Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai

Đầu tháng chạp năm trước cho tới tháng Ba âm lịch năm sau, là khoảng thời gian đồng bào Jrai, Bahnar tổ chức lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu thường tổ chức trong 3 ngày, còn người Jrai lại tổ chức trong một ngày rưỡi. Lễ hội đâm trâu thường được tổ chức để mừng chiến thắng, ăn mừng thắng lợi của cả cộng đồng, trong lễ khánh thành nhà rông,  lễ cầu an,  lễ xoá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng hoặc để tạ ơn thần linh. 

Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai
Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai

Hàng năm dân làng sẽ tổ chức 1 lần lễ hội đâm trâu tại nhà rông của làng, của bản và mọi chi phí phát sinh trong ngày hội đều do dân làng cùng đóng góp. Người chủ trì lễ hội thường là già làng, là người đứng gần cột buộc trâu. Thanh niên nam nữ sẽ là những người đánh cồng, chiêng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, trên đầu mỗi người đều chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo dùng riêng cho ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Những cô gái thì mặc áo phia, váy koteh (loại áo thường mặc trong ngày hội của phụ nữ dân tộc này).

Khi già làng cử hành nghi lễ khấn vái xong, tiếng cồng chiêng cũng bắt đầu nổi lên hòa vào tiếng la hét, huýt sáo của dân làng. Vào ngày lễ không khí trong làng trở nên rộn ràng hơn, sinh động hơn. Những ngày diễn ra lễ hội đâm trâu, còn lànhững ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng, là những giai điệu đặc trưng nhất vì nhiều hộ gia đình đã đem bộ cồng chiêng của mình tới lễ hội để tạo thêm sự vui nhộn cho ngày hội. 

Các chàng trai đồng bào Bahnar đánh cồng chiêng trong lễ đâm trâu
Các chàng trai đồng bào Bahnar đánh cồng chiêng trong lễ đâm trâu

Hết ngày hội thứ nhất, sang đến ngày thứ hai, tiếng cồng chiêng lại càng trở nên rộn rã hơn. Những chàng trai Bahnar khoẻ mạnh, đầu có chít một chiếc khăn đỏ, tay cầm khiên và một thanh gươm sáng loáng lao ra, vừa biểu diễn vũ khí, vừa đi vòng tròn quanh con trâu để đánh lừa con trâu rồi đâm trâu. Sau màn nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đã bị tắt thở, thầy cúng sẽ mang chiêng và nồi đồng nhỏ đến để hứng tiết trâu , sau đó mang hòa với rượu, bộ phận đao kiếm sẽ tiếp tục xẻ thịt trâu. Sau khi làm thịt trâu xong, họ chia thịt trâu thành các phần đều nhau rồi chia cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dùng để chế biến các món ăn để uống rượu chung tại nhà rông.

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội lớn mang nét đặc trưng của người Bahnar ở Gia Lai
Lễ hội đâm trâu là một lễ hội lớn mang nét đặc trưng của người Bahnar ở Gia Lai

Bài viết về Gia Lai liên quan

  • Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại Gia LaiẢnh Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại Gia Lai
    Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2018 dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11 tại tỉnh Gia Lai với tinh thần hướng đến sự gắn kết cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Festival Văn hóa...
  • Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia LaiẢnh Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai
    Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai là một lễ cúng đã có từ lâu đời. Lễ Lih thường diễn ra vào tháng Ba, còn được xem là lễ tạ ơn, lễ cầu sức khỏe. Lễ thường được tổ chức khá trang trọng, để tạ...
  • Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia LaiẢnh Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai
    Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về hướng đông bắc, được xem là "viên ngọc bí ẩn" của Gia Lai. Khách du lịch vẫn truyền tai nhau: "Hãy đến Chư Đăng Ya để biết Gia Lai...
  • Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2013: Bổ sung Hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núiẢnh Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2013: Bổ sung Hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi
    (lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc khu vực II vào trong chương trình hoạt động của Ngày...
  • Khẩn trương chuẩn bị chương trình Lễ hội Giao thừa tại Gia LaiẢnh Khẩn trương chuẩn bị chương trình Lễ hội Giao thừa tại Gia Lai
    (lehoi.org) - C hương trình Lễ hội Giao thừa v ới chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Tỵ 2013” được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku đang được UBND tỉnh Gia...
  • Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia LaiẢnh Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia Lai
    Hàng năm, sau khi mùa mưa vừa kết thúc (từ tháng 11 của năm trước cho đến hết tháng 4 dương lịch của năm sau), thời điểm người dân đã thu hoạch mùa màng xong, cả hai tộc người Jrai và Bahnar...
  • Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia LaiẢnh Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia Lai
    Lễ hội Dúi cầu mùa của cộng đồng người Ba Na thường diễn ra vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, khi cây lúa vừa bắt đầu trổ bông vào (khoảng tháng 5 dương lịch), tại xã Kon Pne thuộc huyện Kbang,...
  • Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia LaiẢnh Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia Lai
    (lehoi.org) - Cứ mỗi dịp tháng 8, tháng 9 hàng năm cũng chính là thời điểm bắt đầu mùa khô, là thời điểm lúa trên rẫy cũng đang bắt đầu chín, báo hiệu cho vụ thu hoạch đã đến và cũng chính là lúc buôn...

Ghi chú bài viết Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đầu tháng chạp năm trước cho tới tháng Ba âm lịch năm sau, là khoảng thời gian đồng bào Jrai, Bahnar tổ chức lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu thường tổ chức...