Hải Phòng: Đẩy mạnh quản lý hoạt động lễ hội
Tưng bừng lễ hội đầu Xuân
Vào dịp đầu xuân, trên địa bàn Hải Phòng có nhiều lễ hội được tổ chức, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người dân đi dâng hương đầu năm, cầu may mắn, tài lộc và tham quan thưởng cảnh cũng như thưởng thức các hoạt động văn hóa thể thao tại các điểm di tích lịch sử, đền, chùa...
Theo thống kêcủa Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL), mỗi năm nước ta tổ chức khoảng hơn 7.000 lễ hội dân gian trong đó có khoảng 1.000 lễ hội mới. Tại Hải Phòng, chỉ tính trong tháng Giêng nơi đây đã có các lễ hội như chạy đá, rước lợn ông Bồ ở Kỳ Sơn, đua thuyền trên sông Đa Độ (Kiến Thụy), lễ hội Núi Voi (An Lão), hội vật Vĩnh Khê (An Dương), hội bơi chèo làng Gia Lộc (Cát Hải), lễ hội đền Trần Quốc Bảo (Thủy Nguyên)... Các lễ hội nêu trên là lễ và hội của cộng đồng, là đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người dân, ở trong phạm vi cộng đồng nhỏ.
Các lễ hội ở Hải Phòng là những lễ hội truyền thống có tín ngưỡng gắn liền với tinh thần thượng võ dân tộc, có giá trị và ý nghĩa to lớn với mục đích cầu sức khỏe, cầu một năm mưa thuận gió hòa, sản xuất ngoài biển, trên đồng suôn sẻ. Những người tổ chức và nhân dân tham gia lễ hội đều tích cực đóng góp công sức, tiền của một cách lành mạnh. Với nguồn kinh phí xã hội hóa, tiền thưởng được trao cho các đội có lợn to nhất, về đích nhanh nhất trên đường đua, có thành tích cao trên các sới vật, sân bóng chuyền, thi các trò chơi dân gian đặc sắc...Ngoài phần thưởng mang giá trị vật chất, những đội thi, cá nhân, địa phương có thành tích trong thi đấu ở các lễ hội còn mang cả niềm tin về một năm làm ăn thuận lợi, làm cơ sở cho ngày xuất quân, xuống đồng và vươn khơi sản xuất hiệu quả...
Không để các lễ hội bị biến tướng
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Hải Phòng trong thời gian qua đang được phát huy có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực đã đạt được, chung quanh các điểm tổ chức lễ hội cũng còn nhiều điểm không hợp lý như: việc mở rộng quy mô lễ hội một cách tràn lan; trách nhiệm của người quản lý và ý thức của người dân khi tham gia lễ hội còn hạn chế, bất cập, dẫn đến thái độ và hành vi ứng xử chưa văn hóa tại một số lễ hội; các hiện tượng tiêu cực như mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, xâm phạm cảnh quan môi trường, an ninh trật tự không bảo đảm, thương mại hóa lễ hội…đang có chiều hướng phát triển. Tình trạng này đã và đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư luận.
Hiện tượng ăn xin vẫn còn xuất hiện tại một số lễ hội
Cụ thể, tại một số chùa lớn trên địa bàn thành phố như chùa Đỏ, chùa Vẻn, chùa Vẽ, cảnh người ăn xin nằm cả ra đường kêu gào xin tiền, cảnh bán hàng tràn lan, lộn xộn chèo kéo khách gửi xe với giá cắt cổ làm phiền lòng người đi lễ chùa vẫn còn xuất hiện, ngoài ra, hiện tượng rắc, rải tiền lẻ tràn lan vẫn còn xuất hiện và gây phản cảm tại các lễ hội, nơi thờ tự...
Trước thực tế này, mới đây Ngân hàng Nhà nước VN đã có công văn gửi Bộ VHTTDL, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân sử dụng đồng tiền hợp lý trong các hoạt động văn hoá, lễ hội, tín ngưỡng. Nội dung công văn gửi Bộ VHTTDL của Ngân hàng Nhà nước VN nhấn mạnh: “Thời gian gần đây, nhu cầu về tiền mới với mệnh giá nhỏ vào dịp năm mới đã tăng đột biến, tạo áp lực hết sức lớn đối với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng nói chung.Trong dịp năm mới, tiền mới với mệnh giá nhỏ đã được sử dụng nhiều lần trong các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, nhất là ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Sự tăng cao bất hợp lý của nhu cầu về tiền mới, mệnh giá nhỏ là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ đổi tiền lẻ để trục lợi, ảnh hưởng đến việc lưu thông tiền tệ và gây mất cảnh quan ở nhiều di tích lịch sử, văn hoá và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo”.
Rải tiền lẻ tràn lan gây mất thẩm mỹ trong khu di tích
Ở một số lễ hội, di tích, việc sử dụng tiền lẻ không hợp lý ngày càng phổ biến, gây phản cảm, ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm và cảnh quan của di tích, nơi thờ tự và đặc biệt, ảnh hưởng đến hình ảnh đồng tiền Việt Nam, gây lãng phí rất lớn cho xã hội, đặc biệt là chi phí liên quan đến việc in ấn, phát hành, thu đổi, kiểm đếm, phân loại, bảo quản tiền mặt...do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chấn chỉnh, nâng cao công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Mới đây, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng cả một hệ thống văn bản quản lý vấn đề này.
Tuy nhiên, một số vấn đề khiến dư luận bức xúc lâu nay như hiện tượng khấn thuê, đốt đồ mã, thả tiền, ném tiền bừa bãi vào hậu cung, nhét tiền vào tay tượng Phật, xả rác tùy tiện, hiện tượng thương mại hóa lễ hội dân gian … vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng. Trước tình hình này, đề ra yêu cầu cho các ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các cấp cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trừng hợp sai phạm trong tổ chức và quản lý lễ hội, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như: mê tín dị đoan, đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ, đặt "tiền giọt dầu" tùy tiện; lưu hành văn hóa phẩm trái phép; tự động nâng giá, ép giá các dịch vụ tại các nơi tổ chức lễ hội. Đây là việc làm cần thiết để lưu giữ nét đẹp văn hóa, không làm sai lệch bản sắc văn hóa quý báu của dân tộc.
Theo baohaiphong
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
-
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Hải Phòng: Đẩy mạnh quản lý hoạt động lễ hội
Từ khóa:
Những năm gần đây, việc tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ...