Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” tại Lào Cai

Đây là Lễ hội của người dân tộc Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van - Sa Pa). Trước đây, hàng năm cứ vào những ngày tốt của tháng đầu năm, người dân tộc Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” ở tại khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng về dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng ngày càng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, thì người dân tộc Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là 1 con lợn (to hay nhỏ là tuỳ thuộc vào số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình ở trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông màu đen tuyền, khoẻ mạnh và béo tốt.

Khung cảnh lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng”
Khung cảnh lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng”

Ngày làm lễ, mỗi hội gia đình sẽ cử từ một hay hai người nam giới đi dự. Người đi dự lễ đều phải mặc quần áo đẹp và mang theo nửa lít rượu cùng một bát gạo, nét mặt hồ hởi tiến vào khu rừng hay bị phá nhất. Địa điểm họp có khi cũng chọn ngôi nhà ở gần khu rừng bị phá (vì theo quan niệm của đồng bào, thì nhà ở gần rừng hay thả rông gia súc và hay phá rừng nhiều hơn).

Khi mọi người đã đến đông đủ, dân làng sẽ bầu ra một người làm gốc, “Chẩu chiếu” - người đứng đầu trông coi rừng ở trong năm. Người “Chẩu chiếu” phải là một người có sức khoẻ, giỏi lý lẽ và hiểu biết lệ tục. Sau khi được bầu “Chẩu chiếu” làm lễ cúng thần thổ địa “Thủ Ti” - Vị thần cai quản cộng đồng làng. Sau đó ông ta sẽ trịnh trọng đọc quy ước của làng.

Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” tại lào Cai
Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” tại lào Cai

Sau khi “Chẩu chiếu” đọc xong một điều quy định, thì đại diện các gia đình thảo luận. Cuối cùng, “Chẩu chiếu” tổng hợp tất cả các ý kiến thành một quy ước riêng của làng về bảo vệ rừng, mọi người dân ở trong làng Giàng Tả Chải đều phải có trách nhiệm thực hiện. Quy ước của làng đã được “Thiêng” hoá vì có sự chứng kiến và công nhận của thần thổ địa. Quy ước của làng là nguyện vọng của cả làng, đã trở thành “luật lệ” của làng, mọi dân làng đều phải tự giác tuân theo. Trong niềm vui thống nhất được quy ước, mọi người đều ăn chung 1 bữa ăn cộng đồng. Thịt và cơm bầy ra lá rừng, rượu thì uống bằng ống bương nhưng mọi người đều hân hoan trong niềm vui chung của cả làng.

Người dân tộc Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như ở Lao Chải, Hầu Thào, trước đây họ đều tổ chức lễ ăn ước tương tự như lễ “Nhặn Sồng” của người dân tộc Dao. Nhưng ngày cúng thì thường là ngày Thìn của tháng giêng (với ý niệm cầu mong cho mưa thuận gió hoà).

Hình ảnh người dân nhảy múa trong lễ hội
Hình ảnh người dân nhảy múa trong lễ hội

Địa điểm cúng thường được tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng - nơi thờ thần thổ địa, thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn ở trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” - người chủ lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân đến dự đều có quyền tự do thảo luận và bàn bạc.

Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” tại các làng người dân tộc H’Mông có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người dân tộc Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng và chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau...

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • “Lễ hội trên mây Sa Pa 2011” thu hút hàng nghìn du kháchẢnh “Lễ hội trên mây Sa Pa 2011” thu hút hàng nghìn du khách
    (lehoi.org) - Từ ngày 27/4 đến ngày 04/5, “Lễ hội trên mây Sa Pa 2011” đã được tưng bừng tổ chức tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đặc...
  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” tại Lào Cai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đây là Lễ hội của người dân tộc Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van - Sa Pa). Trước đây, hàng năm cứ vào những ngày tốt của tháng đầu năm, người dân tộc Dao...