Rộn ràng những lễ hội đầu năm Tân Mão tại Lào Cai

Lào Cai có một kho tàng lễ hội phong phú và đa dạng gồm trên 30 lễ hội. Mùa xuân là thời điểm tập trung diễn ra lễ hội, vì vậy trong những ngày đầu năm mới Tân Mão, các địa phương trong tỉnh Lào Cai lại rộn ràng tổ chức lễ hội để cùng nhau cầu chúc cho nhà nhà, người người mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông Mường Khương

Ngày 6/2 ( tức mồng 4 Tết), trong không khí vui Tết đón Xuân Tân Mão 2011, tại thôn Lao Táo, xã Pha Long, Mường Khương đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Gầu Tào với sự tham gia của người dân 4 xã: Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ, Pha Long, Dìn Chin.

Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão
Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão

Trung tâm xã Pha Long - điểm tổ chức Lễ hội Gầu Tào, ngay từ mờ sáng ngày mồng 4 Tết, từ các ngả đường, đồng bào các dân tộc sặc sỡ sắc màu nườm nượp kéo về tham gia lễ hội. Gàu Tào là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông Mường Khương. Năm nay là lần thứ 6 gia đình ông Lý Chẩn Tờ, 76 tuổi, xã Pha Long chịu trách nhiệm làm chủ lễ. Ông Tờ cho biết: Đây là niềm vinh dự lớn đối với gia đình, dòng họ và là niềm vui đối với bản thân ông. Lễ hội Gầu Tào được tổ chức hàng năm để người dân cùng nhau tham gia cầu chúc cho năm mới mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sau những nghi thức của phần lễ, phần hội diễn ra với các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống và các trò chơi dân gian bổ ích, lý thú như: kéo co, ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, đánh quay, đu quay...Lễ hội sẽ kết thúc vào ngày 8/2 (tức ngày mồng 6 Tết).

Lễ hội Xuống đồng của người Giáy

Lễ hội Xuống đồng (tiếng Giáy gọi là Róng pọc) tại xã Quang Kim (Bát Xát) là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Giáy. Vào ngày Thìn, tháng Giêng, theo thông lệ bà con xã Quang Kim lại tưng bừng, nhộn nhịp tổ chức lễ hội Xuống đồng. Lễ hội Xuống đồng năm nay được tổ chức hoành tráng hơn mọi năm, thể hiện niềm vui và quyết tâm của chính quyền và nhân dân các dân tộc phấn đấu đưa xã Quang Kim sớm trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. 

Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão
Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão 

Từ những ngày trước hội, bà con dân tộc Giáy đã chuẩn bị lễ vật để dâng lên trời đất. Lễ vật là các sản phẩm quen thuộc của địa phương như: rượu, thịt, bánh chưng, xôi bảy màu, hoa quả… Ngoài ra, đồng bào dân tộc Kinh, Dao, chính quyền xã và các đoàn thể như: Hội Nông dân,  Hội Phụ nữ, các gia đình… cũng sắm sửa mâm lễ trong ngày hội.

Sau khi chuẩn bị xong, người dân của 18 thôn, bản xã Quang Kim sẽ dâng lễ vật. Thầy cúng là một người có uy tín trong làng được mời đến để làm lễ. Bài cúng của thầy cúng là lời cảm ơn thần linh, trời đất đã phù hộ cho một năm qua nhà nhà, người người đều khỏe mạnh, ăn nên làm ra và cầu mong cho năm mới con người khỏe mạnh, cửa nhà no ấm, yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc không dịch bệnh…

Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: chọi gà, ném còn, kéo co, đẩy gậy,…thu hút đông đảo nhân dân khắp nơi đến chung vui. Cuối cùng, bà con các thôn, bản và khách du xuân được mời quây quần bên mâm cơm để thưởng thức những món ăn bản địa như: xôi bảy màu, thịt lợn cắp nách, cá nướng…và nâng chén rượu đầu xuân với những lời chúc tốt đẹp.

Lễ hội Xuống đồng của đồng bào dân tộc Giáy năm nay đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Sau tết Nguyên đán, bà con các dân tộc trong xã lại hăng hái xuống đồng, thi đua lao động, sản xuất để có thêm những vụ mùa bội thu.

