tổ chức như thế nào?
Ông Ngô Văn Trụ (NVT): Thời gian qua, lễ hội đã trở thành một hoạt động văn hoá quen thuộc ở cộng đồng tạo nên một không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày xuân ở mọi làng quê. Theo tôi, để lễ hội thực sự là một hoạt động văn hoá bổ ích thì cần phải được tổ chức hài hoà, quy củ cả hai phần: lễ và hội. Ở phần lễ phải khơi gợi được mục đích, ý nghĩa lịch sử, văn hoá của lễ hội đó. Ở phần hội, phải có những hoạt động vui chơi lành mạnh để người tổ chức cũng như người dự đều có thể tham gia hưởng ứng. Lễ hội những năm trước đây thường chỉ được chú trọng ở phần lễ, rước, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, ghi nhận công ơn của những người có công với nước. Nhưng phần hội lại chưa thực sự được coi trọng, chưa thực sự tạo được không khí của ngày hội toàn dân do thiếu vắng những trò chơi dân gian. Từ nhu cầu thực tế đó, những năm gần đây, ngành văn hoá đã chỉ đạo khôi phục lại phần hội. Đặc biệt chú trọng bảo tồn, khai thác những trò chơi dân gian như bắt trạch trong chum, vật, võ, nhảy bao bố, đẩy gậy, cướp cầu, … Lễ hội ở các huyện Lạng Giang, Hiệp Hoà, Yên Dũng, Tân Yên duy trì được nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, vật, … qua đó vừa bảo tồn, vừa khai thác nhân tài cho môn thể thao thành tích cao của tỉnh.
PV: Hiện nay, việc mở ra hội làng ở các thôn, bản đang trở nên rầm rộ. Nhìn từ góc độ văn hoá, theo ông hội làng như thế có vấn đề gì cần quan tâm?
Ông NVT: Quả thật là trong những năm gần đây hội làng rất nở rộ. Đặc thù của hội làng do người dân địa phương đứng ra tổ chức, mang tính xã hội hoá cao, không tốn kém kinh phí của Nhà nước nhưng vẫn bảo tồn truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương. Những hội làng vùng cao còn tổ chức được các cuộc thi hát dân ca, đây là một hoạt động cần được khuyến khích. Tuy nhiên, hội làng cũng cần có sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Những lễ hội mới trước khi tổ chức cần phải được xin phép. Đặc biệt cần hạn chế những mặt trái như hạn chế đốt vàng mã, hương, không sa đà vào mê tín dị đoan, loại bỏ các hủ tục, không để những trò chơi cờ bạc bịp trá hình như úp xu, quay chiếc nón kỳ diệu, … lừa du khách.
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại lễ hội ở Bắc Giang còn bỏ ngỏ
PV: Nhiều người băn khoăn một số địa phương tổ chức lễ hội còn lộn xộn, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về trật tự an ninh, mê tín dị đoan. Để hạn chế tình trạng này, ngành văn hoá chỉ đạo như thế nào ?
Ông NVT: Nhìn tổng thể các lễ hội trên toàn quốc, các tình trạng trên cũng không thể tránh khỏi, nhất là ở những lễ hội lớn như đền Trần, đền bà Chúa Kho, chùa Hương, Bắc Lệ… Hiện nay, ở Bắc Giang hiện tượng này vẫn tồn tại nhưng chưa đến độ phức tạp như những lễ hội trên. Do đó, ngay từ đầu mùa lễ hội, chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, yêu cầu các cơ sở, địa phương tổ chức lễ hội theo đúng quy định hiện hành, thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc kiểm tra xử lý những hoạt động phi văn hoá tại lễ hội như chèo kéo du khách, tăng giá, ép giá, bói toán,… Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là lễ hội diễn ra nhiều hoạt động, vì vậy cũng cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, địa phương trong vấn đề bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, … để lễ hội bảo đảm lành mạnh, an toàn góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân.
PV: Lễ hội là một hoạt động văn hoá, thu hút rất đông người tham dự. Theo ông người tham gia lễ hội cần ứng xử như thế nào?
