Lễ hội Cầu ngư ở Cửa Hội tại Thừa Thiên Huế
Đặc sắc lễ hội Cầu ngư ở Cửa Hội
Từ thời xa xưa, khi khoa học vẫn còn lạc hậu, con người chỉ dựa bằng vốn sống và dựa bằng kinh nghiệm thực tế chứ hoàn toàn không dựa trên cơ sở khoa học. Chính vì thế mà không biết bao nhiêu con thuyền cùng với những sinh mạng đã bị nhấn chìm dưới đáy sông. Từ đó, người ta bắt đầu tin vào một sức mạnh vô hình siêu nhiên nào đó, họ vừa sợ hãi, họ vừa cầu mong sự che chở. Cho nên lễ hội cầu Ngư cũng có nguồn gốc từ đó.
Trong quan niệm của những người dân đi biển ở đây thì "cá ngài" là chúa tể của muôn loài ở chốn biển khơi. "Cá ngài" là biểu tượng về sự thiêng liêng và uy quyền. Đồng thời mọi biểu hiện của cá đều là sự dự báo chính xác về mọi đều tốt, điều xấu, sự may rủi cho một năm, một vụ mùa hay một sự kiện liên quan đến nghề biển.
Lễ tế cầu bình an cho tàu thuyền ra khơi
Trong lễ hội Cầu ngư thì chủ yếu chỉ có phần lễ. Phần lễ được tiến hành một cách đơn giản nhưng cũng mang đầy không khí trang nghiêm thành kính.
Vào đúng 5 giờ sáng phía Nam Cửa Hội sẽ có 3 hồi trống trầm ấm và dõng dạc do một vị bô lão trong trang phục áo the, khăn đóng chỉnh tề đánh. Khi tiếng trống vang lên thì 3 chiếc thuyền lớn từ bờ bắc xếp theo hình mũi tên : một chiếc thì hơi nhô về phía trước, hai chiếc còn lại thì song song áp sát theo sau từ từ tiến ra giữa dòng.
Cả ba con thuyền này đều thuộc vào loại lớn nhất trong vạn chài, nó có kích thước và chủng loại gần giống nhau, chỉ trừ thuyền đi trước to hơn, mũi cao hơn một chút, còn hai thuyền sau phải đều giống nhau. Cả 3 chiếc thuyền này đều được trang hoàng rực rỡ, trên mũi thuyền được thắt một tấm vải đỏ (là biểu tượng cho sự may mắn). Phía hai bên đầu của thuyền là hai con mắt được vẽ nổi, cả ba thuyền trong lúc hành lễ đều phải là thuyền chèo. Thuyền đi đầu tiên bao gồm có 9 người, trong đó thì có 8 tay chèo là do 8 thanh niên khỏe mạnh và có kinh nghiệm đi biển. Tất cả đều phải trong trang phục của những người ngư dân xưa : quần áo nâu mành cánh buồm đều tay đưa thuyền ra giữa "Lạch". Còn người cuối cùng trên chiếc thuyền là một ngư ông cao tuổi - đây là linh hồn của lễ hội Cầu Ngư. Ông phải là một người đi biển nhiều năm, am tường mọi biến thiên về thời tiết của vùng, đồng thời cũng là một người có uy tín và có tiếng nói nhất được mọi người nể phục. Ông sẽ là một người giữ vai trò chủ tế được cả làng cử ra trước đây.
Một điều hết sức đặc biệt ở đây là ngay con thuyền này còn chở "cá ngài" với chiều dài gần hết con thuyền. “Cá ngài” thì được làm bằng nhựa mềm và có vẻ rất giống thật.
Hai chiếc thuyền còn lại ở hai phía đều có người. Trong 9 người ở mỗi thuyền thì đã có 8 người thay nhau chèo còn người thứ 9 trong thuyền là người giữ vai trò thuyền trưởng của cả đội. Người này phải chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo nghi thức đặc biệt và theo sự phân công, ra hiệu từ con thuyền phía trước do vị chủ tế giao phó. Có một điểm khác so với chiếc thuyền phía trước là cả hai chiếc thuyền này đều phải chở đầy lưới sạch, được xếp trong tư thế như chuẩn bị đánh cả. Ở phần đầu giữa mũi thuyền cũng có hương án bày đầy đủ hương đăng, hoa quả, lễ vật.
Cả 3 con thuyền chầm chậm tiến ra vị từ giữa dòng trước sự chứng kiến của hàng chục hàng vạn người. Khi cả 3 con thuyền ra đến giữa dòng thì lập tức mũi thuyền đồng loạt hướng về phía biển Đông theo hướng chỉ tay của vị chủ tế. Thuyền ra giữa trung tâm "Lạch" - đó là lúc phần lễ cầu Ngư - Cửa Hội chính thức được bắt đầu.
Khi phần lễ được bắt đầu cũng là lúc trống từ hai bờ Nam Bắc cất lên khoan thai và trịnh trọng. Vị chủ tế đứng thẳng người, mắt hướng về phía “Lạch”, hai tay đan nhau để lên trán và đọc lời cầu lễ. Đó là lời cầu nguyện của đại diện cho hơn bốn vạn dân cầu mong cho một năm mưa hòa, gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá sinh sôi, ngư dân gặp thật nhiều may mắn. Cứ sau mỗi một đoạn tế ngắn thì vị chủ tế quỳ xuống, dập đầu lạy ba lạy, hai vị thuyền trưởng còn lại cũng hành lễ theo trong sự yên lặng theo dõi của mọi người ở hai bên bờ. Cứ sau mỗi một đoạn tế ngắn thì vị chủ tế lại tiếp tục cầu nguyện, còn hai thuyền trưởng sẽ ném dần lễ vật như hương vàng, hoa quả gạo, đèn xuống cửa sông.
Phần lễ được tiến hành trong khoảng 30 phút, khi kết thúc phần lễ, vị chú tế cùng với hai truyền trưởng phía sau dập đầu lạy chín lạy. Xong đâu đó 2 thuyền trưởng của 2 thuyền kia sẽ nhảy sang thuyền lớn trong tiếng trống đổ dồn cùng với vị chủ tế đưa "cá ngài" xuống của sông. Việc đưa "cá ngài” xuống nước là một việc mang đầy ý nghĩa, đó chính là sự trở về với giang sơn biển cả, của chúa muôn loài. Đồng thời, khi trở về vật tổ đã mang trong mình đầy đủ những thông điệp cũng như những lời nguyện cầu của muôn dân về một năm may mắn và tốt lành. Đây cũng là lúc mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn, trong lòng cũng trở nên phấn trấn và tự tin hơn.
Nhưng đến đây không phải 3 chiếc thuyền đã hoàn thành phần việc của mình, mà đi qua phần nguy hiểm của "lạch” một quãng thì vị chủ tế lại trèo lên cột thuyền, nơi có vị trí cao nhất để chỉ huy việc đánh lưới, một mẻ lưới được tiến hành cần có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 con thuyền. Khi lưới được vây kín đến gang tay cuối cùng thì đó cũng là lúc hàng trăm thuyền máy lớn nhỏ đồng loạt khởi động và chạy ra tham gia vui hội, "chia phần”. Những con thuyền này sẽ cố lượn thật sát mẻ lưới đầu tiên đầy thiêng liêng này và múc nước ở đó đổ vào lòng thuyền của mình. Họ cho rằng làm như vậy thì mọi may mắn trong năm sẽ đến với thuyền của mình. Sau khi nhiệm vụ "chia phần” đã hoàn thành, những con thuyền này sẽ chạy vòng ngoài nhường chỗ cho những con thuyền khác ở vòng ngoài vào ’lấy lộc”.
Trong khi các con thuyền liên tục thay nhau vào ra thì ba con thuyền hành lễ ban đầu vẫn miệt mài với công việc của mình. Họ tiến hành làm thủ tục đánh cá như thật, cá thu được có khi lên đến hàng tạ. Dù là không nhiều song những năm như thế mọi người cũng thấy hoan hỉ lắm. Vì họ cho rằng đó là một điềm báo, là dấu hiệu cho thấy một năm bội thu hoặc là sự linh ứng nhãn tiền của vật tổ khi mẻ lưới cuối cùng được kéo lên thì cũng là lúc tất cả những con thuyền tham gia lễ hội hướng hết mũi ra biển Đông đã vượt “lạch”. Sau khi vượt "lạch" một quãng thì họ lại quay mũi hướng thuyền về phía bờ trong tiếng hò reo hoan hỉ của tất cả mọi người.
