Mục lục:
- Về đầu bài viết
- Ảnh: Giáo sư Phan Huy Lê tại Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ngày 31/8/2012.
- Ảnh: Đoan môn - Nơi dự kiến sẽ tổ chức lễ hội Đèn Quảng Chiếu sau khi được phục dựng.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Hoàn toàn có cơ sở để phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Hoàn toàn có cơ sở để phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu
Ngày 31/8/2012, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ở hạng mục giải Ý tưởng đã được trao cho Ý tưởng phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu. Cũng nhân dịp này, những cứ liệu, những khó khăn, tính khả thi, và cả quy trình hiện thực hóa ý tưởng này đã được GS Phan Huy Lê giải đáp đầy đủ.
Hoàn toàn có cơ sở để phục dựng
Trước hết phải khẳng định việc "Phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu" là một ý tưởng hay và có ý nghĩa, vì lễ hội Đèn Quảng Chiếu là lễ hội nổi tiếng nhất, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cư dân Thăng Long từ thời nhà Lý. Đặc biệt lễ hội này đã 1 lần được tổ chức ngay trong Long Trì (tức Hoàng thành). Vì vậy việc phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu là rất cần thiết.
Ngoài ra, lễ hội Đèn Quảng Chiếu còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử khác. Cụ thể, lễ hội này liên quan mật thiết tới Phật giáo, có từ thời Lý và do vương triều Lý tổ chức. Đây là chỗ dựa tinh thần của vương triều Lý và là thời kỳ Phật giáo thống trị vì thế người tham gia lễ hội không chỉ là người trong hoàng tộc mà cả quần chúng nhân dân. Vì vậy, lễ hội Đèn Quảng Chiếu vừa mang tính chất tôn giáo, tính chất quốc gia, tính chất nghệ thuật, và có cả tính chất quần chúng rất rộng lớn.
Về cứ liệu, sử chỉ chép lại rằng năm nào lễ hội cũng tổ chức vào tháng 9. Nhưng rất may là có một đoạn miêu tả cụ thể về lễ hội Đèn Quảng Chiếu trên tấm văn bia "Sùng Thiện Diên Linh" của chùa Đọi (Hà Nam). Văn bia này được soạn vào năm 1121 bởi một nhà tu hành nhà Lý. Nhưng do những đặc trưng cố hữu của việc ghi chép lịch sử, văn hóa trong văn bia nên lễ hội Đèn Quảng Chiếu cũng chỉ được ông miêu tả ngắn gọn. Từ những miêu tả đó, ta có thể hình dung rõ nét hơn về lễ hội. Kết hợp với rất nhiều những nguồn tài liệu khác, đặc biệt những lễ hội Phật giáo, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phục dựng lại lễ hội Đèn Quảng Chiếu.
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long hiện nay đã tổ chức hội thảo. Về ý tưởng đã được nhất trí, nhưng dựa trên nguồn tư liệu nào, cách phục dựng thế nào, cũng như cả lộ trình đi tới phục dựng vẫn còn là vấn đề. Nhưng tôi tin rằng với sự khai thác triệt để những nguồn tư liệu cùng với sự cộng tác của tất cả các cấp, các ngành có liên quan thì chúng ta có thể phục dựng được.
Để phục dựng lại 100% là rất khó nhưng về tính khả thi, phục dựng đường nét cơ bản thì có thể được. Tôi xin nhấn mạnh, việc phục dựng Đèn Quảng Chiếu mới chỉ là ý tưởng hay, được giải Ý tưởng- Vì tình yêu Hà Nội. Còn từ ý tưởng đi tới hiện thực là cả một vấn đề. Sau này, ta sẽ trao giải Việc làm- Vì tình yêu Hà Nội khi ý tưởng này thành hiện thực (cười).
Cẩn trọng và kiên nhẫn
Việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hoàng thành Thăng Long gồm có hai hướng chính. Trước tiên, tất cả những giá trị vật thể phải được bảo tồn. Tất cả những giá trị vật thể phải được bảo tồn rất nghiêm ngặt, không những theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam mà còn theo cả Công ước về bảo tồn di sản thế giới của UNESCO vì đây là di sản văn hóa thế giới.
Song đồng thời ta phải khai thác cả giá trị di sản phi vật thể mà di tích chứa đựng để di tích có thêm sức sống. Điều này không nằm trong yêu cầu bảo tồn của di sản Hoàng thành Thăng Long, nhưng để tạo ra giá trị và sức sống của di sản thì nó là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Bao giờ cũng vậy, di sản vật thể và phi vật thể không thể tách biệt hoàn toàn nhau được: trong phi vật thể có vật thể, trong vật thể có phi vật thể.
Mục đích chúng ta phục dựng lại lễ hội này là để người dân Hà Nội, cũng như bạn bè yêu Hà Nội, yêu Việt Nam hiểu được đời sống văn hóa của kinh thành Thăng Long ngày xưa. Bởi người ta mới chỉ biết các di tích vật thể quý giá như đền, đài, thành quách... nhưng người ta sẽ không hiểu hết các giá trị của di sản nếu chỉ có những di tích vật thể này. Vì di sản phải gắn với con người, đời sống văn hóa và cuộc sống thường nhật. Nghĩa là phải gắn văn hóa phi vật thể vào di tích vật thể”.
Hiện tại, về lộ trình chúng ta đang ở trong giai đoạn nghiên cứu. Tôi đề nghị giai đoạn này phải làm rất công phu và cẩn trọng. Vì chúng ta mới chỉ tiến hành hội thảo để tiến tới kịch bản nên phải thảo luận rất kỹ cái kịch bản đó. Điều này không thể tiến hành một vài năm mà xong. Theo tôi để hoàn thành xong bước nghiên cứu trên thì cần phải bình tĩnh, sau khi nghiên cứu cơ bản xong, ta mới nên đặt ra vấn đề phục dựng như thế nào.
Trong việc phục dựng lễ hội này, tôi ở trong hội đồng tư vấn khoa học nên tôi nhấn mạnh là luôn phải kiên nhẫn. Phục dựng phải theo đúng nghĩa phục dựng thực sự, chứ không phải chúng ta sáng tạo chỉ dựa vào một số đường nét chính. Tất nhiên, phục dựng sẽ phải có ít nhiều sáng tạo vì lễ hội ngày xưa nên không thể phục dựng nguyên si 100% được. Nhưng chắc chắn lễ hội Đèn Quảng Chiếu phải phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của nó cũng như đường nét cơ bản bối cảnh lịch sử đó.
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Hoàn toàn có cơ sở để phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hoàn toàn có cơ sở để phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đó là trao đổi của GS sử học Phan Huy Lê khi nói về ý tưởng "Phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu". Bởi bên cạnh giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, giàu...
Từ khóa:
Đó là trao đổi của GS sử học Phan Huy Lê khi nói về ý tưởng "Phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu". Bởi bên cạnh giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, giàu...