Lễ hội Đền Lê Hoàn kỷ niệm 1007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành
Theo sử sách ghi lại, Vua Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê trị vì nước ta từ năm 980 đến năm 1005. Trong suốt 24 năm làm vua, ông đã có nhiều cải cách khiến đất nước luôn bình yên, cuộc sống của nhân dân ấm no, hạnh phúc. Vua Lê Hoàn mất năm 1005, thọ 64 tuổi. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có công lớn trong việc chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà ông còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt giàu mạnh. Để ghi ơn những công lao to lớn của nhà vua, nhân dân đã lập đền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân quê hương ông.
Đền thờ vua Lê Đại Hành gồm 13 gian được làm bằng gỗ lợp ngói cổ, rộng 4 ha. Đây là một trong những ngôi đền cổ nhất xứ Thanh với lịch sử hàng ngàn năm tuổi. Qua thời gian, ngôi đền đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn bảo tồn nguyên dáng vẻ cổ kính, tinh xảo và cổ xưa. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được chiếc đĩa đá màu hồng của vua nhà Tống tặng Lê Hoàn được gọi là “Ngọc tuyết” và lưu giữ lại 14 sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền Lê Hoàn được tổ chức gồm 2 phần là phần Lễ và phần Hội. Phần lễ bắt đầu bằng lễ dâng hương, rước kiệu tưởng nhớ công đức của Lê Hoàn và các vị tướng lĩnh. Vào ngày chính hội 29/3, sau lễ mít tinh kỷ niệm 1007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa đặc sắc do các diễn viên các đoàn nghệ thuật của tỉnh và các đội văn nghệ quần chúng địa phương trình diễn, gồm 3 chương tái hiện lại tài năng, đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Màn trống khai hội lễ hội đền Lê Hoàn
Sau phần lễ là phần hội được diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động như hội thi dựng trại binh thời Lê Hoàn, điển tích cày ruộng, cùng nhiều trò chơi, tục lệ độc đáo từ thời Lê Hoàn được lưu giữ tới ngày nay như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với sự tích vua Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ cùng nhiều hoạt động thể dục - thể thao đặc sắc khác như thi đấu vật dân tộc, thi đấu bóng chuyền, cờ tướng, kéo co... Trong năm nay, sôi động nhất là hội thi bắt cá, bắt lươn do các trai tráng trong làng tổ chức. Sau cuộc thi, dân làng sẽ cùng làm gỏi và ăn uống ngay tại lễ hội.
Ngoài ra, trong lễ hội còn tái hiện lại cảnh trai tráng xuống ao múc bùn đắp bờ để tưởng nhớ đến nghệ thuật dùng binh (đào hào) của vua Lê Hoàn. Tối cùng ngày, hội thả đèn hoa đăng trên sông Đào đã được tổ chức để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng dân tộc thời Tiền Lê.
Nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc diễn ra trong lễ hội
Lễ hội đền Lê Hoàn được tổ chức hằng năm là dịp để các thế hệ con cháu thể hiện lòng thành kính trước công lao của tổ tiên, của cha ông và các thế hệ đi trước như đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đồng thời góp phần hun đúc lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong mỗi người con đất Việt. Qua thời gian, lễ hội đền Lê Hoàn đã trở thành dịp tôn vinh các nét đẹp văn hóa của con người xứ Thanh, góp phần quảng bá, giới thiệu những nét đẹp đó tới du khách trong và ngoài nước.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Thanh Hóa liên quan
- Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh Hóa
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 6 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân lại nô nức tham dự phiên chợ Chuộng xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa choảng nhau để cầu may. Phiên...
- Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh Hóa
Mỗi năm cứ ngày 16/2 âm lịch, ngày sinh của hai vị Thành hoàng làng, người dân Phú Khê sắm sửa lễ vật tổ chức lễ kỳ phúc. Người dân cho rằng, hội làng Phú Khê không chỉ là dịp tưởng nhớ công ơn 2 vị Thành...
- Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa
Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn còn có tên gọi khác là làng Kẻ Bôn. Ngôi làng này thờ bốn vị...
- Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa
Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa thường được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 12/06. Nơi thờ cô Ba Thoải Đền Hàn là một di tích tọa lạc trên vùng đất của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung...
-
- Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn
Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn là một lễ hội cầu phúc, là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân thị xã Sầm Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng Hai. Đây...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
Lễ hội Lê Hoàn là một lễ hội thường niên được tổ chức vào các ngày mồng 7,8,9 tháng Ba âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức với qui mô...
- Hội đền Tép ở Thanh Hóa
Hội đền Tép ở Thanh Hóa là một trong các lễ hội nằm trong chuỗi lễ hội Lam Kinh, được tổ chức vào ngày 21/08 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ tới vị Khai quốc công thần Trung Túc Vương...
- Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh Hóa
Lễ hội đền Lê Trung Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Đại vương Lê Trung Giang, một vị tướng tài thời Lê Sơ đã có công lao to lớn cho đất nước...
- Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ Thanh
Trong các ngày từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền lại nô nức đổ về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để dự lễ hội kỷ niệm 1.007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành...
-
- Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
(lehoi.org) - Sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần), Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010, nhằm gìn giữ và phát huy các...
- Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, sáng 14.3 (tức ngày 22.2 âm lịch), tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hàng ngàn ngư dân trong vùng và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Ngày 30/6, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội bánh chưng, bánh dày Sầm Sơn 2012 thu hút đông đảo du khách khách thập phương về tham dự. Theo truyền thống văn hóa...
- Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Ngày 7/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu và Lễ...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Lễ hội Lê Hoàn được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức rất hoành tráng...
- Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu Ngư
(lehoi.org) - Ngày 28/3/2011, tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sau 3 ngày diễn ra tưng bừng, lễ hội cầu ngư đã chính thức bế mạc. Lễ hội đã thu hút...
Ghi chú bài viết Lễ hội Đền Lê Hoàn kỷ niệm 1007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành
Từ khóa:
(lehoi.org)- T ừ 27 - 30/3 (tức từ 6 - 9/3 Âm lịch), Lễ hội đền Lê Hoàn k ỷ niệm 1007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành đã được long trọng tổ chức tại đền...