Tưng bừng hội vật truyền thống Vĩnh Khê - Hải Phòng
Ông Trần Văn Lượng, Trưởng làng văn hóa Vĩnh Khê cho biết, năm nay làng trao giải thưởng cao hơn năm trước. Theo đó, giải thưởng sẽ có 2 giải nhì, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 4 giải ba, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng, còn giải nhất là 24 triệu đồng. Số tiền này sẽ do sự đóng góp, ủng hộ của người xem. Như những năm trước, giải đấu càng gay cấn, các đô vật vật càng hay thì số tiền ủng hộ càng lớn. Được biết, thể lệ thi đấu của hội vật Vĩnh Khê không theo bất cứ quy luật sẵn có nào mà theo lệ làng: các đô vật đấu loại trực tiếp, không tính thời gian, không tính điểm, ai thua thì bị loại. Người được coi là thắng tuyệt đối khi hạ đối thủ trong tư thế hai vai, 1 bên mông chạm sàn cùng lúc.
Một pha vậ đẹp mắt của các đô vật
Cũng theo ông Lượng, lễ hội đình Vĩnh Khê mở hằng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng để thể hiện lòng tôn kính, uống nước nhớ nguồn, noi gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng tài trí mưu lược triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) là ông Vũ Trọng, Vũ Giao và tướng Phạm Tử Nghi, một danh tướng thời Mạc quê ở Vĩnh Niệm (An Dương). Lễ hội làng Vĩnh Khê gắn liền với hội thi đấu vật do là một lần, Phạm Tử Nghi đi qua làng Vĩnh gặp đúng lúc mở hội, ngài đã xin tham dự môn thi đấu vật và giật giải cao. Sau khi ngài mất dân làng phối thờ và mở hội vật hằng năm cùng với hội làng.
Đông đảo người dân và du khách đến xem đấu vật
Nét đặc biệt trong lễ hội vật của làng là chọn người làm lễ giao điệp. Trước khi tổ chức hội vật, các vị bô lão cùng các ban của làng văn hoá sẽ lựa chọn hai cụ ông xứng đáng được làm lễ giao điệp trước ban thờ thành hoàng làng. Người được chọn tham gia lễ giao điệp phải có điều kiện: là hai cụ ông từ 60 tuổi trở lên, bắt buộc phải còn đủ cụ ông, cụ bà, có dâu có rể. Con cháu trong nhà không ai vướng vào tệ nạn xã hội, đều có công việc đàng hoàng, gia đình đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Trước đó, Ban tổ chức hội vật và Hội người cao tuổi trong làng sẽ lựa chọn kỹ càng danh sách các cụ và đưa ra trong các cuộc họp để toàn dân lựa chọn. Trước khi tổ chức lễ hội, người được chọn tham gia lễ giao điệp sẽ được các bậc cao niên đi trước là những người thông thuộc lễ nghi ngày hội hướng dẫn cách tế lễ trước thành hoàng làng, cách ra ràng, vái thánh. Đúng 8 giờ sáng mồng 7 tháng Giêng, hai vị cao niên được chọn sẽ đứng trước bàn thờ thành hoàng với trang phục áo dài, quần trắng, chân đất, khăn đầu, đai lưng cùng màu và hai người hai trang phục màu khác nhau sẽ cùng bước ra vái thành hoàng làng, chào nhau và bắt đầu keo vật. Dù là lễ giao điệp, hai đô vật già cũng phải thực hiện đủ 3 keo. Sau khi lễ giao điệp kết thúc, giải vật mới chính thức bắt đầu.
Ngoài đấu vật, lễ hội đình Vĩnh Khê còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đu, cờ người, cờ tướng...và một số hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Xuân khác.
Theo baohaiphong
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Đình Vĩnh Khê tại Hải Phòng
Đình Vĩnh Khê nằm trên địa phận làng Vĩnh Khê, xã An Đồng, An Dương, Hải Phòng. Lễ hội Đình Vĩnh Khê được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng 1 âm lịch hàng năm nhằm kỷ niệm ngày sinh của hai vị tướng tài dưới...
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
-
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
-
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Tưng bừng hội vật truyền thống Vĩnh Khê - Hải Phòng
Từ khóa:
Sáng 29-1 (tức mồng 7 tháng Giêng ÂL) lễ khai hội vật truyền thống làng Vĩnh Khê đã được tưng bừng tổ chức tại đình làng Vĩnh Khê (An Đồng, An Dương, HP)...