Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia Lai

 Lễ hội Dúi cầu mùa của cộng đồng người Ba Na thường diễn ra vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, khi cây lúa vừa bắt đầu trổ bông vào (khoảng tháng 5 dương lịch), tại xã Kon Pne thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Lễ hội Dúi là một lễ hội truyền thống được tổ chức duy nhất trong cộng đồng dân tộc Ba Na tại xã Kon Pne. Người dân Ba Na xem con dúi như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ nên cả năm sẽ không bị đói ăn. Thời điểm người Ba Na tổ chức lễ hội là vào khoảng tháng 5 dương lịch, chủ gia đình sẽ đại diện cho gia đình mình mang các lễ vật tới nhà rông của thôn bản mình để cử hành lễ cúng Giàng, với mong muốn được mùa vụ bội thu, nương rẫy không bị côn trùng, sâu bị và các con vật khác phá hoại hoa màu.

Thông qua lễ hội Dúi cầu mùa, người Ba Na muốn truyền dạy cho con cháu họ một bài học là phải chăm chỉ làm ăn thì mới có được mùa màng bội thu, có được cuộc sống ấm no. Không được vi phạm pháp luật, tránh xa các thói quen xấu như ăn chơi sa đọa, trộm cắp…

Đồng bào người Ba Na nhảy múa trong ngày lễ Dúi
Đồng bào người Ba Na nhảy múa trong ngày lễ Dúi

Lễ hội Dúi cầu mưa thường diễn ra trong 2 ngày 2 đêm, nhưng để chuẩn bị cho lễ hội này người dân phải mất tới 7 ngày.

Trước khi diễn ra lễ hội khoảng một tháng, từng gia đình trong các buôn, làng sẽ đi bắt một con dúi (một loài động vật giống chuột núi) và chuẩn bị sẵn một ghè rượu cần ngon. Đây là 2 lễ vật chính không thể thiếu để dâng lên Giàng trong Lễ hội Dúi

Trong ngày hội, mọi thứ đều được trang trí rất công phu. Một cây nêu cao lớn được dựng lên ngay giữa sân nhà rông, con dúi sau khi làm sạch sẽ được luộc chín và cắm vào một cái que xiên từ đuôi lên đến đầu rồi được treo lên cây nêu ở giữa sân nhà rông. Con dúi của gia đình nào thì gia đình đó sẽ cắm que để đánh dấu.

Các ghè rượu cần của người Ba Na được làm từ men của các loại cây rừng và được xếp thành từng hàng ngay ngắn ngay giữa sân nhà rông. Mỗi một ghè rượu sẽ được bày xen kẽ với một con dúi. Phía dưới và khu vực chung quanh sẽ trang trí thêm các con vật linh thiêng và vẽ những hình ảnh đặc trưng mang tính chất tín ngưỡng của người dân cộng đồng Ba Na.

Đàn ông người Ba Na đang quây quần bên ghè rượu cần
Đàn ông người Ba Na đang quây quần bên ghè rượu cần

Sau khi khâu trang trí và chuẩn bị lễ vật cần thiết xong, già làng sẽ tiến lễ hành cúng Giàng theo nghi lễ truyền thống của người Ba Na. Tất cả mọi người trong bản sẽ tập trung về nhà rông và cùng nghe già làng cúng và tất cả cùng cầu nguyện cho mùa màng mới của của gia đình mình được tươi tốt và bội thu. Sau khi nghi lễ cúng của già làng kết thúc sẽ đến các tiết mục văn nghệ.

Qua một đêm cúng tại nhà rông, trưa ngày hôm sau sẽ xẻ thịt các con dúi ra để để mọi người cùng ăn và uống với rượu cần, lúc này mọi người sẽ cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm làm ăn, sản xuất để cải thiện đời sống cho cả buôn làng. Khi uống hết ghè rượu cần này thì các hộ gia đình sẽ góp thêm các ghè rượu cần khác để mọi ngườitiếp tục uống cho đến hết ngày hôm sau mới thôi.

Buổi tối ngày hôm đó, tất cả người sẽ chuyển về nhà mình và tiếp tục lễ cúng mong Giàng phù hộ cho mùa màng của gia đình. Thịt con dúi của các gia đình sẽ được xẻ ra và chia phần để chia cho các gia đình trong thôn.

Lễ hội Dúi mang một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Ba Na. Đây là nét văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào Ba Na ở Kon Pne./.

Bài viết về Gia Lai liên quan

  • Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại Gia LaiẢnh Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại Gia Lai
    Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2018 dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11 tại tỉnh Gia Lai với tinh thần hướng đến sự gắn kết cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Festival Văn hóa...
  • Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia LaiẢnh Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai
    Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai là một lễ cúng đã có từ lâu đời. Lễ Lih thường diễn ra vào tháng Ba, còn được xem là lễ tạ ơn, lễ cầu sức khỏe. Lễ thường được tổ chức khá trang trọng, để tạ...
  • Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia LaiẢnh Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai
    Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về hướng đông bắc, được xem là "viên ngọc bí ẩn" của Gia Lai. Khách du lịch vẫn truyền tai nhau: "Hãy đến Chư Đăng Ya để biết Gia Lai...
  • Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2013: Bổ sung Hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núiẢnh Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2013: Bổ sung Hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi
    (lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc khu vực II vào trong chương trình hoạt động của Ngày...
  • Khẩn trương chuẩn bị chương trình Lễ hội Giao thừa tại Gia LaiẢnh Khẩn trương chuẩn bị chương trình Lễ hội Giao thừa tại Gia Lai
    (lehoi.org) - C hương trình Lễ hội Giao thừa v ới chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Tỵ 2013” được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku đang được UBND tỉnh Gia...
  • Lễ hội đâm Trâu tại Gia LaiẢnh Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai
    Đầu tháng chạp năm trước cho tới tháng Ba âm lịch năm sau, là khoảng thời gian đồng bào Jrai, Bahnar tổ chức lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu thường tổ chức trong 3 ngày, còn người Jrai lại tổ chức trong...
  • Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia LaiẢnh Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia Lai
    Hàng năm, sau khi mùa mưa vừa kết thúc (từ tháng 11 của năm trước cho đến hết tháng 4 dương lịch của năm sau), thời điểm người dân đã thu hoạch mùa màng xong, cả hai tộc người Jrai và Bahnar...
  • Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia LaiẢnh Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia Lai
    (lehoi.org) - Cứ mỗi dịp tháng 8, tháng 9 hàng năm cũng chính là thời điểm bắt đầu mùa khô, là thời điểm lúa trên rẫy cũng đang bắt đầu chín, báo hiệu cho vụ thu hoạch đã đến và cũng chính là lúc buôn...

Ghi chú bài viết Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia Lai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia Lai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Dúi cầu mùa của cộng đồng người Ba Na thường diễn ra vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, khi cây lúa vừa bắt đầu trổ bông vào (khoảng tháng 5 dương...