Bắc Giang xây dựng đề án nâng cấp Lễ hội Yên Thế lên tầm quốc gia

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành một dự án nâng cấp Lễ hội Yên Thế lên tầm quốc gia và lập hồ sơ khoa học và pháp lý về cuộc khởi nghĩa Yên Thế trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Chúng tôi đã có cuộc khảo sát những dấu tích còn lại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế 116 năm về trước trên địa bàn 4 huyện: Việt Yên, Yên Thế, Tân Yên, và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. 

Đền Thề ở Phồn Xương là di tích lịch sử quốc gia, nghĩa quân Yên Thế đã tụ hội 
Đền Thề ở Phồn Xương là di tích lịch sử quốc gia, nghĩa quân Yên Thế đã tụ hội nơi đây thề quyết tử trước mỗi trận đánh

Lễ hội trong dân

Lên Đông Bắc nghe câu chuyện “Hùm thiêng Yên Thế” khiến ai nấy đều nức lòng. Những câu chuyện về nghĩa quân Yên Thế vẫn làm lay động lòng người dù đã hơn một trăm năm trôi qua, mới thấy làm “chân tướng quân” ở đời, khi sống trên đời là khí phách, khi mất đi rồi tiếng thơm vẫn còn lưu danh hậu thế. Nửa thế kỷ đi qua, người dân đất Kinh Bắc cũng như nhân dân cả nước vẫn tôn thờ nghĩa quân Yên Thế như những người anh hùng.

Tại đồn Phồn Xương cũ (thuộc thị trấn Cầu Gồ, Yên Thế, Bắc Giang), nơi diễn ra những nghi lễ chính của lễ hội Yên Thế (Lễ hội Phồn Xương) hiện nay có các di tích Đền Thề, tượng đài Hoàng Hoa Thám và nhà trưng bày Cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Vào chính hội cả khu vực thị trấn Cầu Gồ ngập tràn người trảy hội, ban tổ chức hàng trăm người, gồm cán bộ của huyện kết hợp với bộ đội, công an làm việc hết sức mình mà cũng không xuể. Mỗi lần lễ hội là cán bộ trong ban tổ chức có người sọp đi vài cân. Vất vả là vậy nhưng ai cũng cảm thấy tự hào, hạnh phúc, cảm nhận được lòng mến mộ, tri ân của người dân tứ xứ đối với nghĩa quân Yên Thế, với thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.

Ông Trịnh Tiến Lưu - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thế, từng nhiều năm làm trưởng ban tổ chức lễ hội  xúc động nhớ lại: “Lễ hội năm 1990 là hoành tráng nhất. Năm đó có 100 kỵ mã từ Tân Yên cùng 100 liền chị từ cầu Lim lên Phồn Xương dự hội. Quả thật “trai Cầu Vồng-Yên Thế, gái Nội Duệ-Cầu Lim" tài, sắc. Tiếng vó ngựa, tiếng ca quan họ râm ran suốt đêm ngày, không khí của những ngày chiến trận như hiển hiện. Thật xúc động”.

Những lễ hội sau này, dù du khách mười phương tụ hội năm nào cũng tăng lên, nhưng cái không khí hào sảng mà trữ tình, quả không bằng. 

Điều tôi ấn tượng nhất đối với người dân Yên Thế chính là sự kính trọng, yêu mến sâu sắc đối với nghĩa quân Yên Thế và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám. Tôi được nghe kể nhiều câu chuyện về Đề Nắm, Đề Thám, Đề Sặt… Tại Đình Há (huyện Tân Yên). Chúng tôi được nghe cụ Giáp Văn Quế đọc lại lời văn của Phan Bội Châu viết về “chân tướng quân” Đề Thám: “Than ôi! Tội ác của kẻ thù thì ngút trời, thế lực kẻ thù thì gấp trăm ngàn lần, thế mà ông Hoàng một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời...”.

