Lễ hội Miếu Ông Bổn của người Hoa tại Bình Dương
Lễ hội miếu Ông là lễ hội gắn liền với cuộc sống những người làm nghề lò chén, họ thường coi trọng nơi nhập cư, họ xây chùa và lấy tên vị thần đất (Ông Bổn) nói chung để thờ các vị thánh nhân đã phù hộ cho nghề nghiệp của họ.
Đối với bộ phận người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam, Ông Bổn mang ý nghĩa là “Ông tổ”, “Bổn” mang ý nghĩa là gốc. Ông Bổn chỉ là một biểu tượng chứ không phải là người cụ thể nào đó. Đa số người Hoa đều có quan niệm rằng “Ông Bổn” chính là “Phước Đức Chánh Thần”. Tuy nhiên mỗi nhóm người Hoa lại có những quan niệm và tín ngưỡng khác nhau về Ông Bổn. Người Hoa gốc Phúc Kiến vốn cư trú ở Chợ Lớn đã được cụ thể hóa là Châu Đạt Quan - là một vị quan thời Nguyên. Người Hoa gốc Triều Châu, Hải Nam ở khu vực miền Tây Nam bộ lại cụ thể hóa ông Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hòa - Một người đời Minh. Người Triều Châu cư trú ở Hội An lại cụ thể hóa ông Phục Ba Tướng quân Mã Viện. Người Quảng Đông sống ở Chợ Lớn lại cho Ông Bổn của họ là ông Thần Thổ Địa… tuy nhiên những người Hoa họ Vương gốc Phúc Kiến đang sinh sống tại Bình Dương lại cho rằng Ông Bổn là Huyền Thiên Thượng Đế, còn họ Lý (gốc Triều Châu) lại cho Ông Bổn chính là Ông tổ họ Lý.
Huyền Thiên Thượng Đế được coi là một vị thần do Thượng Đế phân thân, còn được gọi là Chơn Võ (Chân Vũ). Trấn Vũ là một vị thần ở núi Võ Đang. Bên cạnh việc thờ Huyền Thiên Thượng Đế, người Hoa họ Vương còn thờ Na Tra Thái Tử, Quan Âm Bồ Tát, Nam Triều Đại Đế.
Cổng Miếu Ông Bổn tại Bình Dương
Họ Vương thì tôn thờ các vị thần kể trên, trong khi đó họ Lý sinh sống tại Bình Dương lại thờ Ông Bổn, được cho là thủy tổ của các họ: Quách, Tiêu , Lực, Chu, Triệu, Châu và Lý. Đây cũng chính là biểu tượng của người dân nghề. Họ cũng thờ phụng Phước Đức Chánh thần mà họ cho đó là Ông Địa, tức là thần đất đang đai ở địa phương. Có thể kể một số cung điện thờ Ông Bổn của dòng họ Vương tại Bình Dương như: Thủ Dầu Một (xây dựng vào năm 1885), Phước Võ điện thuộc phường Chánh Nghĩa, Ngọc Hư Cung ở thị trấn Lái Thiêu (xây dựng vào khoảng năm1971), Phước Thọ Đường ở xã Hưng Định, Thuận An; Phước Nghĩa Đường tại Tân Phước Khánh, Tân Uyên.
Họ Lý thờ phụng Ông Bổn tại một ngôi miếu có tên Phước An Miếu thuộc Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, được xây dựng vào năm 1980. Miếu này do họ Lý lập nên, ngoài việc thờ phụng Ông tổ của bảy họ như trên, còn có từ đường họ Lý, nên được gọi là Lý Thị Gia Miễu.
Cũng tương tự các đền Miếu của người Việt, các miếu thờ Ông Bổn cũng tích hợp thờ đa thần như Bao Công đời Tống, Trương Thiên Sư (Trương Đạo Lăng) đời Hán, Cảnh Chủ Tôn Vương, Cửu Thiên Huyền Nữ, Linh Từ Tôn Vương….
Lễ hội các đền miếu thờ Ông Bổn của tỉnh Bình Dương mang ý nghĩa cúng tổ nghề gốm, tập trung chủ yếu là người Hoa ở địa phương và nhiều nơi khác trong toàn quốc. Lễ hội này của người Hoa tại Bình Dương vẫn giữ được tính chất tín ngưỡng phúc thần, bảo hộ cho người dân và giúp công việc làm ăn của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương được tốt hơn.
Theo tín ngưỡng của người Hoa, các vị thần Quan Âm Bồ Tát, Huyền Thiên Thượng Đế, Nam Triều Đại Đế và Na Tra Thái Tử vốn không được người dân thờ cố định tại một địa phương nào đó mà phải luân phiên ở các miếu thờ ở Búng, Thủ Dầu Một, Tân Phước Khánh, Lái Thiêu rước về thờ trong một năm và lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng Hai âm lịch. Và như vậy, theo tục lệ phải 4 năm mới mở hội một lần.
Khách thập phương về dâng hương tại Lễ hội Miếu Ông Bổn
Chương trình lễ hội có các nghi thức cúng tế theo Đạo giáo được các thầy pháp chuyên nghiệp cử hành. Kế đó sẽ là lễ rước kiệu của các vị thần, đoàn rước kiệu sẽ đi diễu hàng chục cây số trong suốt cả đêm, đi bao quanh khu vực có dân cư, không khí đám rước hết sức tưng bừng, náo nhiệt và rất hoành tráng. Trong lễ hội còn có múa lân sư rồng, hát Hồ Quảng, múa cù, đặc biệt là điệu múa hẩu luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo người xem.
Có thể nói lễ hội miếu Ông Bổn tại tỉnh Bình Dương tuy là một Lễ hội mang những nét đặc trưng của một dòng họ, một bang, một nghề nghiệp nhưng nó cũng đã thu hút được một lượng lớn người Hoa và người Việt cùng tham gia hưởng ứng, đã trở thành một ngày lễ hội lớn năm.
Bài viết về Bình Dương liên quan
- Tôn nghiêm đêm hội vía Phật Di Đà chùa Đức Hòa, Bình Dương
Ngày 12/12/2010 (nhằm ngày 7/11/ Canh Dần) Nhân khóa tu Phật thất lần thứ 55 chùa Đức Hòa, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương đã tổ chức Đêm hội hoa đăng vía Phật A Di Đà với hơn 3000...
- Giá trị bộ sưu tập gốm sứ vẽ tay tại Festival Gốm sứ Bình Dương 2010
Trị giá hàng chục triệu đồng một chiếc bình, dòng gốm sứ vẽ tay đậm nét văn hóa VN chỉ được sản xuất hạn chế theo đơn đặt hàng. Khác với nhiều hãng gốm sứ nổi tiếng trên thế...
- Hàng nghìn người dân đổ về Bình Dương tham gia Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu năm 2010
(lehoi.org) - Đã thành thông lệ , cứ đến những ngày rằm tháng Giêng hàng năm là nhân dân các tỉnh, thành khắp nơi lại kéo nhau về chùa Bà để cầu an, xin lộc. Càng gần đến ngày lễ hội, không...
- Lần đầu tiên được tổ chức Lễ hội gốm sứ tại Bình Dương
(lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 2 đến 8/9, Lễ hội sắc màu gốm sứ Việt Nam sẽ là nơi quy tụ hơn 600 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm gốm sứ độc đáo trong và ngoài nước. Biểu diễn văn nghệ tại...
-
- Tưng bừng Festival gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010
(lehoi.org) - Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương 2010 nằm trong chuỗi các sự kiện đặc biệt chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức nhằm mục đích bảo tồn...
- Tổ chức thành công Festival Gốm sứ Việt Nam - Bình Dương 2010
(lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 2/9-8/9, Festival Gốm sứ Việt Nam - Bình Dương 2010 với sự tham gia của 600 gian hàng trong và ngoài nước đã hội tụ tất cả tinh hoa của các làng nghề gốm sứ với...
- Tưng bừng Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương
(lehoi.org) - Hàng năm, từ đêm 30 tết đến ngày rằm tháng giêng, người hành hương liên tục đổ về Bình Dương từ các tỉnh thành lân cận để đi chùa đầu năm. Riêng ngày rằm có lễ rước...
- Tổ chức Lễ hội
(lehoi.org)- T ừ ngày 8-12/6/2013, L ễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín năm 2013” v ới chủ đề “Giao lưu cùng phát triển” được Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND thị xã Thuận An tổ chức...
- Tưng bừng Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín năm 2013” tại Bình Dương
(lehoi.org)- Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín 2013” đã diễn ra t ừ ngày 8/6, tại xã Hưng Định, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương thu hút hàng chục nghìn lượt người dân và du khách tới tham dự. Lễ...
-
- Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tại Bình Dương
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Chùa Bà Thiên Hậu ở thị xã Thủ Dầu, tỉnh Bình Dương. N gôi chùa này thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị...
- 9 kỷ lục gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 vừa được xác lập
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam vừa chính thức công bố và xác lập 9 kỷ lục gốm sứ Việt Nam 2010. Trưng bày bộ sưu tập gốm cổ Việt Nam lớn nhất Cuộc trưng bày mang tên “Tinh...
Ghi chú bài viết Lễ hội Miếu Ông Bổn của người Hoa tại Bình Dương
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Miếu Ông Bốn được tổ chức hai kỳ cúng lễ hàng năm, một là vào mùa xuân là ngày mồng 2 tháng Giêng âm lịch, và kỳ thứ hai vào mùa thu là...