Lễ hội Trầu Sun tại Lào Cai

Thời gian: 5/1 Âm lịch
(lehoi.info) - Hàng năm cứ đến ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), người dân tộc Dao Đỏ ở Làng Chành, xã Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun”.Trầu sun là một trong những nghi lễ cầu mùa rất đặc trưng của người dân tộc Dao đỏ được các làng các bản tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc vài ba năm một lần vào các dịp đầu xuân để cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối phát triển, mùa màng tốt tươi, không xảy ra dịch bệnh, gia đình ấm no và hạnh phúc.

Đặc sắc lễ hội
Đặc sắc lễ hội "Trầu Sun" tại lào Cai

Lễ cúng diễn ra trên 1 khu đất đai bằng phẳng, ở một khu ruộng hoặc ở trên một quả đồi, nơi có không gian thoáng đãng và thuận lợi cho việc tổ chức. Ngày lễ chính, các gia đình ở trong làng đóng góp tiền mua sắn lễ vật gồm có: xôi, lợn, gà, giấy tiền và vàng hương để cầu mong các vị thần tiên ở trên trời, ở dưới đất phù hộ cho dân làng có được cuộc sống yên ổn, ấm no và thịnh vượng.

Mâm lễ cúng thần trong lễ hội
Mâm lễ cúng thần trong lễ hội

Một mâm cúng chính được đặt ở giữ gồm có 1 con lợn, xôi (xôi có 4 màu), gà (phải là gà trống), 5 chiếc chén, 1 chai rượu, 1 bát gạo và 2 đồng bạc trắng để cúng sư phụ của người thầy, 1 bát nước để các vị thần về dự rửa tay. Một mâm cúng phụ được đặt bên cạnh đặt các giống như: lúa, ngô, sắn, hạt mướp, hạt cải avf hạt đậu tương…của các gia đình mang đến để nhờ thầy cúng gọi hồn lúa về nhập vào các loại hạt giống này. Tiếp đó 2 mâm cúng khác cũng được đặt 2 bên, trong đó có một mâm cúng gọi hồn lúa “chịu bèo guần” gồm có: 5 chiếc chén, 1 chai rượu, 1 ống hương, 1 bát nước,1 bát bánh trôi, 9 quả trứng gà và giấy tiền. Bánh trôi “dùa chíu” gồm có 4 hoặc 5 được bỏ vào bát sau đó họ sẽ bỏ 7 hoặc 9 quả trứng gà vào bên trong, rồi úp con gà lên trên tựa như con gà đang ấp trứng vì theo quan niệm của người dân tộc Dao đỏ nó mang một ý nghĩa tượng trưng cho bồn thóc bồn lúa của gia đình lúc nào cũng nhiều, cũng đầy và luôn sinh sôi nảy nở. Mâm cúng thứ 3 là giành riêng cho ma đói, ma khát, ma đường, ma chợ không có người thờ tự, ma rừng, ma suối.

 Sau khi lễ vật đã được chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ thay mặt cho dân làng thắp hương khấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc và cầu tài cầu cho con trai làng trên, con gái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà nhà ấm no và hạnh phúc…

Quang cảnh lễ hội
Quang cảnh lễ hội "Trầu Sun" Bảo Thắng

Sau khi kết thúc phần lễ, thì diễn ra cuộc thi văn hoá - văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống, như kéo co, đẩy gậy, đánh quay, bắn nỏ. Đội văn nghệ các xã thì tổ chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ  cấp sắc người dân tộc Dao… Các trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã và thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến để xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.

 

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Trầu Sun tại Lào Cai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Trầu Sun tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Hàng năm cứ đến ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), người dân tộc Dao Đỏ ở Làng Chành, xã Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai lại rộn ràng mở hội...