Lễ hội đình làng Hải Châu vẫn cuốn hút kỳ lạ sau hơn 30 năm vắng bóng

Thời gian: 8/3- 10/3 Âm lịch


(lehoi.info) - Kể từ khi giải phóng Thành phố Đà Nẵng năm 1975, sau hơn 30 năm vắng bóng, năm nay là lần thứ hai (lần thứ nhất vào năm 2009) lễ hội đình làng Hải Châu được mở lại. Lễ hội sẽ chính thức khai mạc vào ngày 23/3/2010.


Hơn 30 năm vắng bóng, lễ hội đình làng Hải Châu vẫn cuốn hút kỳ lạ ảnh 1

           

Mở đầu lễ hội là Lễ chán gồm các phần lễ như chánh tế, lễ vọng.

Phần hội có các cuộc thi như gói bánh chưng, trang phục các dân tộc, hoa quả dâng cúng tổ tiên, hát múa dân ca, triển lãm thư pháp, biểu diễn nghệ thuật. Tuồng cổ, vui chơi bài chòi, đấu cờ tướng, trưng bày hình ảnh Hải Châu xưa. Đặc biệt thu hút đông đảo người xem là trò chơi truyền thống đánh cờ người.

Lịch sử ghi chép lại, vào năm Gia Long thứ 5 (1806), hương chức làng Hải Châu đã xin vua Gia Long cho lập đình, thờ thành hoàng làng và các vị tiền, hậu hiền của làng có công khai khẩn, lập nên làng vào cuối thế kỷ 15. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi của lịch sử, đình đã bị chiến tranh tàn phá, rồi bị thực dân Pháp xâm chiếm làm nhà thương. Năm 1904, vua Thành Thái cho phép dân làng Hải Châu được xây dựng lại ngôi đình tại vị ví tổ 3, phường Hải Châu 1 và đình tồn tại cho đến nay gồm Miếu Bà (thờ Thánh mẫu Thiên Y Ana), nhà thờ 43 chư phái tộc, đình làng, nhà thờ tiền hiền, một hồ sen và cổng tam quan.

Nhà thờ Tiền Hiền, Đình Hải Châu nằm giữa hai nhà thờ tộc thành dạng hình chữ “nhất”. Nhà thờ phía bên trái là của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ phía bên phải thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ gọi là Kinh An Tự. Bốn mươi hai tộc họ này đều bắt nguồn từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão.

Hiện trong đình còn lưu giữ nhiều liễn đối và hoành phi có niên đại hàng trăm năm bằng chữ Hán, được sơn son thếp vàng. Trong đó, lâu đời nhất là bức hoành phi được khắc bốn chữ “Vạn Cổ Anh Linh” vào năm Gia Long thứ 17 (1818), 3 tấm bia khắc các bài ký bằng chữ Hán bằng đá cẩm thạch, một bia được lập vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), hai bia còn lại được lập vào năm Bảo Đại thứ nhất (1925). Những hiện vật còn lại là những tư liệu quý, minh chứng lịch sử cho những nhà nghiên cứu, nhân dân và du khách hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của địa phương.

Bài viết về Đà Nẵng liên quan

1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đình làng Hải Châu vẫn cuốn hút kỳ lạ sau hơn 30 năm vắng bóng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đình làng Hải Châu vẫn cuốn hút kỳ lạ sau hơn 30 năm vắng bóng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Kể từ khi giải phóng Thành phố Đà Nẵng năm 1975, sau hơn 30 năm vắng bóng, năm nay là lần thứ hai (lần thứ nhất vào năm 2009) lễ hội đình...