Ông NVT: Bản chất của các lễ hội là niềm tin tâm linh của con người vào một vị thần thánh nào đó được cả cộng đồng suy tôn và thờ kính. Từ niềm tin đó con người gắn kết và hội tụ bày tỏ tâm niệm, lòng thành cùng những khát vọng cho cuộc sống bản thân, gia đình và cả động đồng. Tôi cho rằng hoạt động tín ngưỡng này đáng được trân trọng nhưng nếu quá sa đà để trở thành mê muội thì không nên. Tôi đã từng chứng kiến cảnh tiền lễ vãi lung tung, mâm lễ cúng hoành tráng, đốt vàng mã nghi ngút, … làm mất đi nét đẹp văn minh của lễ hội. Tôi cho rằng, khi đến với hoạt động mang ý nghĩa tâm linh này thì người tham gia cũng cần phải ứng xử có văn hoá. Về với lễ hội với tấm lòng thành kính, tu thân tích đức, học tập, tìm hiểu truyền thống văn hoá, lịch sử, không sa đà vào việc đốt vàng mã, thắp hương, buôn thần, bán thánh, không vứt rác bừa bãi và nhất là lớp thanh niên không tụ tập đánh cờ bạc, gây rối trật tự an ninh xã hội.
Bài viết về Bắc Giang liên quan
- Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang
Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, tại thôn Đức la, xã Trí Yên, Việt Dũng, Bắc Giang. Đây là một lễ hội truyền thống điển...
- Hội trám rụng tại Bắc Giang
Hội trám rụng thường được tổ chức vào mùa trám rụng khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm tại xã Đông Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Một mùa trám là một mùa ngon, một mùa thương nhớ. Hội trám rụng...
- Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc Giang
Hội xuân Tiên Lục được tổ chức ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Du khách không chỉ được tham gia ngày hội vui xuân mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xóm làng, của cây dã hương ngàn năm tuổi bên...
- Hội làng Hựu tỉnh Bắc Giang
Ngày 19-20/1 âm lịch hàng năm, người dân làng Hựu và nhân dân trong vùng được sống trong không khí lễ hội tưng bừng của ngày hội làng. Đông đảo người dân tham gia hội làng Hụi Làng Hựu là ngôi làng cổ...
-
- Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc Giang
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7 tết hàng năm nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn năm xưa, đập tan...
- Lễ hội đền Phủ - Bắc Giang
Lễ hội Đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, là lễ hội tưởng nhớ công ơn bà chúa Kho thời Trần. Được biết, đền Phủ được xây dựng ngay bên thành phủ Lạng Giang, thuộc xã Châu...
- Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang
Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang được tổ chức vào hai ngày mùng 9 và 10-2 âm lịch tại Đền Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) để tưởng nhớ công ơn của hai công chúa con vua Trần là Bảo Nương và Ngọc...
- Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc Giang
Lễ hội Yên Thế thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm, tại thị trấn Cầu Gỗ của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội được lập ra từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm ngày khởi nghĩa Yên...
- Lễ hội Bồ Đà tại Bắc Giang
Hội Bổ Đà diễn ra từ ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại khu vực núi Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Hội Bổ Đà còn được gọi với cái tên khác là hội chùa Bổ. Cái tên...
-
- Lễ hội Y Sơn tại Bắc Giang
Hội đền chùa Y Sơn ( còn được gọi là IA ) thường diễn ra vào ngày tết Thượng Nguyên ( tức 15 tháng Giêng âm lịch ) tại xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Đây là một lễ hội cổ truyền đã có từ...
- Hội làng Đại Phú tại Bắc Giang
(lehoi.org)-Làng Đại Phú là tên gọi chung của 2 thôn: Đại Phú 1 và Đại Phú 2 của xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Vào ngày 16 tháng giêng hàng năm thì làng Đại Phú sẽ mở hội - hội này là...
- Hội Liên Xương tại Bắc Giang
Liên Xương là một làng của xã Xương Lâm, thuộc huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ngày xưa, Liên Xương là một xã thuộc tổng Phi Mô, huyện Bảo Lộc, của phủ Lạng Giang. Mỗi năm, Liên Xương đều duy trì khá nhiều...
- Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang
Làng Thành là một ngôi làng ở xã Xương Giang, thuộc thành phố Bắc Giang . Một năm làng Thành có 2 kỳ hội còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Về mùa xuân hội bắt đầu từ ngày mồng 6 cho đến mồng 8 tháng...
- Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc Giang
(lehoi.org)- Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc Nùng. Hội thường được tổ chức 2 lần trong năm và tại 2 địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày...
- Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc Giang
(lehoi.org)- Lương Phong là một làng cổ của huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Người dân nơi đây thường làm nghề nông là chính. Sau một năm làm ăn vất vả, khó nhọc, người dân Lương Phong được nghỉ ngơi...
Ghi chú bài viết Phát huy nét đẹp văn hoá lễ hội tại Bắc Giang
Từ khóa:
Những năm gần đây càng có nhiều lễ hội được phục hồi và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Từ các huyện, thành phố đến các thôn, bản, làng… nơi nơi...