Lễ hội Đền Và tại Hà Nội

Thời gian: 15/1 Âm lịch
Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch người dân thôn Vân Gia thuộc xã Trung Hưng, huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội lại tưng bừng mở hội Đền Và.

Tương truyền thời ấy, khi vua Hùng nghe theo lời Sơn Tinh trao lại ngôi vua cho Thục Phán, đất nước đã trở lại cảnh thái bình. Sơn Tinh cùng Mỵ Châu về núi Ba Vì sinh sống. Ngài thường du ngoạn khắp bốn phương, hỏi thăm tình trạng dân tình khắp nơi. Một lần, khi Ngài đang nhằm hướng mặt trời mọc để đi đến một quả đồi thấp ở ven dòng sông Tích. Thấy đây quả thật là một nơi thắng địa, Ngài đã dừng chân nghỉ ngơi nhưng vừa lúc đó trên trời bồng nhiên xuất hiện đám mây ngũ sắc từ phía núi Ba Vì bay tới đã che mát một vùng. Ngài cho rằng là điềm lành, bèn cho lập tại đó một hành cung. Nơi ấy nay chính là ngôi đền Và.

Lễ hội Đền Và tại Hà Nội
Lễ hội Đền Và tại Hà Nội

Từ ngày có hành cung ở Đền Và, Thánh Tản cũng thường hay lui tới vùng đất ở bên kia sông Hồng. Một lần, đang trên đường trở về Đền Và, Ngài dừng chân tại một xóm nhỏ ở ven sông để nghỉ ngơi. Mặc dù đang tiết xuân mát mẻ, nhưng vì đi đường xa lại gió bụi khiến người khó chị nên Ngài muốn tìm nguồn nước để tắm giội. Nhìn quanh nơi này, Ngài thấy một cô gái đang gánh đôi sọt đi cắt cỏ, Ngài tiến đến bên và lựa lời chào hỏi rồi ngỏ ý muốn nhờ cô gánh cho một gánh nước ở sông Hồng. Cô gái này tưởng Ngài đùa lỡm nên cười ngặt nghẽo. Nhưng sau đó cô đã rất bất ngờ trước vẻ chân thực của Ngài, nhưng cô vẫn quyết định từ chối lời đề nghị vì sọt của cô chỉ đựng được cỏ chứ không đựng được nước. Ngài chỉ mỉm cười và bảo cô cứ thử giúp thử xem sao. Quả nhiên, đôi sọt của cô gái lại đựng được nước thật.

Trong khi Ngài đang tắm giội thì cô gái đã chạy về loan báo với dân làng rằng có chuyện lạ đời. Khi người dân kéo đến nơi thì người tắm xong và đã đi mất, xung quanh chỉ còn phảng phất mùi hương trầm. Lúc ấy dân làng nơi đây mới bừng tỉnh và nhận ra đó là chính đức thánh Tản vừa ghé qua đây.

Lại có chuyện, khi mới gặp cô gái đi cắt cỏ, Ngài đã bày cho cô gái cách làm liềm để thay cho con dao cô vẫn hay dùng để cắt cỏ được dễ hơn và nhanh hơn.

Ghi nhớ dấu tích và ơn đức của Ngài, dân làng Di Bình (thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã lập ngôi đền và đặt tên cho đền là đền Ngự Giội, ý để nhắc nhở về việc Ngài đã đến đây ngự cảnh và tắm giội ở đó trước khi trở về đền Và.

Cứ ba năm một lần lễ hội Đền Và lại được tổ chức với qui mô lớn
Cứ ba năm một lần lễ hội Đền Và lại được tổ chức với qui mô lớn

Người dân ở Đền Và, dựa vào sự tích đám mây ngũ sắc (chữ Hán là Vân già) xuất hiện trên bầu trời của quê mình đã đặt tên cho là làng Vân Gia. Từ đó, dân trong làng làm ăn phát đạt hơn, họ càng ngày càng chăm sóc việc hương khói và thờ phụng Thánh Tản. Lễ hội Đền Và được tổ chức vào dịp xuân thu nhị kỳ: mùa xuân được mở vào tháng Giêng, mùa thu thì mở vào tháng 9.

Lễ hội đền Và thường được mở vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. Cứ 3 năm lại tổ chức một lễ hội lớn vào các năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu. Năm lễ hội lớn thì đền Và có lệ tục rước nước do chính người dân dân làng Di Bình thuộc xã Vĩnh Thịnh, Yên Lạc đảm nhiệm. Cũng vào năm mở hội lớn, các làng có cùng tín ngưỡng ở đền sẽ cùng nhau tổ chức một cuộc rước rất hoành tráng. Tất cả sẽ có 8 làng tham gia, gồm: Thanh Trì, Vân Gia, Mai Trai, Nghĩa Phủ, Đạm Trai thuộc xã Trung Hưng; làng Phù Sa, Phú Nhi (Bần Nhi) thuộc địa phận xã Viên Sơn và làng Di Bình của tỉnh Vĩnh Phúc.

Lễ hội Đền Và diễn ra trong một không gian rộng, các nghi thức được tổ chức chặt chẽ. Lễ hội thường bắt đầu mở từ ngày 13 tháng 1. Dân thôn Vân Gia sẽ lên đền để dọn dẹp và trang trí cờ hội. Buổi chiều, người dân các thôn sẽ rước cỗ kiệu của thôn mình về đặt ngay ở sân trước nhà tiền tế của đền. Các cỗ kiệu sẽ được đưa xuống thuyền qua sông. Cư dân vạn chài ở trên sông sẽ tấp nập kéo đến, ghép các thuyền lại thành hình một quả cầu phao vực lớn để đưa đoàn rước sang sông và khi họ nhập vào đoàn rước sẽ trở thành những đoàn ngư­ời đi hội. Quan niệm của dân nơi đây là vào ngày này vạn chài nào thì trên sông sẽ làm nhiều điều phúc và Thánh Tản sẽ ban nhiều điều may cho làng đó.

Khuôn viên Đền Và
Khuôn viên Đền Và

Sang ngày Rằm tháng giêng, cũng chính là ngày chính hội sẽ tổ chức những cuộc vui chơi, tiếp đón khách xem hội đến đền Và thắp h­ương, lễ vật lên viếng Đức Thánh Tản. Ngày 15, tại sân tr­ước của nhà tiền tế sẽ diễn ra trò đấu vật. Các đô vật xứ Đoài sẽ đến vật chầu bóng Thánh, sau đó sẽ diễn trò vui vật để giật giải, một thú vui vốn đ­ược người dân xứ Đoài hâm mộ. Lễ hội thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 9 âm lịch. Lễ hội mở từ ngày 14 tháng 9 âm lịch, dân làng của các thôn Nghĩa Phủ, Vân Gia, Thanh Trì, Đạm Trai, Mai Trai sẽ cùng nhau ùa ra đoạn sông Tích từ Thượng Cầu Vang để cùng đánh bắt cá. 

Bài viết về Hà Nội liên quan

1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Đền Và tại Hà Nội

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Đền Và tại Hà Nội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch người dân thôn Vân Gia thuộc xã Trung Hưng, huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội lại tưng bừng mở hội Đền Và....