- Về đầu bài viết
- Ảnh: Mâm cúng trong lễ cấp sắc
- Ảnh: Vừa trèo lên Ma Đài các thầy mo đã xin thần linh cho người được cấp sắc mạnh khỏe và trưởng thành.
- Ảnh: Điệu múa các thầy mo dâng các vị thần linh
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ cấp sắc: Điểm nhấn của “Lễ hội trên mây Sa Pa”
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ cấp sắc: Điểm nhấn của “Lễ hội trên mây Sa Pa”
Lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc, trong đó bậc đầu tiên là cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc thứ 2 là cấp 7 đèn và 72 binh mã và bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Thời gian của lễ cấp sắc kéo dài từ 1 đến 5 ngày, mở đầu là lễ trình diện. Trong ngày làm trình diện, gia chủ sẽ mổ lợn, gà để cúng tổ tiên. Trước khi làm lễ cúng, các thầy cúng phải tẩy rửa sạch sẽ nhà cửa của người được cấp sắc, sau đó đánh một hồi trống mời tổ tiên về dự lễ. Tiếp đó, thầy cúng sẽ làm lễ khai đàn để báo cáo với tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
Sau khi khấn vái làm lễ trình diện, thầy cúng sẽ làm thủ tục xin âm dương, nếu thần linh đồng ý, người được cấp sắc sẽ chính thức được đặt tên âm và sẽ được công nhận là người đã trưởng thành. Lúc đó ngườ con trai không còn gọi theo cái tên Láo Tả, Láo Ú, Láo San (anh cả, anh hai, anh ba) mà có thể gọi theo tên mới do thầy cúng xin âm dương và đặt tên. Thầy cúng có thể đặt cho người được cấp sắc cái tên bất kỳ và nếu thấy hợp thì họ sẽ làm nghi lễ buộc chỉ cổ tay cho người được cấp sắc. Con gái cũng vậy, bỏ cái từ đệm Tả mẩy, Sẻo Mẩy (chị cả, chị hai) thành tên do thầy cúng đặt...
Vừa trèo lên Ma Đài các thầy mo đã xin thần linh cho người được cấp sắc mạnh khỏe và trưởng thành.
Từ sau lễ cấp sắc, người được cấp sắc sẽ phải gọi thầy cúng đã làm lễ cho mình là cha. Lễ cấp sắc của người Dao là một nghi lễ mang tính giáo dục cao, thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp. Sau khi làm lễ, người thụ lễ bước ra ngoài đời tuyệt đối không được làm điều ác, điều xấu.
BTC Lễ hội trên mây Sa Pa cho biết, việc tạo dựng trọn vẹn một nghi lễ cấp sắc rất kỳ công. Ngoài việc chuẩn bị một không gian làm lễ nghiêm trang, đầy đủ thủ tục, người thầy và những người phụ lễ đều phải ăn mặc trang phục mới có đầy đủ các vai theo cấp bậc quan binh. Ngoài ra, xuyên suốt trong quá trình hành lễ cấp sắc là những nghi thức mang tính tôn giáo tín ngưỡng, người làm lễ từ khâu dâng lễ đến khi hạ lễ không một khâu nào được xem nhẹ.
Trong lúc làm lễ, người hành lễ không chỉ phải nắm chắc các bước khi tiến hành thủ tục mà còn phải biểu diễn sao cho người xem hiểu được tục cấp sắc của dân tộc mình là một phong tục mang đậm nét văn hóa. Chính vì vậy, Lễ hội trên mây Sa Pa đã có từ nhiều năm nay, nhưng để tái hiện lễ cấp sắc của người Dao thì đến năm nay mới có thể thực hiện được trọn vẹn.
Điệu múa các thầy mo dâng các vị thần linh
Ông Thái Bá Lợi, một du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã từng học Lịch sử và nghiên cứu khá sâu về môn Dân tộc học cho biết, ngoài tính công phu, hoành tráng của nghi lễ, lễ cấp sắc còn mang một ý nghĩa lớn như tấm thẻ để công nhận người thanh niên đã trưởng thành với đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của người công dân, trong đó điều quan trọng nhất là lời giáo huấn "tuyệt đối không được làm điều ác, điều xấu". Vì thế, đây là một lễ hội đáng để duy trì..
Đánh giá về lễ hội năm nay, BTC cho biết Lễ hội trên mây Sa Pa 2012 đã rất thành công, nhất là các hoạt động như "Lễ cấp sắc của đồng bào Dao", hoạt động du lịch cộng đồng tại Tả Phìn, chương trình du lịch văn hóa tại Hàm Rồng và các triển lãm tranh ảnh, hoa, cây cảnh đã thực sự trở thành những điểm nhấn quan trọng phần nào thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Theo vietnamplus
Bài viết về Lào Cai liên quan
- Lễ cấp sắc của người Dao đỏ tại Lào Cai
Lễ cấp sắc của người dân tộc Dao đỏ ở Bắc Hà, thường được tổ chức vào tháng 11 và tháng 12 âm lịch hoặc tháng 1 năm sau. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ Người dân tộc Dao đỏ ở Bắc Hà sinh sống tập trung...
- Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
- Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
-
- Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
- Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
- Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
- Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
- Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
-
- Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
- Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
- Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
- Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
- Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
- Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
- Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
(lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
Ghi chú bài viết Lễ cấp sắc: Điểm nhấn của “Lễ hội trên mây Sa Pa”
Từ khóa:
Vào dịp 30/4 này, du khách tham dự lễ hội trên mây Sa Pa sẽ được chứng kiến “Lễ cấp sắc của người Dao đỏ” - một nghi lễ độc đáo và được lưu truyền hàng...