- Về đầu bài viết
- Ảnh: Chùa Vua thuộc địa phận làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
- Ảnh: Thi cờ người tại hội Chùa Vua
- Ảnh: Tại hội chùa Vua, những cô gái xinh đẹp, trang phục lộng lẫy, giống nhau là người cầm quân cờ
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Chùa Vua tại Hà Nội
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Chùa Vua tại Hà Nội
Chùa Vua ngày xưa thuộc địa phận làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay nằm trong khu vực chợ Giời thuộc phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chùa Vua thuộc địa phận làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Chùa Vua được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vào năm 1992. Kể từ đó công cuộc tôn tạo, trùng tu và bảo vệ mới được tiến hành khẩn trương và nghiêm túc.
Theo sử sách, chùa Vua thờ Đế Thích, vua cờ của các dân tộc miền Á Đông, được xây dựng từ đời Lê (1428 - 1527). Dân gian tương truyền rằng một vị hoàng tử nhà Lê đã chọn chùa Vua làm trung tâm đấu cờ tướng của kinh đô Thăng Long. Sau này, để kỷ niệm dân làng Thịnh Yên có tục mở hội và tiến hành đấu cờ trong dịp đầu xuân. Hội đấu cờ đã thu hút nhiều danh thủ nổi tiếng ở Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc tham dự.
Hội chùa Vua diễn ra từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 9 tháng Giêng. Đấu cờ được coi là nội dung chính của hội ngoài các sinh hoạt thông thường. Ngoài những giải thưởng từng kỳ, từng năm, những danh thủ đạt giải ba năm liền thì sẽ được khắc tên vào bia đá của chùa. Truyền thống đấu cờ đã ăn sâu vào tâm thức của dân làng Thịnh Yên tới mức những năm chiến tranh loạn lạc, đất chùa bị lấn chiếm, chùa bị phá hư hỏng nặng, hội không mở được song dân làng vẫn không quên lệ đấu cờ. Dù không mở được hội lớn, cứ tết Nguyên đán xong, dân làng và những người ưa chuộng môn cờ tướng vẫn đến đây dâng hương đấu cờ trong chùa để thưởng xuân, thi tài.
Thi cờ người tại hội Chùa Vua
Từ khi được công nhận là di tích lịch sử, khu vực chùa đã được mở rộng thêm, khu vực hội cũng đã được nới rộng ra thoải mái. Sau cuộc tế lễ là tới hội cờ: cờ người, cờ tướng, múa sư tử, chọi gà cùng các trò chơi khác. Hội chùa Vua đang dần lấy lại phong độ cũ của mình trên bình diện mới, phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn.
Trong hội thi cờ, cờ người đặc sắc hơn cả. Ngoài ý nghĩa trí tuệ mà các kỳ thủ phải vận dụng, nó còn mang ý nghĩa nghệ thuật cao thông qua trang phục của quân cờ do người đóng.
Một bàn cờ kẻ bằng vạch vôi trên sân chùa, ba mươi hai quân cờ được kẻ vẽ trên các biển gỗ có cọc cắm để người đóng vai làm quân cờ cầm theo. Những cô gái xinh đẹp, trang phục lộng lẫy, giống nhau là người cầm quân cờ. Riêng vai tướng thì mô phỏng lệ bộ của quân bài tướng. Càng cầu kỳ trong ăn mặc bao nhiêu thì màu sắc hội càng phong phú bấy nhiêu. Vì quân cờ toàn tuyển các cô gái xinh đẹp nên các chàng trai cứ vòng trong vòng ngoài không rời bàn cờ được! Người thì mải xem các nước đi, thế cờ của người chơi, người lại mải ngắm các quân cờ.
Sau khi sắp xếp xong vị trí trên bàn cờ, các quân cờ ngồi xuống ghế đúng ô, điểm của mình. Hai người đấu cờ đi đi lại lại, ngắm nghía tính toán từng nước cờ. Khi họ đi nước nào thì quân cờ ấy tiến theo yêu cầu của họ. Cũng có khi người chơi ngồi ở bàn cao hô nước đi của mình, thì trên bàn cờ có người dẫn quân cờ đi theo lệnh đó. Quân cờ nào bị đối phương “ăn” thì bị loại khỏi bàn cờ. Cứ như vậy, người đứng xem vừa bình luận về các “quân cờ”, vừa đánh giá nước đi của đấu thủ mà hồi hộp mong đợi kết quả của trận đấu. Có những chàng trai láu lỉnh tiến sát vào bàn cờ, phía quân cờ mình thích để trêu đùa các quân cờ tại nên không khí vừa căng thẳng, trí tuệ, vừa ồn ào sôi nổi.
Ban tổ chức cuộc đấu thì tùy theo tình hình từng năm, phân từng cặp đấu thủ dựa vào số lượng người đăng ký dự đấu. Có khi là hai làng đăng ký đấu với nhau, có khi là các cặp đấu cá nhân tranh giải. Thi đấu cũng có nhiều kiểu, phụ thuộc vào sự quyết định của ban tổ chức, dựa trên ý kiến tham khảo của người am hiểu hoặc luật chơi hội đã định ra. Có thể là thách đấu bất kỳ của mỗi cá nhân, đấu loại hay đấu vòng tròn. Cuộc đấu cờ được bàn bạc dân chủ nên càng hấp dẫn khách dự hội.
Tại hội chùa Vua, những cô gái xinh đẹp, trang phục lộng lẫy, giống nhau là người cầm quân cờ
Năm 1993 tại lễ hội này, người ta đã tổ chức một cuộc rước long trọng. Cuộc rước do hai phường Lê Đại Hành và Phố Huế tiến hành cùng sự tham gia của nhà hát Tuồng gần Trung tâm triển lãm Vân Hồ. Đám rước diễu hành bắt đầu từ Chùa Vua ra khu triển lãm nhằm tôn vinh nền thể thao nước nhà, nhất là ngành cờ tướng với vị vua cờ Đế Thích đang được thờ tại chùa. Sau lễ rước ấy, Câu lạc bộ cờ chùa Vua đã tổ chức cuộc đấu cờ chung kết giữa hai quán quân cờ năm 1992 Đào Thanh Hùng và quán quân năm 1993 Lê Hùng.
Hội chùa Vua những năm gần đây đều đông vui vì chùa đã được sửa sang tu bổ nhiều, lại nằm ở giữa khu chợ, do đó khách xem thuộc nhiều tầng lớp xã hội đã đến dự, vừa xem hội, vừa cầu lộc, cầu tài…
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Lễ hội Chùa Vua tại Hà Nội
Từ khóa:
Chùa Vua ngày xưa thuộc địa phận làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay nằm trong khu vực chợ Giời thuộc phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng,...