Quản lý lễ hội cần gắn liền quản lý di tích tại Hải Phòng
Nhân dân tham dự lễ hội
Tuy nhiên, các lễ hội ở Hải Phòng thực tế cho thấy: sự phức tạp của lễ hội chính là những việc “di ra cái tích” của nhân vật được thờ phụng để lập thêm các ban thờ. Đây là điều kiện làm nảy sinh thêm hành vi đặt lễ ở khắp nơi.
Như ở đền Bà Đế (Đồ Sơn), bên cạnh ban thờ Bà có cả ban thờ song thân Bà, rồi ban thờ Cậu bé, Cô bé, … Nơi khác thì chỉ một không gian ngoài trời mà có đến hai, ba ban thờ Trung thiên. Tâm lý của người Việt Nam “để là hòn đất, cất thành ông Bụt”, mà Bụt đặt ở đâu thì có tất lễ bái ở đó. Vậy là thay vì thắp hương ở một ban chính, người dân lại đặt lễ, thắp hương ở tất cả các ban thờ nếu còn lễ, còn tiền, kể cả hòn đá hay gốc cây.
Chánh Thanh tra chuyên ngành văn hóa - Ông Phạm Văn Ơn nhận định: Các lễ hội ở Hải Phòng đầu Xuân Tân Mão này nhìn chung đều diễn biến theo hướng “gạn đục, khơi trong”. Một số vi phạm đã bị thanh tra thu giữ (như trường hợp ấn phẩm Song Mai tự) ở lễ hội Đền Trạng Trình (Vĩnh Bảo), sử dụng ấn phẩm chưa được phép lưu hành.
Nhưng những hành vi đốt đồ mã xe lớn như xe thật, ngựa to như ngựa thật tại đền, phủ, đặt lễ tùm lum, tự ý nâng giá các dịch vụ lễ hội, móc túi, … thì không chỉ là việc của thanh tra chuyên ngành.
Tại cuộc họp về Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng đưa ra những dự báo về diễn biến của lễ hội nói chung trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng. Ông Ơn cũng cho biết, muốn thanh tra có hiệu quả thì phải tăng cường lực lượng chuyên môn từ chính các Ban quản lý di tích quận, huyện.
Đốt vàng mã dưới vỉa hè, lòng đường gây ô nhiễm môi trường
Một khi năng lực chuyên môn cũng như tổ chức nhân sự của các Ban quản lý di tích quận huyện, cơ sở còn yếu và mỏng thì không thể làm tốt các nhiệm vụ tổ chức lễ hội hay hướng dẫn người dân trong việc tham gia lễ hội. Vì hơn ai hết, đây là lực lượng bám sát lễ hội và cũng nắm bắt được các diễn biến của lễ hội nhiều nhất. Riêng tình trạng nhiều nhà ở nội thành đốt đồ mã dưới vỉa hè, lòng đường gây ô nhiễm môi trường cần phải có sự thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm.
Các cấp, các ngành cần vào cuộc trong việc quản lý tổ chức lễ hội mà mấu chốt là gắn liền với quản lý di tích từ khâu quy hoạch không gian tu bổ di tích, đặc biệt là di tích có tổ chức lễ hội. Không nên thêu dệt, thêm thắt các giai thoại, tiểu sử của nhân vật thờ phụng để bao biện cho việc cơi nới, xây cất di tích một cách tùy tiện.
Ở tầm vĩ mô, các cấp lãnh đạo cần quan tâm giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa di tích và lễ hội nhằm tạo ra một không gian lễ hội mà ở đó, người dân tham gia lễ hội được hưởng các giá trị văn hóa, không phải lo âu, khư khư giữ đồ vì nạn móc túi cũng như bị chèo kéo về khấn thuê, sắp lễ thuê, đốt mã thuê, hóa vàng thuê, … Ngoài ra, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xóa bỏ những hủ tục lai căng trong tín ngưỡng thờ phụng cũng như có chọn lọc các tư liệu hướng dẫn tìm hiểu về thờ cúng, góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia lễ hội.
Việc một số sách về Văn khấn nhưng lại hướng dẫn đốt vàng mã cả đêm Giao thừa, ngày Rằm tháng Giêng mà nhiều người đang làm theo cho thấy cần tập trung nhiều hơn nữa vào công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực in ấn, phát hành nhằm hạn chế những ấn phẩm gây nhiễu về tín ngưỡng và lễ hội./.
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
-
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Quản lý lễ hội cần gắn liền quản lý di tích tại Hải Phòng
Từ khóa:
UBND thành phố Hải Phòng vừa có Chỉ thị số 06 ngày 9-3 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao...