Lễ hội Chùa Hương tại Hà Nội

Hội chùa Hương được tổ chức từ ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng Ba âm lịch hàng năm, tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ngày mồng 6 tháng Giêng sẽ là ngày khai hội. Mỗi khi dịp lễ hội Chùa Hương đến có hàng  triệu phật tử và du khách từ khắp nơi trong nước lại nô nức kéo nhau về đây trẩy hội. Hành trình tìm về miền đất Phật, là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm đã ứng hiện tu hành, để dâng lên Người những lời nguyện cầu, một nén thay lòng thành kính, hoặc thả hồn vào với thiên nhiên ở một vùng non nước hữu tình còn in dấu Phật.

Lễ hội Chùa Hương tại Hà Nội
Lễ hội Chùa Hương tại Hà Nội

Thời điểm Chùa Hương đông khách nhất đó là từ 15 tháng riêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Những ngày này vốn là ngày lễ khai sơn hay lễ mở cửa rừng của địa phương nơi đây. Đến nay, nghi lễ mở cửa rừng này có hàm nghĩa mới  là mở cửa chùa.

Phần lễ của lễ hội chùa Hương được thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội 1 ngày, từ các đền, chùa cho đến đình, miếu khói hương lan tỏa nghi ngút, không khí ngày hội đã bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã đang trực tiếp quản lý điểm du lịch chùa Hương. Trước khi vào chùa hành lễ, du khách đều phải nghỉ lại tại các làng quanh bến Yến, bến Đục. Do đó, đi hội chùa Hương du khách và Phật tử đều dễ dàng hòa mình vào bầu không khí của hội làng truyền thống.

Trong ngôi chùa Trong có nghi lễ dâng hương, gồm hương, đèn, hoa, nến, hoa quả và đồ chay. Khi cử hành lễ cúng sẽ có 2 tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay lên đàn rồi sau đó mới dâng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn cả hai vị tăng ni còn biểu diễn những điệu múa rất dẻo và trông rất đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến ngày vãn hội, thỉnh thoảng mới có nhà sư ở các chùa khác đến gõ mõ tụng kinh chứ không phải ngày nào cũng có. Trong chùa hương khói lúc nào cũng tỏa ra nghi ngút. Về phần lễ thiên về "thiền". Nhưng ở các chùa ngoài lại thờ phụng các vị sơn thần thượng đẳng. Đền Cửa Vòng được xem là "chân long linh từ”, là nơi thờ bà chúa Thượng Nguổn, là người cai quản cả một vùng rừng núi bao quanh địa phương này với cái tên "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần. Chùa Tuyết Sơn, Chùa Bắc Đài, chùa Cả và đình Quân là nơi thờ ngũ hổ và tín ngưỡng với loài cá thần.

Các nghệ nhân đang biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống trong ngày hội
Các nghệ nhân đang biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống trong ngày hội

Như vậy, phần lễ là toàn bộ hệ thống tín ngưỡng như là một tổng thể tôn giáo của Việt Nam; có tín ngưỡng đối với tự nhiên, có Đạo giáo, có Phật giáo và cả Nho gia. Nhưng những tính chất tôn giáo này lại có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình cảm cộng đồng hay tinh yêu trai gái… rất trần tục đang dần lấn đi. Ngày vào hội, làng tổ chức lễ rước thần từ đền ra đến đình. Cờ trống dẫn đầu, theo sau là dàn nhạc bát âm, trai thanh gái lịch khiêng kiệu, ông già, bà già thành tâm tôn kính tiễn thần. Không khí lúc ấy khiến tâm linh của mọi người trở nên sảng khoái. Trong lễ hội còn có rước văn và rước lễ. Người làng sau khi dinh kiệu đến nhà ông soạn văn tế sẽ rước bản văn tế này ra đền để chủ tế đọc to một cách trịnh trọng.

Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, sự vui tươi, nồng nhiệt của giới trẻ, là sự thành kính , tôn nghiêm của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà các cụ ông phụ lão ai ai cũng có.

Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các các hoạt động văn hóa dân tộc độc đáo của nhiều địa phương như: leo núi, bơi thuyền... các chiếu hát chèo hay hát văn …

Chùa Hương là nơi có non nước hữu tình
Chùa Hương là nơi có non nước hữu tình

Vào những ngày hội, chùa Hương lúc nào cũng tấp nập người ra vào trên hàng trăm con thuyền. Nét độc đáo nhất của hội chùa Hương chính là thú vui lkhi ngồi thuyền vãng cảnh, như lạc vào cõi tiên, cõi Phật. Chính vì thế, khi nhắc đến chùa Hương có người nghĩ đến con đò. Cho đến nay, hội bơi thuyền của chùa Hương vẫn luôn tạo được cảm hứng mãnh liệt cho người xem hội.

Khi bước chân xuống khỏi con thuyền, từ giã sông nước, con người như được hòa nhập vào cảnh đồi núi nhấp nhô và chùa chiền, họ bắt đầu hành trình mới  là leo núi. Leo núi thăm hang, thăm động vãn cảnh đẹp.

Trong bầu không khí linh thiêng và tưng bừng của ngày hội. Ở bất cứ nơi nào như sân chùa hay sân nhà tổ, các chiếu hát chèo đò lại được mở ra để khách thập phương được thưởng thức làn điệu truyền thống. Các vãi có giọng hay sẽ đứng dậy biểu diễn các động tác chèo đò, sau đó hát một số đoạn văn trên 6 dưới 8 kể về đến tích nhà Phật. Đây là một nét sinh hoạt độc đáo rất được các vãi hâm mộ.

Hàng năm cứ vào dịp lễ hội chùa hương lại có hàng triệu khách thập phương và Phật tử về Chùa Hương dự hội
Hàng năm cứ vào dịp lễ hội chùa hương lại có hàng triệu khách thập phương và Phật tử về Chùa Hương dự hội

Có thể thấy rằng, trẩy hội chùa Hương không chỉ để người dân đến thăm quan chốn Phật đài mà quan trọng hơn là nơi hòa nhập huyền diệu giữa con người với con người và con người với thiên nhiên cao rộng. Đó chính là vẻ đẹp lung linh, thơ mộng của sông nước, bao la của trời đất , sự trùng điệp núi rừng, huyền bí của các hang động… Và dường như cảnh non nước, sông núi đã khiến con người quên đi những bộn bề của cuộc sống.

Bài viết về Hà Nội liên quan

1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Chùa Hương tại Hà Nội

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Chùa Hương tại Hà Nội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hội chùa Hương được tổ chức từ ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng Ba âm lịch hàng năm, tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố...