Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia Lai
Xưa kia, người Jrai thường tổ chức lễ hội bỏ mả trong 1 tuần, nhưng ngày nay rút ngắn còn 4 ngày:
Ngày thứ đầu tiên gọi là ngày vào hội
Ngày thứ 2 là ngày vỡ hội
Ngày thứ 3 là ngày rửa nồi
Ngày cuối cùng là ngày giải phóng cho những ai đang goá bụa.
Công việc chuẩn bị trước lễ hội khá là công phu: đốn một cây to để làm hàng rào quanh mồ, đẵn gỗ để đục đẽo tượng rồi dựng cung quanh nhà mồ. Cuối cùng là làm nhà mồ.
Lễ bỏ mả thường tổ chức vào buổi chiều, đây giống như một cuộc trình diễn lớn xung quanh nhà mồ. Sau khi già làng cử hành lễ cúng xong, những người thân của người quá cố sẽ vào nhà mồ khóc than lần cuối cùng với người đã khuất. Sau đó, tiếng cồng chiêng cùng tiếng trống bắt đầu nổi lên để tiễn đưa người chết đi về phía bên kia thế giới, đoàn đưa tiễn hồn người chết gồm những đội đánh khiêng và đánh trống, đội đánh cồng chiêng, đội đeo mặt nạ, người biểu diễn những con rối, phụ nữ của bản thì múa, rồi họ đi vòng quanh nhà mồ và biểu diễn những động tác đặc trưng của dân tộc theo tiếng nhạc. Những người tham gia lễ bỏ mả đều phải ăn mặc rất trang nghiêm và có nhiều màu sắc sặc sỡ.
Nhìn chung, lễ hội bỏ mả là một biểu tượng văn hóa nổi trội nhất, hấp dẫn nhất của các lễ hội nói riêng và những nét văn hoá đặc trưng của người Jrai nói chung. Bởi vì, Lễ hội bỏ mả chính là một cuộc trình diễn nghệ thuật cỡ lớn của đồng bào Jrai và Bahnar , với tính chất tổng hợp tất cả các sắc thái văn hóa và loại hình nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc Jrai. Bữa ăn bên nhà mồ cũng chính là bức tranh đầy đủ về nét "văn hoá ẩm thực" của đồng bào dân tộc Jrai. Đây chính là bữa ăn mang tính chất cộng đồng lớn nhất về qui mô lẫn số người tham dự, cũng như sự phong phú trong nền ẩm thực, những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, đời thường. Nghệ thuật nhà mồ còn là hình thức tổng hợp từ nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: điêu khắc, kiến trúc, trang trí, hội hoạ, nghệ thuật đan. Nghệ thuật nhà mồ luôn đề cao tính nhân văn sâu sắc của con người, luôn lấy con người làm trung tâm của vũ trụ. Những ngày diễn ra Lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc ở Gia Lai thực sự là những ngày hội văn hóa tưng bừng với đậm chất nghệ thuật. Trong những diễn ra lễ hội, người người được trong bản sẽ ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người đã khuất để rồi tiễn đưa người đã khuất về thế giới bên trong sự thương xót, bằng bản nhạc cồng chiêng, và những màn múa con rối... Sau khi làm lễ giải phóng xong, người sống cũng không còn ràng buộc gì với người đã chết. Họ có thể kết hôn, có thể đến dự những buổi tiệc vui của dân làng. Đến đây, lễ bỏ mả cũng kết thúc, ngôi nhà mồ cũng trở nên yên tĩnh, không còn ai đến và không còn được chăm sóc.
Xung quanh nhà mồ là những tượng người được đục đẽo từ gỗ
Nếu xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì Lễ Pơ Thi giống như một nghi thức tang ma. Nhưng nhìn ở góc độ văn hóa thì Lễ hội này của người Tây Nguyên mà điển hình nhất là của đồng bào người Bahnar và Jrai ở tỉnh Gia Lai lại chính là đỉnh điểm của những hoạt động văn hóa truyền thống. Cũng có thể nói, thông qua lễ hội Pơ Thi, chủ lễ đã giải quyết được mối quan hệ giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
Lễ bỏ mả là một trong những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu nhất của các dân tộc ở tỉnh Gia Lai. Đến tham dự Lễ bỏ mả, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng vô cùng độc đáo của nhà mồ - những giá trị kiến trúc có một không hai của Việt Nam.
Bài viết về Gia Lai liên quan
- Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại Gia Lai
Festival Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2018 dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11 tại tỉnh Gia Lai với tinh thần hướng đến sự gắn kết cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Festival Văn hóa...
- Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai
Lễ Lih của dân tộc Jơ Rai ở Gia Lai là một lễ cúng đã có từ lâu đời. Lễ Lih thường diễn ra vào tháng Ba, còn được xem là lễ tạ ơn, lễ cầu sức khỏe. Lễ thường được tổ chức khá trang trọng, để tạ...
- Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km về hướng đông bắc, được xem là "viên ngọc bí ẩn" của Gia Lai. Khách du lịch vẫn truyền tai nhau: "Hãy đến Chư Đăng Ya để biết Gia Lai...
- Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2013: Bổ sung Hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc khu vực II vào trong chương trình hoạt động của Ngày...
-
- Khẩn trương chuẩn bị chương trình Lễ hội Giao thừa tại Gia Lai
(lehoi.org) - C hương trình Lễ hội Giao thừa v ới chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Tỵ 2013” được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku đang được UBND tỉnh Gia...
- Lễ hội đâm Trâu tại Gia Lai
Đầu tháng chạp năm trước cho tới tháng Ba âm lịch năm sau, là khoảng thời gian đồng bào Jrai, Bahnar tổ chức lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu thường tổ chức trong 3 ngày, còn người Jrai lại tổ chức trong...
- Lễ hội Dúi cầu mùa tại Gia Lai
Lễ hội Dúi cầu mùa của cộng đồng người Ba Na thường diễn ra vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, khi cây lúa vừa bắt đầu trổ bông vào (khoảng tháng 5 dương lịch), tại xã Kon Pne thuộc huyện Kbang,...
- Lễ cơm mới của người Gia - Rai tại Gia Lai
(lehoi.org) - Cứ mỗi dịp tháng 8, tháng 9 hàng năm cũng chính là thời điểm bắt đầu mùa khô, là thời điểm lúa trên rẫy cũng đang bắt đầu chín, báo hiệu cho vụ thu hoạch đã đến và cũng chính là lúc buôn...
Ghi chú bài viết Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) tại Gia Lai
Từ khóa:
Hàng năm, sau khi mùa mưa vừa kết thúc (từ tháng 11 của năm trước cho đến hết tháng 4 dương lịch của năm sau), thời điểm người dân đã thu hoạch mùa màng...