Lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh tại Vĩnh Phúc

Thời gian: 8/1 Âm lịch
Hàng năm cứ vào tháng Giêng - mùa lễ hội - cũng giống như bao làng quê khác, nhân dân thôn Phù Liễn - xã Đồng Tĩnh - Tam Dương lại tổ chức một lễ hội truyền thống đó là: Hội “Đúc Bụt” để ôn lại một truyền tích đáng tự hào, mà ở trong tỉnh Vĩnh Phúc thì chỉ riêng làng Phù Liễn mới có lễ hội đặc biệt này.

Một nghi thức trong lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh
Một nghi thức trong lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh

Theo như các cụ già ở địa phương kể lại, tương truyền lễ hội “Đúc Bụt” là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đã có từ rất lâu đời, để nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa, là một nữ tướng tài ba, chí dũng vẹn toàn và để hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng đền nợ nước, trả thù nhà, diệt giặc Tô Định ở những năm 40 sau Công nguyên đã từng được ghi vào chính sử.

Truyện xưa kể rằng Ngọc Kinh công chúa (Mỹ Tự được Vua Bà phong sau khi dẹp xong Tô Định và Trưng Trắc lên ngôi vua), nguyên là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn đã có chồng và có hai người con trai, khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà đã để các con ở lại quê hương và theo về với Hai Bà đánh giặc, được Hai Bà cử về quê Phù Liễn để mộ quân, rèn đúc vũ khí và chuẩn bị lực lượng. Tại đây, Bà đã ẩn mình dưới dạng một nhà sư, tu luyện ngay tại chùa Phù Liễn, dạy cho dân biết làm sĩ, nông, công và cổ.

Sĩ: nghĩa là dạy dân học hành, nâng cao hiểu biết, bồi đúc lòng căm thù giặc Hán xâm lược.

Nông: nghĩa là dạy dân cày cấy, săn bắn, trồng trọt làm ra sản phẩm để chủ động nuôi sống người và cung cấp lương thực cho nghĩa sĩ.

Công: nghĩa là nghề phụ trợ, ở đây là nghề rèn đúc sản xuất công cụ sản xuất và vũ khí để đánh giặc.

Cổ: nghĩa là cổ giả, là sự lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là một hình thức thông tin, dò la tin tức quân giặc...

Từ đó, Đức Bà đã dần dần xây dựng được một lực lượng đông đảo, bao gồm những người dân Phù Liễn và những người dân ở các vùng xung quanh, cùng với 65 quận thành trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập.

Sau này, để tưởng nhớ công lao, nhân dân Phù Liễn đã lập một Đền thờ Bà và quen gọi với cái tên Đền thờ Đức Bà và được lưu truyền đến ngày nay. Và hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng giêng (ngày hoá của Đức Bà), nhân dân Phù Liễn lại tổ chức lễ hội để diễn lại các tích trò xưa, và trong đó, tích trò “Đúc Bụt” là tích trò được đặc biệt quan tâm và không thể thiếu trong ngày lễ hội này.

Để chuẩn bị cho lễ hội, thường là vào trung tuần tháng Chạp ta năm trước các quan viên và các bộ lão trong làng đã họp bàn, quyết định tổ chức mở lễ hội, phân công công việc và chọn lựa những người trực tiếp tham gia vào lễ hội, những người trực tiếp tham gia và những người được chọn lựa đều phải đạt các nghi lễ theo lệ làng, về cơ bản thì đó phải là những trai thanh, gái lịch hoặc những người già phải gương mẫu, song toàn, gia đình ấm êm, hoà thuận, được dân làng hàng xóm mến phục tin yêu... Trong đó nghiêm ngặt nhất là bầu chọn ra ông chủ lễ, chủ trò và 3 thanh niên được chọn làm Bụt.

Những người tham gia gồm có:

Ông Chủ tế và 3 thanh niên khoẻ mạnh, chưa có vợ, gia đình song toàn, gương mẫu.

Một ông thợ Đúc Bụt (cũng là người chủ trò) kèm theo có các công việc bổ củi, kéo bễ, nấu đồng, quạt lò, che lọng (mỗi công việc sẽ có 1 người thực hiện)

Một vị sư và năm bà vãi phục vụ

Một ông giáo học (có tráp, bút kèm theo) và năm học trò

Nghề nông gồm có: 1 người thợ cày, 1 người thợ cấy và 1 người làm trâu kéo cày, 1 người cuốc góc, 1 người phát bờ, 1 người nhổ mạ, 1 người câu ếch, 1 người tát nước

Tất cả có khoảng 30 người trực tiếp tham gia diễn trò.

Những công việc chọn người, chuẩn bị đồ dùng và dụng cụ... được người dân chuẩn bị kỹ càng, chu đáo từ trước tết Âm lịch để sau khi ăn tết xong cả làng sẽ vào hội.

Vào đúng ngày mùng 8 tháng Giêng Âm  lịch; ngay từ sáng sớm, tất cả những người dân trong làng và các vùng xung quanh đã nô nức tập hợp về khu vực sân ở Đình làng, Ban tế làm lễ tế thân ngay tại Đình, sau 3 tuần tế, ông Chủ tế sẽ xin âm dương và phân công quan viên đi Đúc Bụt, các quan viên cùng với dân làng chuẩn bị xôi, chiếu, trầu cau.v.v... và những người đã được lựa chọn để tham gia vào các tích trò Sĩ, nông, công, cổ nêu trên cùng 3 thanh niên đã được lựa chọn kỹ tiến ra vùng ao (hoặc vùng ruộng) đã tát cạn hết nước từ ngày hôm trước (thông thường là ở gần bờ kênh Liễn Sơn và cách đình làng khoảng 500m) tới nơi, 3 thanh niên sẽ tự xuống ao, lấy bùn trát kín toàn thân và sau đó, quan viên sẽ dùng một sợi dây buộc ngang 1/3 (theo chiều rộng) một chiếc chiếu cói, rồi xoè phần dưới để chụp lên đầu mỗi Bụt một chiếc chiếu riêng “Bụt” đi giữa, trên đỉnh đầu, phần chiếu buộc phía trên sẽ đặt một bó mạ xanh, sau đó quan viên cùng với dân làng làm  lễ rước “Bụt” về đình.

Thoạt tiên, sau khi chùm chiếu xong, các cụ phụ lão sẽ dùng trầu cau đã được chuẩn bị sẵn từ trước, bón cho mỗi “Bụt” một miếng, rồi cả đoàn người cùng với ông Chủ lễ từ từ tiến về đình trong tiếng chiêng, tiếng trống, cờ xí và các điệu múa dân gian. Trên đường đi sẽ diễn ra tất cả 3 lần mời trầu do các tốp phụ lão khác nhau lần lượt bón cho các “Bụt” thì cả đoàn rước mới được về tới sân đình.

Khi đoàn đi rước “Bụt” về tới đình, ông Chủ tế sẽ phải làm thủ tục xin phép Thần Thành Hoàng, ba “Bụt” sẽ chạy nhanh vào một khoảng trống ở sân Đình đã được định sẵn, ngồi thành hàng ngang, quay mặt vào gian chính giữa của cửa đình, xung quanh nhân dân sẽ quây thành một vòng tròn có đường kính khoảng 15m, đồng thời tất cả các tích trò đều sẽ được diễn ra ngay trong vòng tròn đó, trong tiếng chiêng tiếng trống, hò reo vui vẻ của cả biển người. Các trò sẽ được diễn ra như sau:

Những người làm ruộng, trâu kéo cày và người cầm cày chạy theo ngược với chiều kim đồng hồ, cùng với các tốp thợ nhổ mạ, tát nước, phát bờ, cuốc góc và câu ếch... cùng vừa diễn động tác và vừa chạy theo người thợ cày.

Ở một góc đình, ông giáo học đang lên lớp giảng bài cho những học sinh và tích trò trung tâm là ông chủ trò (vai người thợ Đúc Bụt) có thợ phụ trợ là bổ củi và quạt lò kéo bễ... để nấu đồng trong một chiếc nồi đất to (đường kính khoảng từ 0,60 - 0,8m), ông thợ đúc chân đi tập tễnh, thi thoảng lại bị người thợ phụ đá cho một cái (nhằm gây  tiếng cười); cũng giống như vậy anh thợ cuốc bờ thì để lưỡi cuốc ngoảng ra ngoài, người đi câu ếch thì làm phao bằng bông hoa đỏ, giỏ thì thủng đáy lại treo ngược lên... càng làm cho không khí thêm vui nhộn hơn.

Trong quá trình diễn trò thi thoảng ba “Bụt” ở giữa vòng tròn sẽ được 2 người phụ nữ đem xôi, trầu bón cho nhưng chỉ được bón nhử thôi. (Phải chăng đây là một tục hèm của lễ “Cầu Đinh”). Khi các tích trò diễn ra liên tục trong khoảng 40-45 phút, tức là nguyên liệu đồng trong nồi nấu đã đến nóng chảy, ông thợ đúc sẽ dùng gáo múc đồng trong nồi để đổ vào các “Bụt” (chính xác hơn là đổ vào các “khuôn Bụt”), sau đó dùng “kìm” (một thanh tre tươi to bản bẻ gập) để xoay Bụt (cho rời khỏi khuôn) cũng theo chiều ngược với chiều của kim đồng hồ, đồng thời, một nhà Sư xuất hiện gieo quẻ xin âm dương, khi được, ông thợ Đúc ngay lập tức cầm 3 chiếc chiếu trùm  lên “Bụt” ném ra ngoài và đập vỡ luôn nồi nấu đồng. Đồng thời 3 thanh niên làm khuôn Bụt cũng nhanh chóng chạy biến ra ngoài và kết thúc trò diễn này, nhân dân reo hò và tranh nhau cướp chiếu, ba chiếc chiếu sẽ được cướp giật thực sự từ tay người này đến tay người khác, đến khi nào rách nát tả tơi, hoặc có một người khoẻ mạnh hơn người, cướp được và tránh không để ai đuổi cướp lại được nữa, nhất là chiếc chiếu ở giữa có bó mạ xanh ban đầu thì chắc chắn năm đó vợ chồng họ sẽ sinh được con trai. Vì vậy Hội rất đông và cũng có nhiều người ở rất xa mà chưa sinh được quý tử đến dự Hội với hy vọng cướp được dù một mảnh chiếu rách là cũng đã đạt nguyện vọng. (Một điều lạ là mặc dù lễ hội năm nào cũng được tổ chức, trong đám đông tranh cướp huyên náo như vậy nhưng chưa bao giờ xảy ra thương tích!).

Cảnh tranh cướp chiếu cói mong sinh quý tử tại lễ hội Đúc Bụt ở Đồng Tĩnh
Cảnh tranh cướp chiếu cói mong sinh quý tử tại lễ hội Đúc Bụt ở Đồng Tĩnh

Buổi chiều, các trò chơi phụ trợ sẽ được tổ chức đến tối gồm thi đấu cờ tướng, bóng chuyền...

Những trò chơi dân gian trong lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh
Những trò chơi dân gian trong lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh

Như vậy có thể thấy là:

Lễ Hội “Đúc Bụt” ngày mùng 8 tháng Giêng ở Phù Liễn (thuộc xãĐồng Tĩnh) là một hình thức văn hoá dân gian truyền thống tồn tại và phát huy cho đến ngày nay, để nhằm ôn lại một truyền tích đẹp về “Đức Bà” (Ngọc Kinh công chúa), cùng với nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi Tô Định - đại diện cho một thế lực xâm lược, đô hộ của Nhà Hán vào thế kỷ đầu Công nguyên; đồng thời cũng có thể thấy, trong cuộc sống của một cộng đồng, không thể thiếu được sự phối hợp, sự dung hoà của những ngành nghề sơ khai của một nền văn minh lúa nước nông nghiệp, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá đang dần phát triển trở thành những nghề truyền thống, trong sự phân công lao động tại những giai đoạn phát triển tiếp theo của xã hội.

Trong suốt cả quá trình diễn tích trò của hội “Đúc Bụt” mọi sự vận hành đều sẽ được diễn ra trong một vòng tròn khép kín theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (mà theo các cụ già ở trong làng kể lại thì từ xưa tới nay vẫn được thực hiện như thế, không hiểu vì sao nhưng không ai dám lên ý kiến để thay đổi cả).

Điều này dễ gợi lên một sự liên tưởng tới cách bố trí những hoa văn trên trống đồng cổ. Cũng là những mô típ trang trí hoa văn lên các cảnh sinh hoạt trong đời sống, lễ hội của người Việt thời cổ, được hoá trang (hay mô phỏng) thành những hình chim, hình thú.v.v... hay cách điệu hoá và cũng đều xoay quanh những hình tròn đồng tâm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Thêm vào đó, trên địa bàn xã Đồng Tĩnh hiện nay rải rác, nhân dân cũng có phát hiện một vài công cụ bằng đá mài như: bàn đá, rìu đá và hiện vật bằng đồng. Có niên đại vào khoảng đầu công nguyên (thuộc vào giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên muộn). Vậy thì phải chăng lễ hội “Đúc Bụt” ở Phù Liễu muốn mô phỏng một nghề tuy là mới ra đời nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nghề Đúc Đồng - các sản phẩm của nghề này sẽ dần thay thế cho các công cụ đá có vai trò như là một yếu tố quyết định để làm thay đổi một hình thái sản xuất trong lịch sử của loài người. Và nếu có thêm được những cơ sở khoa học đáng tin cậy vào điều giả định này, thì nên chăng vào thời gian tới đây, những cơ quan hữu trách, những nhà nghiên cứu có thể ưu tiên hơn về mọi mặt để khai thác thêm và  khẳng định những gì có thể khẳng định nhằm gìn giữ được một kho tàng văn hoá phi vật thể của tỉnh nhà.

Theo quan niệm ngày khai xuân, cả làng sẽ mở hội vui vẻ cầu mong cho vạn vật sinh sôi nảy nở, giống nòi phát triển, mùa màng bôi thu, một quan niệm phồn thực là một quan niệm đẹp và biện chứng của cư dân nông nghiệp được thể hiện ở việc đặt lên chiếc chiếu giữa một bó mạ xanh, tục cướp chiếu là tục được diễn ra rất nhiệt tình, thậm chí là rất quyết liệt, cách bón trầu và xôi nhử của 2 phụ nữ bón cho “khuôn Bụt”... và qua kinh nghiệm lâu đời của những người dân địa phương thì hình thức “cầu Đinh” ở lễ hội này rất điển hình và cũng rất hiệu nghiệm.

Song song và phụ trợ cho tích truyện “Đúc Bụt” trong lễ hội cũng diễn ra những trò hài, những cuộc thi đấu thể thao cờ tướng nhằm rèn trí, nâng cao thể lực, nâng cao sức khoẻ và tạo thêm sự vui vẻ phấn chấn trong lao động và sản xuất, tất cả đã tạo nên một phẩm chất đẹp của người Việt và trở thành bản sắc riêng của con người dân tộc Việt Nam. 

Bài viết về Vĩnh Phúc liên quan

  • Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc BụtẢnh Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc Bụt
    Đến hẹn lại lên từ mùng 7-9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mở hội Đúc Bụt tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Tương truyền, người nào cướp được chiếu...
  • Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh PhúcẢnh Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc
    Đêm hội hoa đăng Tây Thiên được tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Hội hoa đăng là nét đẹp văn hóa tâm linh, một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn với người...
  • Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phíẢnh Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phí
    Sáng ngày 4/3 (tức 17 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa miễn phí khiến khán giả tới xem quá đông, dẫn tới tình trang quá tải. Khu vực khán đài A sẽ được...
  • Lễ hội đền Ngô Tướng CôngẢnh Lễ hội đền Ngô Tướng Công
    Lễ hội đền Ngô Tướng Công thường diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về, tại xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Ngô Tướng Công lại tưng bừng...
  • Lễ hội đền Thính ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc
    Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ Đoài đã lập 5 cung để thờ Thánh Tản- là một trong...
  • Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh Phúc
    Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức hàng năm, vào ngày mồng 8 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, người dân trong vùng và du...
  • Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh Phúc
    Mỗi dịp xuân về, người dân xã làng Thượng Yên - Đồng Thịnh - Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở hội Rước cây bông. Mỗi năm, một làng sẽ được vinh dự rước cây bông tại đền Thượng. Làng Thượng Yên...
  • Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc
    Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc diễn ra hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội của 3 làng Mậu Thông, Mậu Lâm và Vĩnh Thịnh thuộc phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc....
  • Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh PhúcẢnh Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc
    Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc thường tổ chức hàng năm tại làng Địa Tang, thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Đối tượng được người dân làng Địa Tang...
  • Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh PhúcẢnh Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh Phúc
    Hội Rưng tổ chức ngày mùng 6 Tết âm lịch một trong những hội làng truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân Tứ Trưng tổ chức hội Rưng với mong ước cả năm đó có được cuộc sống ấm no, hạnh...
  • Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh PhúcẢnh Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc
    Hội làng Bồ Sao được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đuông. Đền Đuông thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Làng Bồ Sao nằm ở ngã...
  • Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh PhúcẢnh Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh Phúc
    Xưa kia, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nước sông Cánh dâng cao, khắp từ Bến Ươm, Cầu Sổ, Đồng Mong, Cầu Treo, Đồng Máy là một biển nước mênh mông. Thời điểm đó, người dân Hương Canh cày cấy xong vụ...
  • Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh PhúcẢnh Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
    Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong...
  • Hội đánh cờ tại Vĩnh PhúcẢnh Hội đánh cờ tại Vĩnh Phúc
    Hội đánh cờ diễn ra từ ngày 10-14/9 dương lịch tại làng Bích Đại và Đồng Vệ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh cờ tướng là trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn thể hiện tinh thần...
  • Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh Phúc
    Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (còn gọi là đấu ngưu) được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Lễ hội chọi trâu là một tập tục cổ xưa, di sản văn...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh tại Vĩnh Phúc

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đúc bụt ở Đồng Tĩnh tại Vĩnh Phúc, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm cứ vào tháng Giêng - mùa lễ hội - cũng giống như bao làng quê khác, nhân dân thôn Phù Liễn - xã Đồng Tĩnh - Tam Dương lại tổ chức một lễ hội truyền...