- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
- Ảnh: Lễ cúng trong lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
- Ảnh: Bữa cơm của người Thái đen trong lễ hội Xên Lẩu Nó
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
Lễ hội Xên Lẩu Nó là một nghi lễ quan trọng của người Thái đen Mường Lò Yên Bái mà bản chất nhằm tri ân công đức những người thầy cúng đã chữa khỏi bệnh cho mọi người - “Mo một”, đặc biệt là những người từng bị bệnh nặng đã được chữa khỏi, thì được coi là những con đẻ - “lụ hỏi” và những người bị bệnh nhẹ đã chữa khỏi thì được coi là con nuôi - “lụ liệng”, gửi áo hồn chủ thờ cúng tại nhà người thầy mo. Đồng thời đây cũng là một ngày hội lớn của cộng đồng, thu hút được tất mọi đối tượng tham gia, bởi ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa dân tộc, mọi người được gặp gỡ chan hòa cùng bạn bè, người thân, mừng cho nhau tai qua nạn khỏi và tham gia vào các trò chơi, điệu xòe truyền thống.
Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
Người dân Thái đen luôn tin rằng có một lực lượng siêu nhiên chi phối mọi hoạt động của vạn vật. Vì vậy trong cộng đồng, ngoài những thầy lang chuyên trị bệnh bằng các bài thuốc dân tộc cổ truyền thì còn có hệ thống nhưng thầy mo chuyên trừ ma tà và khuyên bảo con người phải sống sao cho trọn đạo lý. Những người thầy mo của người dân Thái Tây Bắc thường chuyên vào những việc cụ thể khác nhau. Ví dụ như: “Mo xên bản xên mường” - mo cúng bản cúng mường, “Mo hóng” - mo cúng tổ tiên, “Mo đông” - mo cúng rừng, “Mo khuôn” - mo cúng vía, “Mo đu mự đu vền” - mo xem ngày giờ, “Mo pẻ” - mo cúng hồn người chết, “một lao” - mo cúng ốm đau, “Một án ník” - bà mo cúng khi đau ốm, “Mo pồng mốn” - thầy lên đồng,... Có những lễ cúng do ông mo đảm nhiệm, nhưng cũng có những lễ cúng lại do bà mo chuyên trách như: “xên so lụk” - cúng cầu xin con cho những đôi vợ chồng muộn con hoặc có con khó nuôi. “Nhá phay” - cúng thôi sưởi lửa cho sản phụ mới sinh con, “Tám khuôn quái” - cúng vía trâu vào dịp “Síp sí” - tức tết 14/01 theo lịch Thái cổ (vào ngày rằm tháng 7)... Những người thầy mo này thường là cha truyền con nối, song cũng có khi do học từ những thầy mo khác, do vậy khi bắt đầu hành nghề và được tín nhiệm thì các thấy mo thường đã nhiều tuổi và phải được cộng đồng và các thầy mo khác thừa nhận cả về tài năng và đức độ.
Trong đời sống của người dân Thái Tây Bắc có nhiều lễ cúng. Như cúng mướng cúng bản, mà bản chất là lễ cúng thành hoàng, cầu cho bản mường no ấm bình yên. Lễ cúng rừng - cầu xin thần rừng phù hộ cho núi rừng, cho bản mường bình yên, trù phú. Cúng đưa hồn người đã qua đời lên trời, cúng khi ốm đau, cúng lên nhà mới, xuống đồng, đám cưới, cúng mừng cơm mới, cúng vía... Loại trừ đi những yếu tố mê tín dị đoan, thì thầy mo còn giúp cho cộng đồng rất nhiều trong việc củng cố đời sống tinh thần, làm tăng thêm niềm tin, nghị lực sống cho mỗi con người trước những thử thách của cuộc sống, giúp cho con người biết hướng thiện, tránh cái xấu, sống biết hiếu thuận với cha mẹ, vợ chồng luôn chung thủy, vun vén cho gia đình, biết đối nhân xử thế và làm theo những điều ông bà đã dạy và luật tục của bản mường, pháp luật của Nhà nước.
Lễ cúng trong lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
Lễ “Xên Lảu nó” bao giờ cũng được tổ chức tại nhà của “Mo một” và được tổ chức vào mùa măng mới nhú hàng năm, khi mà cây cối đâm chồi nẩy lộc, hoa ban trắng tinh khôi tỏa hương thơm mát, hoa mạ vàng tươi cùng muôn hoa đua nở khắp rừng, vạn vật rạo rực sinh sôi sau mùa đông giá lạnh, các “lụ liệng” và các “lụ hỏi”, đem lễ vật đến nhà người thầy mo để tạ ơn tái sinh. Những người này đều gửi áo đã mặc, tức là áo mang con vía của mình treo ở bàn thờ của người thầy mo ngay từ khi đặt niềm tin vào tài năng và đức độ của người thầy mo này, để được thường xuyên cầu cúng mong cho bệnh tật tiêu tán và luôn khỏe mạnh. Đến khi chính thầy mo hoặc người bệnh qua đời, người bệnh hoặc người nhà sẽ phải đem lễ vật đến để xin về. Tùy theo người đã từng có bệnh nặng hay nhẹ mà lễ vật có thể là gà hay lợn, ngoài ra còn phải có khăn piêu, rượu - “lảu”, nến, hương, rau rừng xôi tổng hợp - “phắc nửng chụp”, hoa mạ - “bók mạ”, hoa ban - “bók ban”, các cô gái còn dùng hoa ban để gài lên tóc, củ gừng - “mắn khá” và đặc biệt không thể thiếu măng rừng - “nó” (măng vầu - “nó pao”, măng sặt - “nó pặt”, măng giềng - “nó khá”) để tượng trưng cho sự hồi sinh, khỏe mạnh sau khi được chữa khỏi bệnh. Những người từng bị bệnh nặng còn phải đem theo một cây báng để cả ngọn cho vào sọt dựng ở ngay bên cạnh bàn thờ để tượng trưng cho lễ vật là con trâu đen - còn gọi là “co quái xiên”, cây chuối non cả gốc thì tượng trưng cho con trâu trắng - “co quái lón”, (những cây này còn được gọi là “co quái tao”), trên “co quái tao” phải treo quả còn tượng trưng cho rồng còn - “luông còn” trong truyền thuyết. Với người Thái Tây Bắc thì rồng là con vật đẹp nhất, là biểu tượng của những điều tốt đẹp nhất, tua còn như tám tia nắng, chín tia mưa, mang theo những hạt giống như ngô, lúa, bông… chờ gieo xuống sinh sôi nẩy nở, tươi tốt.
Ông thầy mo cúng cho từng người một ngụ ý tỏ lòng biết ơn với đấng siêu nhiên: “Đẩy kin bấu lưm thú/ Đẩy dú công cánh ơn/ Sau chắng mík cáy tô luông (hoặc tô mu) ma vảy”, nghĩa là: Được ăn không quên đũa/ Được ở (sống lại) không quên công ơn/ Có gà (lợn) to về tạ. Mỗi người đều được ông thầy mo cho ba lát gừng và được sâu lại bằng chỉ đen đeo vào cổ làm bùa - “hản”, người bệnh nhẹ thì buộc vào cổ tay, mọi người đều để cho đến khi nó tự rơi mới đem cất vào nơi để “Tạy ho”, tức là nơi giữ hồn vía của mỗi người, bùa này nếu để được càng lâu rơi thì càng được coi là điềm tốt, nên ai cũng phải chú trọng giữ gìn. Khi buộc bùa cho mỗi người, ông thày mo đều khấn giống như khẩu quyết: “Phi nha dú cuông năng/ Phi nha thăng cuông nựa/ Ổm dăm quám khất”, nghĩa là: Ma đừng ở trong da/ Ma đừng trú trong người/ Lời thiêng linh nghiệm. Thực tế, những lát gừng còn giúp mọi người tăng khả năng đề kháng khi trái nắng trở trời, cùng với nghi lễ mang tính tâm linh giúp mỗi người tự tin, lạc quan và có ý thức giữ gìn sức khỏe hơn trong cuộc sống. Mỗi người đều phải chân thành tỏ lòng biết ơn cứu tử và thề trung thành, hiếu thuận đối với ông thầy mo như đối với chính cha mẹ mình: “Tẳng hươn so choi tụp/ Tẳng túp so choi pe/ Phạ phôn so dú cỏng tét/ Phạ đét so dú cỏng moi”, có nghĩa là: Dựng nhà xin giúp một chái/ Dựng nhà xin giúp cây đòn nóc/ Trời mưa xin được trú dưới chân/ Trời nắng xin được nấp dưới bóng.
Bữa cơm của người Thái đen trong lễ hội Xên Lẩu Nó
Sau lễ cúng, mọi người sẽ cùng ăn uống vui vẻ. Những lời hát trong bữa cơm thân mật đều cầu chúc cho mọi người có được sức khỏe, con vía không đi lạc và làm cho người ốm đau: “Dệt kin khửn dựt dựt sương nặm mả/ Nha lông kha kha sương nặm hảnh…”, có nghĩa là: Làm ăn lên nhanh như nước lũ/ Đừng xuống cạn (nghèo) như nước rút và chúc nhau: “Hảo sâng quang đanh/ Hánh sâng chạng thướng/ Siểng sâng baư/ Saư sâng bók…”, nghĩa là: Khỏe như nai đỏ/ Mạnh như voi rừng/ Mát như lá/ Tươi hồng như hoa… Mọi người sẽ cùng nắm tay nhau nồng say trong điệu xòe vòng xung quanh cây “co quái tao”, khi bước xòe đến bên mâm cúng thì không bao giờ quay lưng và tỏ lòng tôn trọng và vừa xòe vừa vui vẻ tung còn.
Người tung quả còn bay lên sẽ mang đi cái úa vàng, vận hạn rủi ro vừa tung vừa hát: “Khắm sai bản lống tọt xia lương, khắm sai mướng lống tọt xia sảy”, nghĩa là: Chúng ta cùng nhau cầm dây còn ném đi cái úa vàng, nắm dây còn quăng đi cái ốm đau. Còn người đón còn, sẽ đón lấy cái may mắn, tốt đẹp về và cùng hát: “Hặp au ăn đi, ăn ngám má chảu/ Hặp ăn ăn thảu, ăn ké má tô”, có nghĩa là: Bắt lấy cái tốt đẹp về mình/ Đón lấy cái phúc, tuổi thọ về ta.
Ngày nay khi trình độ dân trí đã được nâng cao, người dân khi ốm đau đều đến bệnh viện để khám chữa bệnh nhưng lễ hội “Xên lảu nó” vẫn được bảo tồn như một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài viết về Yên Bái liên quan
- Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái
Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái là một lễ hội mang tính chất tâm linh, là một nghi lễ truyền thống, bắt buộc những người đàn ông của dân tộc Dao đều phải thực hiện. Đàn ông người Dao nếu khi còn sống...
- Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên Bái
Vùng Mường Lò Yên Bái là nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc Thái sinh sống và là nơi có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ vô cùng đặc sắc. Bên cạnh các lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Xên bản...
- Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng cao
Lễ cơm mới của đồng bào Mông cúng tế cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh dịch bệnh, vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ... Hội thi đấu bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đua ngựa....
- Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên Bái
(lehoi.org)- Hưởng ứng Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai năm 2012, tỉnh Yên Bái đang khẩn chương chuẩn bị tổ chức Lễ hội sông...
-
- Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012
(lehoi.org) - Theo kế hoạch, lễ hội Cầu Cơm Mới đền Đông Cuông năm nay được tổ chức vào hai ngày 20 và 21/10/2012 (tức mùng 6 - 7/9 âm lịch). Điểm nhấn của lễ hội năm nay là Hội...
- Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên Bái
Cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông hay một người phụ nữ. Cùng với nhiều người dân tại tỉnh Yên Bái chào...
- Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai
(lehoi.org) - Ngày 26/2, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Chương trình văn hóa văn nghệ với chủ đề “Mường Lò mở hội” đã mở đầu cho các hoạt động trong &ldquo...
- Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên Bái
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, thì đông đảo bà con nhân dân trong vùng cùng du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Đền Mẫu Thác Bà của thị trấn Thác Bà...
- Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên Bái
Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Thái nhằm tưởng nhớ đến những vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi mà người Thái đang...
-
- Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên Bái
(lehoi.org)- Lễ hội đền Nhược Sơn là lễ hội được diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Đông đảo bà con trong xã và du khách thập phương đến dâng hương tại đền Nhược Sơn để...
- Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên Bái
(lehoi.org)- Lễ hội đình làng Dọc là một lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Tày và người Kinh cổ. Đặc biệt, lễ hội thường được tổ chức 2 kỳ trong một năm, vào ngày mồng 3 và ngày mồng 4 tháng...
- Hội Đền Tuần Quán tại Yên Bái
(lehoi.org) - Đền Tuần Quán là đền thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Ngoài ra đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền Tuần Quán có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XV...
- Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010
(lehoi.org) - Ngày 28/2 (tức rằm tháng Giêng năm Canh Dần), tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội cầu mùa năm 2010. Đây là lần thứ 2 lễ hội được khôi phục sau hơn...
- Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên Bái
(lehoi.org) - Ngày 1/3 (tức 16 tháng Giêng), Lễ khai hội Đền Đại Cại xuân Canh Dần 2010 đã tổ chức tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) nhằm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và...
- Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên Bái
(lehoi.org) - Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thắng cảnh đẹp, những món đặc sản như thắng cố hay món lợn bản cắp nách, bí quyết tắm lá thuốc của người Dao đỏ, những loại rượu quý dân tộc...
Ghi chú bài viết Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen tại Yên Bái
Từ khóa:
Lễ hội Xên Lẩu Nó là một nghi lễ quan trọng của người Thái đen Mường Lò Yên Bái mà bản chất nhằm tri ân công đức những người thầy cúng đã chữa khỏi bệnh...