Tại chùa Trũng làng Quang Châu, là địa điểm Đề Thám mất. Để tìm mộ cụ Đề Thám, người dân không tiếc của tiếc công, bỏ hàng nghìn ngày công đào, lấp. Không tìm được, dân làng lại dựng đền thờ phụng để hương hồn cụ bốn mùa an hưởng. Lòng dân đối với nghĩa quân, với Đề Thám thật đáng quý trọng.

Đồn Phồn Xương với những bức tường được đắp bằng đất đặc trưng của kiến trúc thành lũy ở Bắc Giang.
Đồn Phồn Xương với những bức tường được đắp bằng đất đặc trưng của kiến trúc thành lũy ở Bắc Giang.

Nhiều người rơi nước mắt khi nghe về đề án nâng cấp lễ hội quốc gia ở Phồn Xương. Tôi có cảm tưởng như chính họ sẽ được vinh danh vậy! 

Cái khó của địa phương

Lễ hội Phồn Xương hiện nay chỉ được tổ chức ở cấp huyện. Và cái khó của huyện là không tự kết nối được với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khởi nghĩa Yên Thế xưa có tầm ảnh hưởng rất rộng từ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội… nên hằng năm ban tổ chức vẫn mời các đại biểu từ các tỉnh tham dự, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc tham quan, chứ chưa chung tay tổ chức. Cái khó nữa đối với huyện là nội dung xem ra vẫn chưa thật ổn, nghi lễ gồm tế cờ, rước linh vị, rước nước, thả chim phóng sinh; hội hè có đẩy gậy, đấu cờ, bắn nỏ… gần đây có cả thi người đẹp quan họ. Lễ hội nào cũng có ngần ấy nghi thức, chừng ấy thứ trò, không đặc sắc hơn người e rằng khó xứng với Lễ hội cấp nhà nước.

Theo dự thảo, đề án quy hoạch nâng cấp Lễ hội Yên Thế sẽ có không gian như sau: Khu trung tâm đặt tại Phồn Xương với cụm di tích: Đền Thề, tượng đài Hoàng Hoa Thám, Đồn Phồn Xương, khu bảo tàng khởi nghĩa Yên Thế, đình Ba Nóc (sẽ được xây dựng phục hồi).

Vòng một: Gồm các điểm di tích Đồn Hố Chuối, Chùa Thông, Chùa Lèo, Đền Am Già, Đồn Đề Trung, Đồn Hom, Đồn Dĩnh Thép, Đồn Đề Lâm, Đồn Đề Hậu, Đồn Khám Nghè, Đồn Am Đông. Vòng di tích số một sẽ có chiều dài khoảng 10km.

Vòng hai: Gồm các điểm di tích Bố Hạ, Tân Sỏi,  Đình Hả, Đình Thượng Lâm, Đồng Lạc.

Vòng ba: Gồm các điểm khu di tích Làng Trũng, các làng chiến đấu ở Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Đình Đông.

Cái khó cuối cùng mang tính “then chốt” của huyện chính là di tích và không gian di tích. Quần thể di tích lịch sử Phồn Xương hiện nay có diện tích khoảng 5 héc-ta. Khu vực tượng đài Hoàng Hoa Thám có diện tích khoảng 1.000 mét vuông là nơi diễn ra các nghi lễ của lễ hội. Nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế có sức chứa không lớn lắm mặc dù được xây dựng 2 tầng, không tái hiện được hệ thống hiện vật, hình ảnh, sa bàn cực kỳ phong phú của cuộc khởi nghĩa này. Theo đề án quy hoạch mới của UBND tỉnh thì khu vực Phồn Xương sẽ được mở rộng từ 26 đến 30 héc-ta, nhưng hiện nay mới chỉ giải phóng được 10 héc-ta. Đất đã có nhưng huyện lại chẳng có kinh phí để chỉnh trang, xây dựng.

