Lễ tết Chol Chnăm Thmây tại Bình Phước
Vào trung tuần tháng tư dương lịch hàng năm, đồng bào người Khmer ở Nam bộ lại tổ chức lễ hội Chôl Chnăm Thmây, hay còn gọi là Lễ vào năm mới, (giống như ngày tết của người Kinh). Theo quan niệm của người dân đồng bào Khmer thì đây là thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng. Khoảng thời gian này, cây cỏ đang tươi tốt và thiên nhiên cũng tràn đầy sức sống. Chính sự đâm chồi nẩy lộc của cây cối đã khiến người Khmer quan niệm rằng thời điểm này mới là khởi đầu của một năm mới, còn gọi là Chôl Chnăm Thmây.
Sự tích Chôl Chnăm Thmây đã được lưu truyền như sau, xưa kia có một cậu bé tên là Thom Ma Bal, nổi tiếng thông minh, đã đem sự hiểu biết của mình truyền lại cho người dân trong cộng đồng. Dân chúng đã rất thán phục cạu bé và rất thích nghe cậu nói chuyện. Tài trí của Thom Ma Bal càng ngày càng lan rộng đến nơi thượng giới. Các vị thiên thần cũng đã hạ xuống trần gian để xin nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Chính vì vậy, những buổi thuyết giảng của vị thần tên là KaBưl Maha Brưm trên thượng giới càng ngày càng trở nên vắng vẻ.
Lễ tết Chol Chnăm Thmây tại Bình Phước
Kabưl Maha Brưm là vị thần rất có uy thế nơi thượng giới, chứng kiến cảnh này ông đã lấy làm tức giận. Thần đã truyền gọi hết các vị thiên thần quay trở về, cấm không cho họ xuống trần gian để nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Đồng thời thần Kabưl Maha Brưm còn tìm cách hãm hại cậu bé Thom Ma Bal. Thần Kabưl Maha Brưm đã đưa ra 3 câu đố cho Thom Ma Bal, bắt cậu phải trả lời. Nếu Thom Ma Bal không trả lời được thì phải dâng mạng sống cậu bé cho thần. Nhưng với tài trí của Thom Ma Bal, cậu bé đã trả lời được 3 câu đố của Thần Kabưl Maha Brưm một cách dễ dàng. Và theo lời hứa từ trước thần Kabưl Maha Brưm đã tự cắt đầu của mình.
Ngày nay, khi đến bất kỳ ngôi chùa nào của người Khmer, người ta có thể dễ dàng trông thấy tượng đầu thần Ka Bbưl Maha Brưm (Thần Bốn Mặt) được thờ trong các tháp ở trong chùa. Nơi đặt đầu của thần Ka Bbưl Maha Brưm là ở vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo và các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa của người Khmer.
Cũng như các lễ Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc của Việt Nam, Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer vẫn lưu giữ được nhiều phong tục lễ, Tết mang nét đặc trưng và độc đáo. Với họ, tấm lòng thành kính đối với đức Phật là một đức tin bất di bất dịch, bởi họ cho rằng đức Phật là từ bi nhất.
Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer diễn ra trong 3 ngày, với những theo những nghi lễ cổ truyền sau:
Ngày thứ nhất: Người Khmer sẽ chọn ra một giờ tốt (có thể là 7 giờ sáng, 5 giờ chiều, hoặc 12 giờ đêm tùy thuộc theo từng năm), mọi người sẽ tắm gội sạch sẽ , sau đó mặc những bộ quần áo đẹp và mang theo các lễ vật vào chùa để làm lễ rước lịch “Maha Sangkran”. Lễ này do vị Acha hướng dẫn và mọi người thường xếp hàng đi ba vòng quanh chính điện để thực hiện nghi lễ, sau đó sẽ lễ Phật và tụng kinh để mừng năm mới. Đêm xuống, nam thanh nữ tú trong phum, sóc sẽ hội tụ về sân chùa, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, rô-băm, múa dù-kê, lâm-thôl...
Ngày thứ hai: Buổi sáng sẽ dành thời gian cho các Phật tử làm lễ dâng cơm lên các sư sãi. Theo tục lệ của nhà chùa, vào ngày sóc, ngày Tết, vọng, lễ... các tín đồ đến chùa lễ Phật phải dâng cơm mời các nhà sư, và đáp lại những mâm cơm ngon các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn cho những ai làm ra hạt thóc, đồng thời đưa những lễ vật thực đến những linh hồn đang bị đói, sau khi ăn các sư sãi sẽ làm lễ chúc phúc cho các Phật tử.
Buổi chiều sẽ là lễ đắp núi cát, mỗi người sẽ tìm cho mình mớ cát sạch và mang tới chùa, theo sự chỉ dẫn của vị Acha, tất cả những người đã có mặt tại đây sẽ dùng cát trên tay đắp thành ngọn núi nhỏ ở 9 hướng. Núi cát này là dể tượng trưng cho vũ trụ và núi thứ chín ngày chính giữa là tượng trưng cho trung tâm của thế giới. Tiếp theo sẽ thực hiện phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì sẽ cử hành nghi lễ xuất thể.
Lễ tết Chol Chnăm Thmây của người Khmer được tổ chức linh đình như ngày tết Nguyên Đán của người Kinh
Tất cả các nghi lễ này cho đến ngày hôm nay đều được gìn giữ gọi là Anisong Puôn Phnom khsach, ý nghĩa là “Phúc duyên đắp núi cát” - Đây là một tập tục được người dân lưu truyền theo sự tích về một người hành nghề săn bắn, từ lúc trẻ đến khi về già đã giết chết rất nhiều con thú. Ông được một nhà sư dạy cách tích đức bằng cách đắp núi cát, về già người săn hành nghề săn bắn này luôn bị ám ảnh bởi những con thú mà ông đã săn bắn, bất cứ lúc nào ông cũng thấy cảnh tượng những con thú đến đòi mạng ông, nhưng nhờ tích đức từ việc đắp những núi cát nên ông đã tỉnh táo và bảo các loài muông thú hãy đi đến hết những núi cát mà ông đã đắp, sau đó hãy tìm đến ông đòi nợ. Nhưng vì ông đã đắp quá nhiều núi cát nên các loài muông thú đã không tài nào đi hết được, nên bọn chúng kéo phải nhau đi và từ đó ông thợ săn già đã cố gắng tích đức cho đến một ngày ông từ giã cõi trần về với cõi Phật.
Ngày Tết thứ ba còn là ngày lễ tắm Phật: Lễ này thường diễn ra sau khi các tín đồ Phật tử đã dâng cơm sáng và trưa lên cho các nhà sư. Lễ được cử hành theo nghi lễ là dùng loại nước tinh khiết có ướp nước hoa , sau đó cùng nhang đèn để cúng Phật. Họ dùng những nhành hoa này vẫy những giọt nước tinh khiết trên hoa lên tượng Phật, sau đó là cử hành tắm cho các nhà sư cao niên. Tiếp đó, các nhà sư sẽ đi lên những ngôi tháp dựng hài cốt và các nghĩa trang để làm lễ cầu siêu cho vong linh của những người đã khuất và cuối cùng sẽ cử hành lễ tắm tượng Phật tại gia. Sau khi nghi lễ kết thúc, các con cháu sẽ mời ông bà, cha mẹ đến để cùng tạ lễ, xin tha thứ cho những lỗi lầm và thiếu sót trong năm vừa qua, để sang năm mới mọi người trong gia đình có thể hòa thuận hơn. Sau 3 ngày lễ Tết, các sinh hoạt của cộng đồng người Khmer ở Bình Phước lại trở lại bình thường và chuẩn bị sẵn sàng bước vào vụ mùa mới.
Trong những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, người dân Khmer có làm bánh tét và mang theo hoa quả đến chùa để cúng dường với mong muốn cầu may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Cùng với lễ Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc khác tại Việt Nam, Tết Chôl Chnăm Thmây của cộng đồng người Khmer vẫn còn lưu giữ được khá nhiều phong tục lễ, Tết vô cùng độc đáo.
Bài viết về Bình Phước liên quan
- Lễ hội Quả điều vàng Việt Nam - Bình Phước 2010
(lehoi.org) - Nhằm quảng bá, tôn vinh khẳng định thương hiệu điều Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, vinh danh các doanh nghiệp và nông dân trồng điều tiêu biểu. Tối 20/3...
- Lễ hội Miếu Bà ở tỉnh Bình Phước
Miếu Bà nằm ở xã Sơn Giang huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Miếu được những tù nhân chính trị thuộc nhà tù Bà Rá xây dựng bí mật vào năm 1943. Miếu Bà có bài vị thờ tượng trưng có khắc 4 chữ...
- Lễ cầu mưa của người S’tiêng Bù Lơ tại Bình Phước
Lễ hội cầu mưa là một trong những nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất của người STiêng Bù Lơ. Hàng năm cứ vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa người STiêng Bù Lơ sẽ tổ chức làm lễ cầu mưa theo...
- Lễ Bỏ mả tại Bình Phước
Bạn có từng tò mò về lễ ma chay của đồng bào các dân tộc thiểu số? Hãy cùng tìm hiểu lễ Bỏ mả của người dân tộc tại Bình Phương nhé. Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nhưng lại có khoảng 18...
-
- Sôi động Lễ hội ẩm thực và Hội thi ẩm thực chào mừng Festival Quả điều vàng 2010
(lehoi.org)- Được sự thống nhất của Ban tổ chức Lễ hội Quả điều vàng 2010, từ ngày 20 - 22/3/2010, Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước đã phối hợp tổ chức “Lễ hội ẩm thực và Hội...
- Hoà cùng lễ hội “Mừng lúa mới”của bà con người dân tộc S’tiêng, Bình Phước
(lehoi.org) - Vào đêm ngày 18/1/2011, để tạ ơn trời đất đã cho một vụ mùa bội thu, đông đảo đồng bào người dân tộc S’tiêng cùng với bà con nhân dân thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình...
- Sôi động Liên hoan văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước
(lehoi.org) - Liên hoan văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số lần II năm 2011 với chủ đề “Đoàn kết - thân thiện - giao lưu văn hóa, thể thao các dân tộc Việt Nam” đã diễn ra vào ...
- Kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa năm 2013 tại Bình Phước
(lehoi.org) - UBND tỉnh Bình Phước v ừa qua đã tổ chức họp các sở, ngành, huyện thị liên quan để bàn về kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa năm 2013 tại tỉnh. Họp hội nghị tổ chức lễ hội giao...
- Lễ hội “Quay đầu trâu” mừng lúa mới của người S’tiêng tại Bình Phước
Lễ hội “Quay đầu trâu” là một nghi lễ lớn nhất của người S’tiêng sinh sống ở vùng Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước. Đây cũng chính là dịp để đồng bào người S’tiêng tổ chức ăn tết và cúng tạ...
-
- Lễ hội đâm trâu mừng được mùa tại Bình Phước
Lễ đâm trâu mừng chiến thắng, mừng khánh thành nhà rông, lễ giải điềm xấu điềm gở cho cả buôn làng, làm lễ cầu bình an, cũng có khi là một gia đình nào đó đứng ra tổ chức để bày tỏ lòng...
Ghi chú bài viết Lễ tết Chol Chnăm Thmây tại Bình Phước
Từ khóa:
(lehoi.org)- Lễ hội Chôl Chnăm Thmây là một lễ tết cổ truyền mang nghĩa là “Vào năm mới” hay còn được gọi là lễ chịu tuổi, là một lễ Tết lớn nhất trong năm...