Kiến Thụy - Hải Phòng: vùng quê giàu lễ hội

Từ những ngày đầu Xuân Nhâm Thìn, vùng đất Dương Kinh - Kiến Thụy luôn rộn rã tiếng trống hội. Nắng xuân ấm áp bừng sáng khắp đồng ruộng, thôn xóm, người dân Kiến Thụy và người Hải Phòng từ khắp các miền quê đều nô nức về đây trẩy hội mùa xuân.

Lễ hội khai bút đầu xuân

Lễ khai bút đậm chất dân gian truyền thống
Lễ khai bút đậm chất dân gian truyền thống

Đầu xuân năm nay tại Kiến Thuỵ có một lễ hội độc đáo lần đầu tổ chức tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc đó là lễ hội khai bút đầu xuân, được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Khi tham dự lễ hội, người dân và du khách sẽ được chứng kiến lễ rước bút, khai hội bút, nghe diễn xướng, hát chèo, hát văn; xem màn trình diễn viết chữ học, chữ Đan Tâm Báo Quốc Gia trên nền nhạc và xem thơ bình chữ của nhà thư pháp Lê Thiên Lý. Ngoài ra tại đây mọi người còn được sáng tác thơ xuân, câu đối, bình thư pháp. Từ mồng 6 đến hết rằm tháng Giêng, du khách đến đây sẽ được khai bút đầu xuân, gửi gắm mong ước, cầu chúc một năm mới an lành, ấm no, hạnh phúc. Cùng với lễ hội khai bút, trong những ngày này tại khu tưởng niệm sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động như: tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ Mạc võ đường, biểu diễn võ thuật, các trò chơi dân gian, tổ chức liên hoan hát dân ca giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tổ chức giải thể thao thi đấu đối kháng giữa 10 làng văn hóa của xã Ngũ Đoan, Tân Trào…

Hội đua thuyền rồng đầu xuân tại Nam Hải

Hội đua thuyền rồng đầu xuân tại Nam Hải
Hội đua thuyền rồng đầu xuân tại Nam Hải

Cũng vào ngày mồng 6 tháng Giêng, dân làng Nam Hải (Đoàn Xá) sẽ tổ chức hội đua thuyền rồng đầu năm. Đây là một lễ hội truyền thống vừa mang tính tín ngưỡng vừa là trò chơi dân gian mang đậm tính thể thao, giúp rèn luyện sức khoẻ cho trai làng biển. Vào cuộc thi, người dân làng biển chia làm 2-4 đội, cùng nhau chèo thuyền rồng ra dàn cờ phía xa làm đích. Các đội sẽ thi nhau chèo thuyền qua đích 2 vòng theo tiếng trống hội rộn rã, tiếng reo hò cổ vũ của bà con và thuyền nào về đến bờ trước sẽ thắng cuộc. Trước đó, người dân sẽ làm lễ tế trong đình làng để cầu một năm mưa thuận, gió hoà, đi biển thuận lợi, cá tôm đầy khoang. Sau khi đua thuyền, người dân lại lấy nước thiêng ngoài biển rước về để trong đình làng.

 Lễ hội làng Kỳ Sơn

Đến ngày 9, mồng 10 tháng Giêng âm lịch, du khách đến với làng Kỳ Sơn (Tân Trào) sẽ được tham dự lễ hội rước lợn ông Bồ, hội chạy đá, hội hát đúm độc đáo chỉ có ở nơi đây. Đầu tiên là hội chạy đá được tổ chức vào mùng 9. Ngay từ tờ mờ sáng, tại khu vực đình làng, người dân Kỳ Sơn sẽ tập trung tại ao đình vui hội chạy đá. Hòn đá được chọn là hòn đá thiêng lớn hình bầu dục, trơn, nhẵn, nặng 5 kg sau khi tế lễ trong đình làng sẽ được một cụ cao niên trong làng đi thuyền, thả đá xuống ao đình. Sau khi có hiệu lệnh, các trai làng hò nhau xuống thi mò đá thiêng. Ai mò được hòn đá và chạy đến khu vực đất thiêng của đình làng sẽ là người thắng cuộc. Sau khi đem đá về đình làng tế lễ và hoàn đá vào đình làng người dân Kỳ Sơn tiếp tục tiến hành tế yết thành hoàng làng. Cũng trong buổi tối hôm đó, người dân sẽ rủ nhau ra đình làng nghe hát đúm. Trên khoảng ao đình tương đối rộng, các liền anh, liền chị trên bến, dưới thuyền sẽ cùng nhau hát đối. 

Lễ hội rước lợn ông Bồ
Lễ hội rước lợn ông Bồ

Ngày mồng 10 tháng Giêng, người dân Kỳ Sơn cùng các du khách sẽ được tham dự lễ hội rước lợn ông Bồ. Vào ngày này, dọc hai bên đường làng, từ sáng sớm người dân đã tụ tập rất đông chờ đón đoàn rước lợn ông Bồ cùng với các sản vật nông sản của địa phương ra tế lễ. Đúng giờ, đoàn rước đi trong tiếng nhạc bát âm réo rắt, kiệu rước lợn ông Bồ đi giữa các kiệu bày gạo, ngô, khoai sắn, bầu bí, chuối, cam...Tất cả các tế phẩm đều là nông sản sẵn có của địa phương đã qua thi chọn  giữa các dòng họ. Trên đường đoàn rước đến đình làng để tế lễ, đại diện người cao tuổi trong làng sẽ có bài phát biểu biểu dương những gia đình chăn nuôi, làm nông nghiệp giỏi trong năm qua. Sau khi tế lễ ở đình làng, lợn ông Bồ cùng các sản vật địa phương sẽ được chia đều cho các hộ trong làng với mong ước một năm sản xuất nông nghiệp thành công.

Hội đua thuyền rồng trên sông Đa Độ và lễ hội Minh Thề

Từ ngày mồng 10 đến 15 tháng Giêng ÂL hằng năm, du khách về khu trung tâm thị trấn núi Đối sẽ được tham dự lễ hội đua thuyền rồng trên sông Đa Độ, thăm chùa Khánh Đối toạ lạc trên đỉnh núi Đối và phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh sông Đa Độ. 

Vào sáng 14 tháng Giêng, làng Hoà Liễu (xã Thuận Thiên) sẽ có lễ hội Minh thề độc đáo. Sau khi tế thần xong, các bô lão, quan khách và toàn thể dân làng trong trang phục chỉnh tề sẽ tập trung quanh đình làng theo thứ bậc. Trong không khí thành kính trang nghiêm, một vị cao niên trong làng sẽ thực hiện nghi lễ cắt tiết gà trống và hoà rượu trắng, chờ sau khi tư văn đọc văn thề thì mọi người sẽ cùng nhau đọc lời thề và uống rượu thề để cầu chúc một năm làm nhiều việc tốt với tâm trí sáng tỏ, lương tâm trong sáng. Sau hội Minh thề, nhân dân trong làng sẽ tổ chức hội vật và hát chèo truyền thống…

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, các lễ hội truyền thống ở Kiến Thụy vẫn giữ được những nét đẹp tự nhiên độc đáo vốn có của người dân vùng biển với ước nguyện chung là cầu mong một năm mới tràn đầy sức lực, ấm no, đầy đủ.

Theo baohaiphong

Bài viết về Hải Phòng liên quan

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải PhòngẢnh Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
    Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
  • Hội đình Dư Hàng tại Hải PhòngẢnh Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
    Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
  • Hội đền Khả Lâm tại Hải PhòngẢnh Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
    Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
  • Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải PhòngẢnh Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
    Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
  • Hội Chùa Vẽ tại Hải PhòngẢnh Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
    Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
  • Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải PhòngẢnh Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
    Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
  • Hội Đình Hạ tại Hải PhòngẢnh Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
    Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
  • Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
    Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
  • Lễ hội chợ Xưa ở Hải PhòngẢnh Lễ hội chợ Xưa  ở Hải Phòng
    Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
  • Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
    Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
  • Lễ hội đảo Dấu ở Đồ SơnẢnh Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
    Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
  • Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đền Mõ - Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
    Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
  • Lễ hội đền Bà Lê ChânẢnh Lễ hội đền Bà Lê Chân
    Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Kiến Thụy - Hải Phòng: vùng quê giàu lễ hội

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Kiến Thụy - Hải Phòng: vùng quê giàu lễ hội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Từ những ngày đầu Xuân Nhâm Thìn, vùng đất Dương Kinh - Kiến Thụy luôn rộn rã tiếng trống hội. Nắng xuân ấm áp bừng sáng khắp đồng ruộng, thôn xóm, người...