Lễ hội chùa Trăm Gian tại Hà Nội
Lễ hội chùa Trăm Gian là một lễ hội vùng, gồm nhiều thôn như thôn Thượng, Nội, Phương Khê( thuộc xã Tiên phương) và Thổ Nghĩa là Xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai ngày nay.
Phần lễ của lễ hội chùa Trăm Gian bao gồm: Đại đám có lễ rước kiệu Thánh, lễ rước nhang yến (án), rước giá cỗ gồm bánh chưng và bánh dày của nhà chùa, rước giá văn bản là giá để bản văn tế, rước bát nhang và mâm ngũ quả.
Lễ rước kiệu Thánh là kiệu bát công được 18 người khiêng, mỗi một giá rước có 4 người khiêng. Người khiêng đều phải mặc áo Mã tiền gồm bên trong là thân áo, bên ngoài có đính các dải phướn có nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng, phía trên chỉ nhỏ như chiếc đũa cả, phía dưới lại to bằng mái chèo.
Lễ hội chùa Trăm Gian còn được gọi là lễ hội đánh cờ người
Ngày mồng 4, đúng vào giờ Thìn (7-9 giờ sáng) đội rước kiệu sẽ di chuyển ra sập đá ở trước nhà Tiền đường để trí kiệu (tức là chồng đòn), các tàn quạt được cắm xung quanh và bày dàn bát bửu. Tiếp theo, đoàn rước sẽ di chuyển xuống núi theo hình chữ chi từ chùa xuống gác chuông rồi vòng qua phải, sau đó quay lại đi giữa nhà giá ngự, rồi đến hồ bán nguyệt để ra đường làng, từ đây đoàn rước sẽ đi thẳng ra Quán Thánh nằm ở giữa đồng chiêm là lưu lại dấu tích bước chân thứ nhất của Thánh khi về quê xin tương cà.
Khi đến hòn đá ở Quán Thánh thì dừng chân để tổ chức tế. Ông Quản Tuần là chỉ huy đám rước cùng các vị chức sắc chánh phó tổng, được trương tuần dẹp đường. Tế xong sẽ rước về, khi đi tới chân núi thì rước thẳng lên chùa chứ không cần đi theo hình chữ chi nữa.
Buổi tối Thánh hoàn cung, đoàn Mai Lĩnh sẽ phải làm lễ trình rối ở trước cửa điện Thánh với ý nghĩa tượng trưng cho việc trình diện của quân Minh năm xưa.
Theo người dân kể lại, khi quân Minh sang xâm lược nước ta đã giết người, cướp của, đốt các chùa chiền, chúng hành động vô cùng tàn ác, chính Ngài đã làm ra mưa máu khiến quân giặc bị bệnh mà chết , bị hao tổn binh lực nên phải rút đi. Sau khi quân Minh rút về nước, còn một số ít quân sĩ xin ở lại Mai Lĩnh lập nghiệp. Chính vì vậy, hằng năm cứ vào đêm chính hội của lễ hội chùa Trăm Gian (đêm mồng 4 tháng Giêng) nhân dân Mai Lĩnh, nay thuộc địa phận quận Hà Đông lại cử một nhóm người đến để lễ trình con rối tượng trưng cho nghi thức trình diện của quân Minh năm xưa. Nếu như năm nào người dân Mai Lĩnh không lễ trình thì y như rằng họ sẽ gặp nhiều vận vui, làm ăn thua lỗ.
Đoàn Mai Lĩnh gồm 4 đến 5 người, gồm một người sẽ gánh những con rối được đựng trong hai cái bồ to và mấy người đi theo trình rối. Trong lễ trình rối, họ sẽ căng màn lên, người trình sẽ đứng sau màn và lần lượt giơ con rối bà mẹ và các con để trình diễn. Trình xong, các con rối sẽ được cất đi để ngày hội năm sau lại dùng, sáng ngày hôm sau đoàn ra về.
Về mâm “ngũ quả” dâng lên Thánh gồm nhiều thứ quả như: 6 nải chuối tiêu, 10 quả cam đường , 10 quả cam sành, 10 quả quýt, 1 quả bưởi đào, 1 quả bưởi, 1 quả bưởi đường, 1 quả bưởi gấc, 1 quả na, 1 quả mít một quả, 1 quả dứa… nói chung cứ càng nhiều thứ quả thì càng tốt.
Trong hội rước ngày mồng 4, cỗ chay là do sư chùa sửa soạn, gồm 16 cái bánh chưng và 16 cái bánh dày, cúng xong sẽ chia đều cho 4 thôn.
Đoàn đại biểu Bối Khê là quê hương của Đức Thánh sang dự hội chùa Trăm Gian được mọi người gọi là các cụ Sãi quan anh, gồm 8 cụ ông và 8 cụ bà. Đến ngày hội chùa Bối Khê vào 12 tháng Giêng, đoàn đại biểu của “tứ bích” lên tham dự và cũng lại được gọi như thế.
Để đón tiếp cẩn thận, làng sẽ bình chọn trong “Tứ bích” mỗi thôn có 2 người, phải là những người cao tuổi, có uy tín và được người dân kính trọng, đức cao vọng trọng, đầy đủ tư cách, khi tiếp khách phải nói năng lễ độ, biết nhún nhường, cùng hàn huyên thân tình sau 1 năm xa cách. Các cụ Sãi Bối Khê được lấy từ 7 sào ruộng do nhân dân trong làng cấp để tổ chức 2 bữa cơm (trưa ngày mồng 4 và sáng ngày mồng 5) và một bữa nước vào tối ngày mồng 4. Cỗ chứa Sãi làm rất to, được bày trên mâm vuông hai tầng. Trưa ngày mồng 5 dân anh trở về.
Ngày mồng 5 thổi cỗ chùa, người đến lượt phải làm mà không được cấp ruộng. Từ tối ngày hôm trước, gia đình thổi cỗ đã cử người đi mời khắp lượt, người đến chùa đều được nhận quà mừng. Gia đình phải chuẩn bị loại gạo ngon, dùng rá mới để vo, dùng chậu mới để đựng cơm canh. Vo gạo xong bày cả dãy dài, ông chủ sẽ đi xem và thọc tay vào từng rá gạo để kiểm tra chất lượng.Trưa ngày mồng 5 sẽ ăn cỗ chùa.
Chùa Trăm Gian là nơi thờ Đức Bồ tát khai Sơn - Nguyễn Bình An
Đặc biệt, gia đình nào được chọn thi cỗ chay gồm xôi và chuối, thì để tế tạ ngày 6, phải chuẩn bị từ vài tháng trước.
Phần hội diễn ra rất đông vui, với nhiều trò chơi và cuộc thi phong phú và độc đáo như: Thổi cỗ chùa, múa rối, thi oản chuối, đấu vật, đốt pháo…. Đặc sắc nhất phải kể đến cờ người. Chính vì vậy, hội chùa Trăm Gian còn được người ta gọi là lễ hội đánh cờ người.
Hội pháo cũng diễn ra rất sôi nổi, có pháo hoa, pháo bông, pháo ném và màn bắn pháo trên cao, pháo nhị thanh, pháo chuột.
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Trăm Gian tại Hà Nội
Từ khóa:
Chùa Trăm Gian hay chùa Tiên Lữ, chùa Núi, nằm ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hàng năm, vào ngày mồng 4 tháng Giêng chùa lại mở hội...