Lễ hội “Quay đầu trâu” mừng lúa mới của người S’tiêng tại Bình Phước
Lễ hội “Quay đầu trâu” là một nghi lễ lớn nhất của người S’tiêng sinh sống ở vùng Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước. Đây cũng chính là dịp để đồng bào người S’tiêng tổ chức ăn tết và cúng tạ ơn các Yàng, cầu mong cho muôn vật sinh sôi nảy nở, người dân đồng bào S’tiêng được bình an. Khi gia chủ đã chuẩn bị xong các công việc cơ bản, họ sẽ tổ chức đi đón các vị khách quý từ các sóc hoặc người trong dòng họ từ nơi khác đến. Đi đến giữa đường gặp nhau, bên chủ và bên khách sẽ tổ chức đấu khêl (khiên), trong tiếng cồng, chiêng vong vọng và tiếng reo hò cỗ vũ của người dân. Những dũng sĩ bên chủ nhà và bên khách bắt đầu cuộc đấu khêl trong tiếng reo hò náo nhiệt, và sự thân thiện với tinh thần giao lưu hoà hợp. Có thể nói đây là một nghi thức truyền thống độc đáo của người S’tiêng nhằm ôn lại truyền thống kiên cường đấu tranh chống lại kẻ thù của tiền nhân đã có từ xa xưa. Sau khi nghi lễ đấu khêl kết thúc, chủ nhà sẽ mời khách vào nhà và làm lễ chính thức, sau đó sẽ đãi tiệc.
Người S’tiêng quây quần bên bình rượu cần trong ngày lễ
Gia chủ lấy 1 cây nêu nhỏ và 1 chén rượu cần đặt ngay dưới kho lúa. Họ khấn gọi mẹ lúa về nhà nghỉ ngơi sau một năm sinh đẻ vất vả. Sau đó họ mời gọi các yàng: suối, sông, trời, đất… về để tỏ lòng cảm ơn và thiết đãi các lễ vật. Sau khi các nghi thức trên kết thúc thì tiến hành đâm trâu, lấy máu tươi của trâu bôi lên cây ở kho lúa và các đồ vật khác… Thịt trâu sẽ được mang đi chế biến, chủ nhà rót rượu cần, bày cơm lam và các món đặc trưng mời những vị khách cùng ngồi xuống khấn cầu cho mối quan hệ của họ mãi mãi được bền chặt. Ai làm trái lời nguyền sẽ chịu sự trừng phạt của thần linh. Họ khấn cầu cho gia đình, cho cộng đồng, cho sóc có được cuộc sống yên bình, no đủ.
Rượu cần sau khi được rót vào đinh tul khâl yun, chủ nhà sẽ uống trước, sau đó mời khách và cứ truyền nhau cho đến hết những người lớn tuổi. Chỉ cang rượu cần đầu tiên là mang tính nghi thức còn những cang sau thì ai thích uống bao nhiêu thì uống, không ép buộc. Men rượu sẽ làm con người thăng hoa hơn, khiến họ gần gũi với thần linh hơn và cũng trở nên chân thật hơn bao giờ hết. Cây nêu, rượu cần, phẩm vật hiến tế giống như chiếc cầu nối vô hình để con người, trời đất và thần linh giao hòa với nhau. Để con người có cơ hội được giãi bày những tâm sự, được nói lên những ước nguyện của mình. Tình bạn, tình người, tình yêu cũng đều nảy nở từ đây. Tính chất của lễ hội này và những cang rượu cần giống như một sợi dây vô hình đã thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng người S’tiêng với nhau và giữa người S’tiêng với các dân tộc anh em khác. Đây cũng là một yếu tố nhân văn ngàn đời của người S’tiêng để có thêm sức mạnh khiến họ mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu./.
Trong ngày lễ mừng lúa mới của người S’tiêng sẽ có hội đâm trâu
Bài viết về Bình Phước liên quan
- Hoà cùng lễ hội “Mừng lúa mới”của bà con người dân tộc S’tiêng, Bình Phước
(lehoi.org) - Vào đêm ngày 18/1/2011, để tạ ơn trời đất đã cho một vụ mùa bội thu, đông đảo đồng bào người dân tộc S’tiêng cùng với bà con nhân dân thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình...
- Lễ hội Quả điều vàng Việt Nam - Bình Phước 2010
(lehoi.org) - Nhằm quảng bá, tôn vinh khẳng định thương hiệu điều Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, vinh danh các doanh nghiệp và nông dân trồng điều tiêu biểu. Tối 20/3...
- Lễ hội Miếu Bà ở tỉnh Bình Phước
Miếu Bà nằm ở xã Sơn Giang huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Miếu được những tù nhân chính trị thuộc nhà tù Bà Rá xây dựng bí mật vào năm 1943. Miếu Bà có bài vị thờ tượng trưng có khắc 4 chữ...
- Lễ cầu mưa của người S’tiêng Bù Lơ tại Bình Phước
Lễ hội cầu mưa là một trong những nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất của người STiêng Bù Lơ. Hàng năm cứ vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa người STiêng Bù Lơ sẽ tổ chức làm lễ cầu mưa theo...
-
- Lễ Bỏ mả tại Bình Phước
Bạn có từng tò mò về lễ ma chay của đồng bào các dân tộc thiểu số? Hãy cùng tìm hiểu lễ Bỏ mả của người dân tộc tại Bình Phương nhé. Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nhưng lại có khoảng 18...
- Sôi động Lễ hội ẩm thực và Hội thi ẩm thực chào mừng Festival Quả điều vàng 2010
(lehoi.org)- Được sự thống nhất của Ban tổ chức Lễ hội Quả điều vàng 2010, từ ngày 20 - 22/3/2010, Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước đã phối hợp tổ chức “Lễ hội ẩm thực và Hội...
- Sôi động Liên hoan văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước
(lehoi.org) - Liên hoan văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số lần II năm 2011 với chủ đề “Đoàn kết - thân thiện - giao lưu văn hóa, thể thao các dân tộc Việt Nam” đã diễn ra vào ...
- Kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa năm 2013 tại Bình Phước
(lehoi.org) - UBND tỉnh Bình Phước v ừa qua đã tổ chức họp các sở, ngành, huyện thị liên quan để bàn về kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa năm 2013 tại tỉnh. Họp hội nghị tổ chức lễ hội giao...
- Lễ hội đâm trâu mừng được mùa tại Bình Phước
Lễ đâm trâu mừng chiến thắng, mừng khánh thành nhà rông, lễ giải điềm xấu điềm gở cho cả buôn làng, làm lễ cầu bình an, cũng có khi là một gia đình nào đó đứng ra tổ chức để bày tỏ lòng...
-
- Lễ tết Chol Chnăm Thmây tại Bình Phước
(lehoi.org)- Lễ hội Chôl Chnăm Thmây là một lễ tết cổ truyền mang nghĩa là “Vào năm mới” hay còn được gọi là lễ chịu tuổi, là một lễ Tết lớn nhất trong năm của bà con đồng bào Khmer, được tổ chức  ...
Ghi chú bài viết Lễ hội “Quay đầu trâu” mừng lúa mới của người S’tiêng tại Bình Phước
Từ khóa:
Lễ hội “Quay đầu trâu” là một nghi lễ lớn nhất của người S’tiêng sinh sống ở vùng Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước. Đây cũng chính là dịp để đồng bào người S...