Lễ hội làng Gốm Thanh Hà tại Quảng Nam
Theo lịch sử, cư dân vùng Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định và Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong những buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ và đất nung thì cư dân ở đây đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để tiếp tục phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của những người làng Thanh Hà thì vào năm 1516, nghề gốm bắt đầu sản xuất ở tại làng Thanh Chiêm ( nay là khối phố 6 phường Thanh Hà ), sau đó do không hợp phong thủy nên đã dời lên Nam Diêu ( tức khối phố 5 phường Thanh Hà ), Nam Diêu có nghĩa là lò gốm phía Nam
Một nghi thức trong lễ hội làng Gốm Thanh Hà
Hiện nay ở tại Nam Diêu vẫn còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ chức lễ tế Xuân vào ngày mùng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề ngày càng phát triển.
Nhiều thế kỉ qua, nghề làm gốm và gạch ngói ở Thanh Hà nổi tiếng không chỉ ở riêng xứ Quảng mà ở cả trong nước và cả nước ngoài.Trong sách Phủ Biên Tạp Lục học giả Lê Quí Đôn có đề cập đến gốm ” Cochi”, ” Cauchi” ( Giao Chỉ) mà người nước ngoài ưa chuộng trong đó có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng. Và kể từ thế kỉ thứ 17 trở lui, do việc tái tạo thành phố Hội An mà sinh ra ngành gạch ngói rất thịnh hành ở tại Thanh Hà.
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương, cho các vùng lân cận mà còn trở thành 1 mặt hàng trao đổi mua bán cho cả xứ Đàng Trong. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân đã được gọi ra Huế xung vào đội thợ xây dựng cố cung. Có người còn được vua phong đến hàm Bát phẩm, đó là những Chánh Ca,
Lễ hội làng Gốm, là một hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Thanh Hà - Hội An luôn diễn ra sôi nổi, đậm tính dân gian với nhiều những nghi thức cổ truyền được chính các nghệ nhân và bà con nhân dân ở trong làng thực hiện.
Ngay từ sáng sớm, phần lễ chính tế Tổ với đoàn rước thần chủ đã được diễn hành qua khắp các ngã đường. Đội hình lân, sư, dàn bát âm, nghi trượng, kiệu thần chủ và kiệu lư hương gốm cùng hơn 100 nam phụ lão ấu đi từ miếu Nam Diêu về đình Thanh Chiếm tế lễ. Đây chính là nơi được cư dân thờ tự, tôn vinh và ngưỡng vọng về công đức của các vị tổ nghề.
Trong văn tế của Ban cổ lễ do các bô lão chủ trì điều hành theo một nghi thức truyền thống, nài tâm niệm cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng bội thu và tri ân công đức Tổ nghề. Lời tiếng của người hậu thế cũng đã gợi tưởng niềm tự hào mà bao thế hệ người làng Nam Diêu, Thanh Chiếm và làng Bộc Thuỷ…hoài vọng.
Ngay sau khi phần lễ tế chấm dứt, những người làng Thanh Hà đa phần “mặc áo vải, khăn hoa” cùng mời du khách vui hội với nhiều những trò chơi dân gian đặc sắc như: lái buôn xuất sắc,cõng nàng về dinh, thi chuốt gốm, nấu cơm bằng nồi đất, làm con thổi đất nung, thi đập nồi, bịt mắt đánh trống,...
Sôi nổi nhất đó là hội đua thuyền, hô hát bài chòi, hát bội diễn ra liên tục từ đêm hôm trước đến tận tàn ngày hội.
Làng gốm Thanh Hà ngày nay đã là điểm đến không thể thiếu đối với du khách khi tham quan đô thị cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới./.
Bài viết về Quảng Nam liên quan
- Tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề làng gốm Thanh Hà
(lehoi.org) - Nghề gốm truyền thống ở đây đã tồn tại trên 500 năm, vẫn còn lưu giữ những cách thức làm gốm thủ công bằng tay và sử dụng bàn xoay theo kiểu truyền thống. Để các...
- Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung 2018 tại Quảng Nam
Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 3 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước" sẽ diễn ra trong...
- Lễ tế Cá Ông tại Quảng Nam
Lễ tế Cá Ông của các làng chài Hội An - Quảng Nam thường được tổ chức vào dịp cầu ngư hàng năm. Đây được xem là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Thờ phụng cá ông không chỉ thể hiện sự tôn kính...
- Hội Tết Nguyên Đán Mậu Tuất Hội An 2018 tại Quảng Nam
Tết Nguyên Đán là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng nhất trong đời sống văn hóa người Việt. Đây là dịp để mỗi người hướng về cội nguồn, về những giá trị tâm linh đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ...
-
- Lễ hội sâm núi Ngọc Linh tại Quảng Nam
Lễ hội sâm núi Ngọc Linh là lễ hội mới ở Quảng Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng 6, tại vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My. Đây là năm đầu tiên tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ hội này, và chủ đề của lễ...
- Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được ở Quảng Nam
Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được là một nét văn hóa đặc trưng của người Quảng Nam, mang đậm yếu tố tâm linh và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra vào ngày hai ngày là mồng 10 và 11 tháng Giêng âm...
- Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam
Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, tại chùa Thạch Khê ở Quế Sơn. Ngày lễ Phật đàn là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật( Phật đản, Vu lan...
- Lễ hội đêm phố cổ Hội An - Quảng Nam
Lễ hội đêm phố cổ Hội An diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng tháng, là ngày trăng bắt đầu tròn. Vào đêm ngày 14, người dân Hội An sẽ cùng nhau sống trong cảnh không khí phồn hoa xưa cũ với những...
- Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam
Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu. Đây là một lễ cúng đầu năm của hai bang là Quảng Đông và Triều Châu của cộng đồng người...
-
- Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Quảng Nam
Lễ vía Bà Thiên Hậu là một lễ hội truyền thống của người Hoa đang sinh sống ở Hội An, Quảng Nam. Hội được tổ chức vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, tại quán Phúc Kiến và Ngũ Bang. Đây là lễ hội cúng bà Thiên...
- Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam
Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam diễn ra vào ngày mồng 1 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thành phố Hội An. Đây được xem là ngày hội của trẻ chăn râu, lễ rước và cầu thần nông cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận...
- Lễ cúng tổ Minh Hải tỉnh Quảng Nam
Vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm, Lễ cúng tổ Minh Hải sẽ được tổ chức tại chùa Chúc Thánh tỉnh Quảng Nam. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm những nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần tế lễ là phần hội...
- Lễ hội đèn lồng Hội An
Lễ hội đèn lồng Hội An là một sự kiện văn hóa, du lịch của vùng đất phố cổ nhằm tôn vinh những sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 30 rạng sáng mùng 1 tết cho đến hết ngày...
- Festival Di sản Quảng Nam
Festival Di sản Quảng Nam là một sự kiện văn hóa do UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO VN tổ chức. Đây là sự kế thừa và phát triển của lễ hội “Quảng Nam - Hành trình...
- Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Nam
Lễ hội cầu ngư còn được gọi là lễ hội cá Ông, một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tết tại các địa phương ven biển Quảng Nam. Đây là một lễ hội có ý nghĩa về mặt tâm linh, mang...
Ghi chú bài viết Lễ hội làng Gốm Thanh Hà tại Quảng Nam
Từ khóa:
(lehoi.org) - Hàng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, hàng trăm hộ dân làng gốm ở Thanh Hà, Hội An đều tập trung về miếu Nam Diêu thành kính giỗ...