Trong quá trình đó người ta vẫn tiếp tục thắp nhang cầu mong sự may mắn và như để vơi bớt nỗi oan khuất cho những người trước kia đã nằm lại ở nơi đây.
Lễ hội cầu ngư thu hút đông đảo người dân tham gia
Lễ hội Cầu Ngư là dịp để bày tỏ lòng thành kính của ngư dân vùng này với "cá ngài", cầu mong sự che chở, cầu mong tốt lành bội thu và cũng như để xua đi mọi điều xấu đồng thời còn là dịp để người ta cúng tế những vong hồn oan khuất và vĩnh viễn ở lại với biển nhằm xoa dịu nỗi đau của những người ở lại
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Thừa Thiên Huế liên quan
- Lễ hội cầu ngư năm 2013 tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org) - T ừ ngày 22 - 23/8, Lễ hội cầu ngư năm 2013 ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được tổ chức tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền với mục đích cầu mong một năm mưa thuận...
- Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018
Lễ hội điện Hòn Chén (hay lễ hội điện Huệ Nam) năm 2018 diễn ra trong 3 ngày từ 18-20/8 tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội lớn thu hút đông đảo những tín đồ theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu...
- Lễ hội Sen 2018 tại cố đô Huế
Lễ hội Sen 2018 được tổ chức tại sân bia Quốc Học - Huế từ ngày 29/6-1/7/2018. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, cũng như truyền thống...
- Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế
Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế là một lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời của Thừa Thiên Huế. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 và mồng 6 tháng 6 âm lịch, người dân nơi đây lại mở hội tưng bừng tại...
-
- Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên Huế
Hội chợ Xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một lễ hội duy nhất diễn ra trong ba ngày tết tại Phú Thượng - Phú vang - Thừa Thiên Huế. Hội chợ xuân Gia Lạc...
- Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sản
Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 2/5/2018. Đêm khai mạc Festival được tổ chức vào 20h ngày...
- Festival nghề truyền thống Huế
Festival nghề truyền thống Huế là một hình thức lễ hội gắn với hoạt động tôn vinh nghề và tưởng niệm các tổ sư của các ngành nghề, có ý nghĩa hướng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta...
- Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" ở Thừa Thiên - Huế
Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" là một sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc vào tháng 5 hằng năm nhằm xây dựng thương hiệu cho khu du lịch...
- Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế
(lehoi.org) - Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế là một lễ hội phật giáo được tổ chức vào ngày 19/6 Âm lịch hằng năm tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm ở núi Tứ Tượng...
-
- Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong năm
Đàn Xã Tắc là một công trình thuộc . Đây là nơi tế thần đất và thần lúa của ở kinh thành . Tái hiện "Quốc lễ" đàn Xã Tắc trong triều đình ngày xưa Đàn Xã Tắc...
- Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-Huế
(lehoi.org) - Ngày 14/2/2011 (tức 12 tháng Giêng), tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đã long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu ngư làng Thai Dương...
- Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org)- Đã thành truyền thống, cứ vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân và du khách khắp nơi lại theo nhau về làng Sình xem đấu vật. Lễ hội đã trở thành...
- Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố Huế
(lehoi.org) - Ngày 8/4/2010(tức 24/2 âm lịch), tại TP.Huế đã long trọng diễn ra Lễ tế Xã Tắc ở đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế), sự kiện này nhằm hưởng ứng Festival Huế...
- Người dân nô nức đến hội Làng Sình
(lehoi.org)- Ngày 9/2 (ngày 10 tháng Giêng), hàng vạn người dân và du khách tưng bừng về với làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự lễ hội vật truyền...
- Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưa
Lehoi.org - Một vài tấm ảnh cũ của Hội đô thành hiếu cổ (hoạt động từ năm 1914 đến 1945 tại Huế) mô tả một số nghi lễ, lễ hội trên phố phường và trong hoàng cung tại cố đô Huế gợi nhắc một thời...
- Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org)- Hưởng ứng năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ và hướng tới Festival Huế 2012, 23 giờ ngày 8/3 (tức ngày 16/2 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố...
Ghi chú bài viết Lễ hội Cầu ngư ở Cửa Hội tại Thừa Thiên Huế
Từ khóa:
Lễ hội Cầu Ngư ở Của Hội là một trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của ngư dân vùng cửa biển. Nó gắn liền với các tín ngưỡng thờ cá - là...