Lễ hội “Hát qua làng” của người Dao Tuyển ở Lào Cai

Cứ mỗi dịp đầu xuân mới, người Dao Tuyển ở bản Nậm Sưu, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) lại tưng bừng mở hội “Hát qua làng”. Lễ hội năm nay diễn ra vào ngày 7/2/2011 (Tức 5 Tết), thu hút đông đảo bà con gần xa về tham dự và thi hát giao duyên truyền thống.

Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão
Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão

Lễ hội “Hát qua làng” đã có từ lâu đời, xuất phát từ phong tục truyền thống của người Dao Tuyển. Do vùng đất sinh sống từ xa xưa của dân tộc Dao Tuyển trên núi cao không có chợ nên bà con đã có phong tục Tết đến thường mở hội hát đối đáp giữa khách với chủ nhà. Lễ hội “Hát qua làng” ngày xuân như một lời mời làng bản quanh vùng tới thi hát để cầu mong  gia đình bình an, hạnh phúc, mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Sau khi đi dự lễ hội “Hát qua làng” năm trước, đây cũng là dịp gặp gỡ lại của những người bạn tâm giao ở xa nhau nhưng thân thiết với nhau.

Lễ hội đã diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi đón năm mới của bà con nơi đây. Tất cả bà con các dân tộc trong vùng tham gia nhiệt tình bằng việc đến cổ vũ người thi hát giao duyên, hăng hái nhiệt tình tham ra thi đấu các môn thể thao như đẩy gậy, kéo co, ném còn,...

Lễ hội Say Sán ở Sín Chéng (Si Ma Cai)

Sáng ngày 5/2 (tức ngày mồng 3 Tết), Lễ hội Say Sán mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Tân  Mão 2011 đã được tổ chức tại Thôn Mào Sao Phìn, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão
Lào Cai: Khắp nơi rộn ràng lễ hội đầu năm Tân Mão

Lễ hội Say Sán được tổ chức từ mồng 3 đến mồng 5 Tết Nguyên đán trên quả đồi cao, xung quanh có địa thế thuận lợi để mọi người tham gia thi thổi khèn, múa hát, kéo co, nén còn, đẩy gậy, đánh quay, .... Đây là dịp để trai gái người Mông tìm hiểu, tỏ tình và cũng là nơi cầu chúc năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc...

Người đứng ra làm chủ lễ là gia đình nhà ông Giàng A Tráng, dân tộc Mông, thôn Mào Sao Phìn, xã Sín Chéng.

 

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • Rộn ràng lễ hội Gầu Tào xã Tả Giàng Phình, Sa PaẢnh Rộn ràng lễ hội Gầu Tào xã Tả Giàng Phình, Sa Pa
    Ngày 28/1 (tức mùng 6 Tết), đồng bào dân tộc Mông đã tưng bừng tổ chức lễ hội Gầu Tào dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn, thuộc xã Tả Giàng Phình (huyện Sa Pa). Lễ hội Gầu Tào được tổ chức...
  • Náo nức lễ hội Gầu Tào dưới núi Ngũ Chỉ SơnẢnh Náo nức lễ hội Gầu Tào dưới núi Ngũ Chỉ Sơn
    Đến hẹn lại lên vào ngày mùng 6 tết hàng năm bà con dân tộc Mông ở xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai tưng bừng mở hội Gầu Tào cầu an, cầu phúc. Đây là hội...
  • Lễ hội Gầu tào tại Lào CaiẢnh Lễ hội Gầu tào tại Lào Cai
    (lehoi.org) - Gầu tào là một lễ hội rất quan trọng của người dân tộc Hmông. Lễ hội mở ra nhằm một trong hai mục đích đó là cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con...
  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Rộn ràng những lễ hội đầu năm Tân Mão tại Lào Cai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Rộn ràng những lễ hội đầu năm Tân Mão tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lào Cai có một kho tàng lễ hội phong phú và đa dạng gồm trên 30 lễ hội. M ùa xuân là t hời điểm tập trung diễn ra lễ hội, vì vậy trong những ngày đầu...