Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia Lai
Dân làng Gia-Rai Lễ cơm mới là để tỏ lòng biết ơn Yàng (Trời) đã cho mưa thuận gió hoà, ngăn dịch bệnh, muông thú phá hoại cây lúa và cầu xin Yàng giúp cho mùa lúa năm sau tươi tốt hơn.
Đàn ông đồng bào Gia-Rai ngồi quây quần bên chum rượu cần
Để có cơm mới cúng Yàng, người Gia-Rai phải chuẩn bị từ ngay khi mới bắt đầu gieo hạt. Từ lúc mới làm rẫy, chủ nhà phải chọn ra một vạt đất nhỏ, màu mỡ, bằng phẳng để gieo lúa. Vạt đất này được gọi là “đất thiêng”, ngoài người chủ gia đình ra thì không ai được bước chân đến, kể cả khi thấy có muông thú đến phá hoại cũng chỉ được đứng ở đằng xa mà xua đuổi chứ không được tiến lại gần. Giống lúa được gieo ở vạt “đất thiêng” thường phải chọn giống tốt nhất, gạo ngon và cơm phải dẻo thơm nhất. Gieo hạt xong người ta phải chăm sóc rất chu đáo để cây lúa phát triển được tốt nhất. Khi lúa vừa chín tới, chủ nhà sẽ chọn một chiếc gùi mới và đẹp do chính tay mình đan để thu hoạch lúa. Lúc tuốt lúa thì chỉ được dùng tay, không được sử dụng bất cứ dụng cự nào khác.
Người Gia-Rai có quan niệm rằng làm như vậy mới thể hiện được lòng thành kính với Yàng. Lúa sau khi thu hoạch về phải phơi cho thật khô, sẩy cũng phải sạch. Lúc giã gạo thì không được giã kỹ quá để không làm mất đi lớp vỏ lụa bên ngoài của hạt gạo để khi nấu xong cơm sẽ có mùi thơm nức. Kể từ khi lúa được tuốt xong cho đến các khâu chế biến khác để cuối cùng thành cơm cúng, thì lúa phải được cất ở nơi cao ráo, sạch sẽ, nếu không sẽ bị coi là mất đi sự linh thiêng.
Lễ vật để cúng ngoài cơm ra còn có rượu cần, heo, gà, thịt thú rừng và trong lễ mừng cơm mới người Gia-rai còn tổ chức lễ hiến trâu. Chuẩn bị xong các lễ vật cần thiết, già làng là người chủ lễ sẽ bắt đầu cử hành lễ cúng. Già làng lấy máu của con vật hiến tế và bôi lên kho lúa, miệng của vò rượu và cần hút rượu, đồng thời dùng rượu cần đổ ra rẫy, rồi đổ lên kho lúa với quan niệm rằng để cho rẫy và kho lúa được chia vui với gia đình.
Tiếp theo đó chủ lễ sẽ quỳ xuống và dâng bát cơm hoặc một nắm cơm mới lên đến ngang ngực, mắt hướng lên trên trời, mời chủ nhà ra để nhận lễ rồi độc lời cầu khấn. Lời khấn Yàng của đồng bào Gia-rai như sau: “Ơ... ơ Giàng! Giàng Lúa, Giàng Núi, Giàng Nước... Cảm ơn Giàng đã cho cây lúa già, hạt lúa nhiều, hạt lúa chắc... Giàng hãy bảo con chuột, con chim... không được cắn lúa. Giàng hãy bảo hồn lúa đừng sợ. Giàng hãy bảo hồn lúa về với gia đình...”.
Phụ nữ Gia-Rai đang múa điệu múa truyền thống của dân tộc mình
Cúng xong, các thành viên trong gia đình mỗi người cầm một cành lá nhỏ nhúng vào một bát đựng rượu rồi đi vẩy lên vạt rẫy, lên người nhau, lên giàn chuông, kho lúa, bếp lửa, cầu thang... với ý nghĩa tượng trưng cho lời chúc sức khoẻ và cùng hưởng lộc Yàng cho. Lúc bấy giờ các vò rượu cần đã được xếp thành hàng rất ngay ngắn, người già sẽ uống trước, người trẻ tuống sau và cứ thế cho đến khi cuộc vui kết thúc. Theo nhịp cồng chiêng vang lên, người ta sẽ nối đuôi nhau và múa theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
Lễ cơm mới còn được gọi là lễ ăn cốm mới được tổ chức trong nhiều ngày, không chỉ tổ chức trong gia đình mà còn là lễ hội của tất cả người dân trong buôn làng, không chỉ thu hút người dân trong một buôn làng mà còn thu hút cả người dân của cộng đồng lân cận. Trong lễ hội mừng cơm mới của người Gia -Rai, phần lễ và phần hội xen kẽ nhau đã đáp ứng nhu cầu cả về tâm linh lẫn vui chơi, giải trí của người Gia-Rai./.
Bài viết về Gia Lai liên quan
- Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại Gia Lai
Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2018 dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11 tại tỉnh Gia Lai với tinh thần hướng đến sự gắn kết cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Festival Văn hóa...
- Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai
Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai là một lễ cúng đã có từ lâu đời. Lễ Lih thường diễn ra vào tháng Ba, còn được xem là lễ tạ ơn, lễ cầu sức khỏe. Lễ thường được tổ chức khá trang trọng, để tạ...
- Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về hướng đông bắc, được xem là "viên ngọc bí ẩn" của Gia Lai. Khách du lịch vẫn truyền tai nhau: "Hãy đến Chư Đăng Ya để biết Gia Lai...
- Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2013: Bổ sung Hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc khu vực II vào trong chương trình hoạt động của Ngày...
-
- Khẩn trương chuẩn bị chương trình Lễ hội Giao thừa tại Gia Lai
(lehoi.org) - C hương trình Lễ hội Giao thừa v ới chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Tỵ 2013” được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku đang được UBND tỉnh Gia...
- Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai
Đầu tháng chạp năm trước cho tới tháng Ba âm lịch năm sau, là khoảng thời gian đồng bào Jrai, Bahnar tổ chức lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu thường tổ chức trong 3 ngày, còn người Jrai lại tổ chức trong...
- Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia Lai
Hàng năm, sau khi mùa mưa vừa kết thúc (từ tháng 11 của năm trước cho đến hết tháng 4 dương lịch của năm sau), thời điểm người dân đã thu hoạch mùa màng xong, cả hai tộc người Jrai và Bahnar...
- Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia Lai
Lễ hội Dúi cầu mùa của cộng đồng người Ba Na thường diễn ra vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, khi cây lúa vừa bắt đầu trổ bông vào (khoảng tháng 5 dương lịch), tại xã Kon Pne thuộc huyện Kbang,...
Ghi chú bài viết Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia Lai
Từ khóa:
(lehoi.org) - Cứ mỗi dịp tháng 8, tháng 9 hàng năm cũng chính là thời điểm bắt đầu mùa khô, là thời điểm lúa trên rẫy cũng đang bắt đầu chín, báo hiệu cho...