Cái khó về con người cũng cần phải được tính đến vì hiện nay nhân viên thuyết minh, bảo vệ, nhân viên nhà trưng bày Khởi nghĩa Yên Thế vẫn là cán bộ văn hóa thông tin huyện kiêm nhiệm và chưa được đào tạo nghiệp vụ bài bản. Như vậy thì công tác bảo tồn, lưu giữ các di tích, hiện vật trong khu di tích lịch sử Phồn Xương chưa thể phát huy hiệu quả nếu không "nâng cấp" đội ngũ này.

Đây cũng là khó khăn chung của 4 huyện có các di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa Yên Thế. Hiện nay, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã khảo sát và lập một bản quy hoạch tổng thể 41 di tích và sẽ trình Chính phủ 6 trong 41 điểm di tích này, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, làm tiền đề cho việc đề nghị công nhận toàn bộ hệ thống di tích cuộc khởi nghĩa Yên Thế trở thành Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Trách nhiệm bảo tồn hệ thống di tích cuộc khởi nghĩa Yên Thế cần được san chia cho các cấp chính quyền, với sự nhập cuộc đồng bộ và khoa học của các cơ quan chuyên môn./.

Bài viết về Bắc Giang liên quan

  • Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc GiangẢnh Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc Giang
    Lễ hội Yên Thế thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm, tại thị trấn Cầu Gỗ của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội được lập ra từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm ngày khởi nghĩa Yên...
  • Lễ hội Yên Thế, Bắc Giang đã có nhiều khởi sắcẢnh Lễ hội Yên Thế, Bắc Giang đã có nhiều khởi sắc
    (lehoi.org)- Kỷ niệm 128 năm ngày Khởi nghĩa nông dân Yên Thế, ngày 16/3, tại khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức lễ...
  • Tổ chức lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế tại Bắc GiangẢnh Tổ chức lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Sáng ngày 16/3, lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế đã long trọng diễn ra tại Đền Thề, đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế xưa kia Buổi lễ có sự tham gia của...
  • Không khí tưng bừng của Lễ hội Yên Thế 2010 tại Bắc GiangẢnh Không khí tưng bừng của Lễ hội Yên Thế 2010 tại Bắc Giang
    (lehoi.org) - Nhân dịp kỷ niệm 126 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Lễ hội Yên Thế 2010 được tổ chức nhằm biểu dương sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, khơi...
  • Lễ hội Yên Thế hướng tới lễ hội cấp quốc giaẢnh Lễ hội Yên Thế hướng tới lễ hội cấp quốc gia
    Từ ngày 15 đến 17/3, Lễ hội Yên thế kỷ niệm 128 năm cuộc khởi nghĩa nông dân do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã được long trọng tổ chức tại trung tâm khu di tích lịch...
  • Lễ công nhận Lễ hội Yên Thế là di sản văn hóa phi vật thể quốc giaẢnh Lễ công nhận Lễ hội Yên Thế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    (lehoi.org) - Ngày 16/3, UBND huyện Yên Thế đã long trọng tổ chức lễ hội Yên Thế kỷ niệm 129 năm cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (16/3/1984 - 16/3/2013) và lễ công bố quyết định công nhận...
  • Hoàn tất công tác chuẩn bị Lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế tại Bắc GiangẢnh Hoàn tất công tác chuẩn bị Lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Từ ngày 15 đến ngày 17/3, Lễ hội Yên Thế sẽ diễn ra tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt khởi nghĩa Yên Thế. Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức họp báo về Lễ hội kỷ niệm 130...
  • Tưng bừng tham dự lễ khai mạc Lễ hội Yên Thế tại Bắc GiangẢnh Tưng bừng tham dự lễ khai mạc Lễ hội Yên Thế tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Ngày 16/3/2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Yên Thế 2015 tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (thị trấn Cầu Gồ) thu hút đông đảo người dân và khách...
  • Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc GiangẢnh Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang
    Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, tại thôn Đức la, xã Trí Yên, Việt Dũng, Bắc Giang. Đây là một lễ hội truyền thống điển...
  • Hội trám rụng tại Bắc GiangẢnh Hội trám rụng tại Bắc Giang
    Hội trám rụng thường được tổ chức vào mùa trám rụng khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm tại xã Đông Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Một mùa trám là một mùa ngon, một mùa thương nhớ. Hội trám rụng...
  • Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc GiangẢnh Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc Giang
    Hội xuân Tiên Lục được tổ chức ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Du khách không chỉ được tham gia ngày hội vui xuân mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xóm làng, của cây dã hương ngàn năm tuổi bên...
  • Hội làng Hựu tỉnh Bắc GiangẢnh Hội làng Hựu tỉnh Bắc Giang
    Ngày 19-20/1 âm lịch hàng năm, người dân làng Hựu và nhân dân trong vùng được sống trong không khí lễ hội tưng bừng của ngày hội làng. Đông đảo người dân tham gia hội làng Hụi Làng Hựu là ngôi làng cổ...
  • Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc GiangẢnh Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc Giang
    Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7 tết hàng năm nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn năm xưa, đập tan...
  • Lễ hội đền Phủ - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Phủ - Bắc Giang
    Lễ hội Đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, là lễ hội tưởng nhớ công ơn bà chúa Kho thời Trần. Được biết, đền Phủ được xây dựng ngay bên thành phủ Lạng Giang, thuộc xã Châu...
  • Lễ hội đền Đa Mai - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang
    Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang được tổ chức vào hai ngày mùng 9 và 10-2 âm lịch tại Đền Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) để tưởng nhớ công ơn của hai công chúa con vua Trần là Bảo Nương và Ngọc...
  • Lễ hội Bồ Đà tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Bồ Đà tại Bắc Giang
    Hội Bổ Đà diễn ra từ ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại khu vực núi Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Hội Bổ Đà còn được gọi với cái tên khác là hội chùa Bổ. Cái tên...
  • Lễ hội Y Sơn tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Y Sơn tại Bắc Giang
    Hội đền chùa Y Sơn ( còn được gọi là IA ) thường diễn ra vào ngày tết Thượng Nguyên ( tức 15 tháng Giêng âm lịch ) tại xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Đây là một lễ hội cổ truyền đã có từ...
  • Hội làng Đại Phú tại Bắc GiangLeHoi.info
    (lehoi.org)-Làng Đại Phú là tên gọi chung của 2 thôn: Đại Phú 1 và Đại Phú 2 của xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Vào ngày 16 tháng giêng hàng năm thì làng Đại Phú sẽ mở hội - hội này là...
  • Hội Liên Xương tại Bắc GiangẢnh Hội Liên Xương tại Bắc Giang
    Liên Xương là một làng của xã Xương Lâm, thuộc huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ngày xưa, Liên Xương là một xã thuộc tổng Phi Mô, huyện Bảo Lộc, của phủ Lạng Giang. Mỗi năm, Liên Xương đều duy trì khá nhiều...
  • Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc GiangẢnh Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang
    Làng Thành là một ngôi làng ở xã Xương Giang, thuộc thành phố Bắc Giang . Một năm làng Thành có 2 kỳ hội còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Về mùa xuân hội bắt đầu từ ngày mồng 6 cho đến mồng 8 tháng...
  • Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc GiangẢnh Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc Nùng. Hội thường được tổ chức 2 lần trong năm và tại 2 địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày...
  • Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc GiangẢnh Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lương Phong là một làng cổ của huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Người dân nơi đây thường làm nghề nông là chính. Sau một năm làm ăn vất vả, khó nhọc, người dân Lương Phong được nghỉ ngơi...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Bắc Giang xây dựng đề án nâng cấp Lễ hội Yên Thế lên tầm quốc gia

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Bắc Giang xây dựng đề án nâng cấp Lễ hội Yên Thế lên tầm quốc gia, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Mới đây, một dự án nâng cấp Lễ hội Yên Thế lên tầm quốc gia và lập hồ sơ khoa học và pháp lý về cuộc khởi nghĩa Yên Thế trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng...