Du xuân, trẩy hội tại Thủy Nguyên (Hải Phòng)

Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay còn duy trì, lưu giữ khoảng 100 lễ hội dân gian, lịch sử, văn hóa, tôn giáo được tổ chức thường xuyên, định kỳ. Các Lễ hội ở Thủy Nguyên trải khắp địa bàn làng xã trong huyện và chủ yếu tập trung vào dịp đầu năm. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng nơi đây đã có tới gần 70 lễ hội. Mùa xuân được xem là thời điểm đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi, người người đến các di tích lễ thần, phật, cầu mong một năm may mắn, bình an, hạnh phúc.

Mồng 1 đi chợ cầu may

Không cầu kỳ với các nghi lễ phức tạp nhưng hội chợ Xưa ở xã An Lư luôn được xem là nét đẹp trong phong tục, tập quán đón Tết của người Thủy Nguyên. Được biết, lễ hội chợ Xưa truyền thống diễn ra vào đúng ngàymồng 1 Tết. Tại phiên chợ  này, mọi người sẽ đến bày bán sản vật nông nghiệp của địa phương như: muối, hải sản...đặc biệt là cá mực bởi người dân Thủy Nguyên, nhất là các ngư dân quan niệm việc ăn cá mực đầu năm sẽ đem lại nhiều điều may mắn, hạnh phúc và đem lại mùa màng tươi tốt, cả năm được mùa tôm cá. 

Hội chợ Xưa ở xã An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Hội chợ Xưa ở xã An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Ngày nay, hội chợ Xưa đã bắt đầu bày bán nhiều loại sản phẩm hơn, từ đồ ăn, đồ uống; các nông sản như rau, thịt, cá…đến các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Dù có thay đổi nhưng ý nghĩa của hội chợ Xưa vẫn được giữ nguyên. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ đầu xuân, cùng chúc tụng nhau những điều tốt lành. Tại phiên chợ, cả người mua và người bán đều cảm thấy vui vẻ, buôn bán không coi nặng việc lời lãi, giá cả mà chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nhằm cầu một năm mới “buôn may bán đắt”, mọi sự bình an, hạnh phúc. Cũng vì truyền thống và ý nghĩa này nên chợ Xưa luôn đông khách và có nhiều khách từ các địa phương khác đến. Nhiều người đi cùng người thân, bạn bè đến chợ. Cùng với hội chợ Xưa, người dân xã An Lư cũng tổ chức một số trò chơi dân gian hấp dẫn khác như: đu Xuân, đánh cờ người…

Mồng 6 hội Tràng

Cũng như hội chợ Xưa, hội Tràng là một điểm đến đáng chú ý trong tháng Giêng. Hội Tràng tên chính là hội đền Trần Quốc Bảo ở thị trấn Minh Đức. Do trước đây, đền thờ thuộc xã Tràng Kênh, tổng Dưỡng Động nên bà con thường gọi là hội Tràng. 

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 và 7 tháng Giêng ÂL hằng năm. Đây là một lễ hội có quy mô lớn được tổ chức thường niên tại khu vực đền thờ và lăng mộ tướng quân Trần Quốc Bảo nhằm tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc này. Trong phần lễ có các nghi lễ tế lễ, lễ rước, đọc chúc văn, diễn văn, dâng hương…Tiếp đó là phần hội với nhiều trò chơi dân gian mang đậm chất văn hóa và tinh thần thượng võ như kéo co, chọi gà, hát đúm, đu tiên... Bên cạnh đó, hằng năm địa phương còn tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá giữa các tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Minh Đức. 

Đền Trần Quốc Bảo ở Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đền Trần Quốc Bảo ở Thủy Nguyên, Hải Phòng

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo là dịp để người dân nơi đây hướng về nguồn cội, tưởng nhớ về người anh hùng đã có công với nước, qua đó vun đắp thêm tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Bên cạnh đó, khi tham dự lễ hội, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Tràng Kênh - “nơi mà các sông giao lưu, sóng nước liền trời, cây cối che bờ, thật là nơi hiểm yếu ở biên cảnh”.

Chơi hội... xuyến xao câu hát đúm

Bên cạnh các lễ hội lớn, ở các làng, các xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên còn có các lễ hội gắn truyền thống gắn với lịch sử của địa phương. Trong ngày mồng 2 Tết, lễ hội được tổ chức ở các xã Phục Lễ, Lập Lễ, Phả Lễ; từ ngày mồng 3 đến mồng 5 tết có lễ hội làng Cao Kênh (Hợp Thành); mồng 5 - 6 tết có lễ hội đền Nghè Mỹ Giang (Kênh Giang); từ ngày 12 đến hết ngày 14 tháng Giêng có lễ hội hang Lương (Gia Minh)...

Tại các lễ hội, bên cạnh các nghi lễ còn có các trò chơi dân gian phong phú, đặc sắc như đánh cờ người, cờ tướng, vật, đu, hát đúm... thu hút đông đảo khách du lịch. Nếu như trước đây, nói đến hát đúm là nói đến hội mở mặt ở 3 xã Phục Lễ, Lập Lễ và Phả Lễ thì ngày nay, tục mở mặt không còn nhưng hát đúm vẫn được lưu giữ không chỉ ở 3 xã trên mà có ở cả các địa phương khác bởi lễ hội truyền thống ở các địa phương có sự giao lưu lẫn nhau.

Hát Đúm ở Thủy Nguyên, Hải Phòng
Hát Đúm ở Thủy Nguyên, Hải Phòng

Tại các lễ hội, các nghệ nhân hát đúm luôn được dành cho một khu vực riêng. Bàn ghế phục vụ cho hát đúm được kê đối diện với nhau, có trà, có trầu têm cánh phượng. Khách đến đây uống ngụm trà, ăn một miếng trầu, các cụ ông, cụ bà sẽ bắt đầu câu chuyện bằng câu hát "làm duyên kết bạn mình ơi…". Và rồi những câu chuyện được nối tiếp, rằng:

“Hai ta cách một cái đầm

Muốn sang anh bắc cầu cho sang/cầu ngầm ngã dọc, ngã ngang

Có phải nhân ngãi thì sang ăn trầu” 

"Thấy em vừa đẹp, vừa xinh

Anh thuận nhân tình, anh nắm cổ tay

Nắm rồi, anh hỏi cổ tay

Ai nặn nên trắng, ai day nên tròn?

Vì nàng anh phải đi đêm

Ngã năm ba cái, đất mềm không đau

Vì nàng anh phải đi thăm 

Ngã sứt đầu gối, ngã thâm bánh chè…"

Tuy không cầu kỳ như cách hát quan họ Bắc Ninh nhưng các câu hát đúm dễ đi vào lòng người bằng cách hát đối đáp hỏm hỉnh mà đầy ý tứ. Những câu chuyện được tiếp nối bằng các điệu hát và đến khi hết hội xao xuyến giã bạn:

"Mình về mình bỏ ta đây

ngựa hồ ai cưỡi, cổ tay ai cầm

Mình về bỏ quạt ai cầm

Bỏ dâu ai hái, bỏ tằm ai nuôi”...

Theo Baohaiphong

Bài viết về Hải Phòng liên quan

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải PhòngẢnh Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
    Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
  • Hội đình Dư Hàng tại Hải PhòngẢnh Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
    Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
  • Hội đền Khả Lâm tại Hải PhòngẢnh Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
    Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
  • Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải PhòngẢnh Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
    Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
  • Hội Chùa Vẽ tại Hải PhòngẢnh Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
    Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
  • Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải PhòngẢnh Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
    Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
  • Hội Đình Hạ tại Hải PhòngẢnh Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
    Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
  • Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
    Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
  • Lễ hội chợ Xưa ở Hải PhòngẢnh Lễ hội chợ Xưa  ở Hải Phòng
    Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
  • Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải PhòngẢnh Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
    Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
  • Lễ hội đảo Dấu ở Đồ SơnẢnh Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
    Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
  • Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải PhòngẢnh Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
    Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
  • Lễ hội đền Mõ - Hải PhòngẢnh Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
    Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
  • Lễ hội đền Bà Lê ChânẢnh Lễ hội đền Bà Lê Chân
    Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Du xuân, trẩy hội tại Thủy Nguyên (Hải Phòng)

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Du xuân, trẩy hội tại Thủy Nguyên (Hải Phòng), hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay còn duy trì, lưu giữ khoảng 100 lễ hội dân gian, lịch sử, văn hóa, tôn giáo được tổ chức thường xuyên, định kỳ. Các Lễ...