Đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan tại Yên Bái

Đám Sênh hay còn có tên gọi là đám chay là một nghi thức cầu an khá đặc sắc và độc đáo của đồng bào người dân tộc Cao Lan ở huyện Yên Bình Yên Bái. Đây là một nghi lễ truyền thống, đã tồn tại trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Cao Lan nơi đây từ rất lâu đời nhằm cầu xin sự bình an cho gia đình và dòng họ của gia chủ nơi diễn ra lễ hội.

Người phụ nữ dân tộc Cao Lan
Người phụ nữ dân tộc Cao Lan

Trong nhiều năm hay trong một đời người, gia đình dòng họ người dân tộc Cao Lan làm ăn không may mắn, gặp  nhiều thất bát, ốm đau bệnh tật, chăn nuôi, trồng cấy thường xuyên bị mất mùa, gặp nhiều tai ương trong cuộc sống... thì đồng bào người Cao Lan sẽ tiến hành làm Đám sênh (đám chay) để tạ ơn trời đất, tổ tiên cầu xin sự che chở và phù hộ cho cuộc sống được an bình, hạnh phúc, ấm no.

Lễ hội Đám Sênh được tổ chức với quy mô gia đình. Trong mỗi một gia đình tùy thuộc vào từng dòng họ riêng biệt mà lễ hội Đám Sênh sẽ được tổ chức ở quy mô to nhỏ khác nhau, thời gian tổ chức dài hay ngắn cũng tùy thuộc vào mỗi dòng họ.

Hình ảnh Đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan
Hình ảnh Đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan

Thời gian tổ chức lễ hội Đám Sênh thường được tính theo chu kỳ đời người, nghi thức này không được tiến hành hàng năm và liên tục ở mỗi gia đình dòng họ mà được tiến hành tại mỗi đời, (tính theo 25 năm là một đời thì gia chủ sẽ tổ chức lễ hội Đám Sênh một lần). Nếu ở đời bố vì điều kiện kinh tế chưa thể tổ chức được thì phải khất xin sang đời sau và đời con sẽ phải có trách nhiệm tổ chức nghi thức này để thay cho đời trước. Đối với các dòng họ lớn như họ Trần thì lễ hội được diễn ra trong vòng 7 ngày, bước vào ngày đầu tiên được gọi là ngày khai bút viết sớ (hoi pêt) là ngày bắt đầu vào đám. Vào ngày này, gia chủ phải mời 3 thầy cúng, trong đó sẽ có 1 thầy cả đứng tên tổ chức nghi lễ gọi là Say phù, 12-15 thầy Đạo tràng (gọi là người giúp việc cho thầy cúng đã được cấp sắc) liên tục viết các tờ sớ bằng chữ nôm Cao Lan để thể hiện những nguyện vọng ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp thông qua các lá sớ đó. Thời gian viết sớ phải tiến hành liên tục cho tới tận ngày chính thức của lễ hội Đám Sênh. Nghi lễ chính thức cũng sẽ được diễn ra liên tục từ 17h chiều cho tới sáng ngày hôm sau trong ngày cuối cùng của lễ hội này.

Địa điểm tổ chức lễ hội Đám Sênh là tại nhà gia chủ nơi tổ chức nghi lễ. Tại đây, đồng bào sẽ lập hai đàn cúng, một đàn cúng trên nhà nơi thờ tổ tiên của đồng bào, nơi đây sẽ diễn ra các nghi thức chính của lễ hội và một đàn cúng dưới sân nơi thờ các vị thần trông coi đất đai và thổ công.
Lễ vật được dâng cúng trong ngày lễ chính là các lễ chay bao gồm có bánh trái, hoa quả và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Còn lễ vật tại phía đàn cúng dưới sân nơi thờ các âm binh và đoàn quân quan của các thánh là lễ tạp gồm một mâm cúng chính gồm 1 con ngan và 5 mâm cúng nhỏ có thịt lợn luộc.

 Theo quan niệm của dân gian, đồng bào cho rằng đây là lễ chay nên tổ tiên và  các thần thánh chỉ cần cúng lễ chay, còn các đoàn quân quan đi bảo vệ các thần thánh sẽ được cúng lễ tạp mà không cần phải kiêng chay.

Vào ngày khai bút, gia chủ sẽ mời những người dân làng đến dự và mở một bữa tiệc nhỏ để chiêu đãi mọi người vừa là để thông báo về việc tổ chức lễ hội Đám Sênh của gia đình và cũng vừa để bà con dân làng biết và chúc mừng cho gia đình. Vào ngày này, thầy cúng sẽ tiến hành nghi thức cúng khai bút (hoi pệt) ngay trước bàn thờ tổ tiên của gia đình gia chủ, sau đó thầy cúng và các đạo tràng cũng liên tục viết sớ trong các ngày từ ngày hôm đó cho tới ngày vào lễ hội chính thức. Trong ngày khai bút dân làng sẽ đến dự và uống rượu chúc mừng gia đình gia chủ, tiếp sau đó mỗi người cũng sẽ có một món quà nho nhỏ là các sản vật của gia đình gia chủ để mừng cho gia chủ đã tổ chức được lễ hội Đám Sênh.

Một nghi lễ trong đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan
Một nghi lễ trong đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan

Lễ hội Đám Sênh là lễ hội thắm đượm tinh thần đoàn kết, hội tụ nhiều giá trị nhân văn, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc độc đáo của đồng bào người dân tộc Cao Lan ở huyện Yên Bình cũng như nhiều nơi cộng đồng người Cao Lan sinh sống (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ...). Lễ hội Đám Sênh thể hiện những khát khao, nguyện vọng chính đáng của con người về một cuộc sống tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn, ấm no hơn. Do vậy việc khai thác nghiên cứu và bảo tồn lễ hội Đám Sênh để nhằm tôn vinh các giá trị nhân văn cao đẹp là một việc làm rất có ý nghĩa, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay.

Bài viết về Yên Bái liên quan

  • Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên BáiẢnh Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái
    Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái là một lễ hội mang tính chất tâm linh, là một nghi lễ truyền thống, bắt buộc những người đàn ông của dân tộc Dao đều phải thực hiện. Đàn ông người Dao nếu khi còn sống...
  • Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên BáiẢnh Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên Bái
    Vùng Mường Lò Yên Bái là nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc Thái sinh sống và là nơi có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ vô cùng đặc sắc. Bên cạnh các lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Xên bản...
  • Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng caoẢnh Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng cao
    Lễ cơm mới của đồng bào Mông cúng tế cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh dịch bệnh, vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ... Hội thi đấu bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đua ngựa....
  • Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên BáiẢnh Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Hưởng ứng Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai năm 2012, tỉnh Yên Bái đang khẩn chương chuẩn bị tổ chức Lễ hội sông...
  • Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012Ảnh Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012
    (lehoi.org) - Theo kế hoạch, lễ hội Cầu Cơm Mới đền Đông Cuông năm nay được tổ chức vào hai ngày 20 và 21/10/2012 (tức mùng 6 - 7/9 âm lịch). Điểm nhấn của lễ hội năm nay là Hội...
  • Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên BáiẢnh Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên Bái
    Cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông hay một người phụ nữ. Cùng với nhiều người dân tại tỉnh Yên Bái chào...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào CaiẢnh Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai
    (lehoi.org) - Ngày 26/2, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Chương trình văn hóa văn nghệ với chủ đề “Mường Lò mở hội” đã mở đầu cho các hoạt động trong &ldquo...
  • Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên BáiẢnh Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên Bái
    Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, thì đông đảo bà con nhân dân trong vùng cùng du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Đền Mẫu Thác Bà của thị trấn Thác Bà...
  • Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên BáiẢnh Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên Bái
    Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Thái nhằm tưởng nhớ đến những vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi mà người Thái đang...
  • Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên BáiẢnh Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Lễ hội đền Nhược Sơn là lễ hội được diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Đông đảo bà con trong xã và du khách thập phương đến dâng hương tại đền Nhược Sơn để...
  • Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên BáiẢnh Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Lễ hội đình làng Dọc là một lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Tày và người Kinh cổ. Đặc biệt, lễ hội thường được tổ chức 2 kỳ trong một năm, vào ngày mồng 3 và ngày mồng 4 tháng...
  • Hội Đền Tuần Quán tại Yên BáiẢnh Hội Đền Tuần Quán tại Yên Bái
    (lehoi.org) - Đền Tuần Quán là đền thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Ngoài ra đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền Tuần Quán có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XV...
  • Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010Ảnh Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010
    (lehoi.org) - Ngày 28/2 (tức rằm tháng Giêng năm Canh Dần), tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội cầu mùa năm 2010. Đây là lần thứ 2 lễ hội được khôi phục sau hơn...
  • Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên BáiẢnh Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên Bái
    (lehoi.org) - Ngày 1/3 (tức 16 tháng Giêng), Lễ khai hội Đền Đại Cại xuân Canh Dần 2010 đã tổ chức tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) nhằm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và...
  • Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên BáiẢnh Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên Bái
    (lehoi.org) - Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thắng cảnh đẹp, những món đặc sản như thắng cố hay món lợn bản cắp nách, bí quyết tắm lá thuốc của người Dao đỏ, những loại rượu quý dân tộc...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan tại Yên Bái

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Đám Sênh – Lễ chay người Cao Lan tại Yên Bái, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đám Sênh hay còn có tên gọi là đám chay là một nghi thức cầu an khá đặc sắc và độc đáo của đồng bào người dân tộc Cao Lan ở huyện Yên Bình Yên Bái. Đây là...