Lễ hội bơi trải Tứ Yên tại Vĩnh Phúc

Thời gian: 24/5- 25/5 Âm lịch
(lehoi.info)- Lễ hội bơi trải Tứ Yên được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, tại xã Tứ Yên, Sông Lô, Vĩnh Phúc. Tứ Yên gồm có 4 thôn, mỗi thôn thì có một chải và mỗi chải thì có 36 tay chèo, họ bơi từ bến Yên Lương tới bến Yên Lập rồi lại bơi trở về, dọc theo đường bơi trên sông đều có cắm cờ.


Quang Lễ hội bơi trải Tứ Yên 
Quang Lễ hội bơi trải Tứ Yên 

Vào năm 544, trước sự tấn công của đoàn quân Lương, vua Lý Nam Đế đã từ Long Biên (thuộc Hà Nội ngày nay) rút lực lượng về xây dựng căn cứ tại miền rừng núi Lập Thạch. Sau đó, Ngài đã đem quân ra mai phục tại vùng hồ Điển Triệt, tức là hồ Miêng tại xã Tứ Yên để giao chiến với quân giặc. Ở tại đây đã diễn ra một trận thủy chiến vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Quân ta do lực lượng còn non yếu nên đã bị thất bại. Vua Lý Nam Đế đã phải rút quân về động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ) rồi trao binh quyền cho tướng Triệu Quang Phục để tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương, rồi Ngài cũng mất ở đó luôn.

Tuy bị thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vào thế kỷ thứ VI đã để lại nhiều dấu tích hào hùng trên mảnh đất Tứ Yên, khiến những người dân trong các thôn Yên Lập, Yên Mỹ, Yên Phú và Yên Lương dù đang lao động, sinh sống và học tập ở đâu cũng luôn cảm thấy tự hào về quê hương, xứ sở của mình. Những cái tên như Rừng Cấm, Thành Lĩnh, đồi Ông Ngự là nơi vua ở; những Phù Giai, Phù Yến, Phù Lánh, Phù Gầm, Phù Chè... chính là nơi quân ta mai phục; những cái tên nghe hoang sơ và dân giã như Bến Bêu, Cơm Son,  Đồng Bịch, Đồng Quét, hóc Áo trôi... vốn có từ thời xa xưa và liên quan đến sự có mặt của vị Hoàng đế đầu tiên của dân tộc ta, cùng với hàng vạn nghĩa quân do Lý Bí chỉ huy, đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh oanh liệt trên vùng đất địa linh nhân kiệt này cách thời nay một nghìn 500 năm. Tất cả những cái đó đã đi vào máu thịt của mỗi người dân Tứ Yên từ cụ già cho đến em nhỏ, không một ai là không biết đến.

Uống nước nhớ nguồn vốn là truyền thống nghìn đời của con người dân tộc ta. Người dân Tứ Yên cách đây 4 trăm, 5 trăm năm đã dựng đình dựng miếu để thờ cúng, tưởng nhớ và tôn vinh tới người anh hùng Lý Bí và thờ vọng Thánh Tản Viên, người đã có công dựng nước thời đại Hùng Vương. Khi đã có đình, có miếu thì hàng năm làng tổ chức lễ hội.

Từ đó thì những người dân nơi đây đã truyền tụng nhau câu ca: “Rau gác Hạc bơi, Hạc gác Me bơi, Me gác Đức Bác bơi, Đức Bác gác Dạng bơi”. Rau là thôn Cựu ấp, xã Liên Châu (Yên Lạc); Hạc là phường Bạch Hạc (Việt Trì); Me là xã Yên Lập (Vĩnh Tường); Đức Bác là xã Đức Bác (Lập Thạch) và Dạng là xã Tứ Yên (Lập Thạch). Đây chính là trình tự thời gian thi bơi trải của các địa phương dọc theo hai dòng sông Hồng và sông Lô.

Bơi trải của các làng ở Tứ Yên được đóng bằng gỗ chò và sơn màu đỏ. Đầu trải là hình đầu con chim phượng, thân trải là thót dần uốn hình đuôi tôm cong ngược. Trải dài 20,5 mét, lòng trải được chia thành nhiều khoang, chỗ rộng nhất là 1,5 mét. Mỗi trải gồm có 36 tay giầm, được chia thành 18 cặp và ngồi hàng ngang. Người bơi trải là những trai tráng khoẻ mạnh đã được tuyển chọn, ngồi quỳ một chân xuống mạn trải theo một tư thế thống nhất và tay cầm dầm đúng chiều. Chuôi dầm được sơn màu đỏ mái dầm thì sơn màu trắng, khi bơi phải bơi theo đúng nhịp hò của người hò mõ, tay bơi và miệng phụ hoạ theo tiếng hò.

 Lễ hội bơi trải Tứ Yên thu hút đông đảo người dân tham gia
 Lễ hội bơi trải Tứ Yên thu hút đông đảo người dân tham gia

Ngày lễ hội, ngoài việc tế lễ ở đình ở miếu, thì còn có hình thức rước kiệu và bơi trải giữa hai làng Yên Lập và Yên Lương vào các ngày 24 và ngày 25 tháng Năm.Trước giờ xuất phát các làng sẽ sắm lễ vật cúng quan Hà Bá, sau đó bốn chiếc trải sẽ dàn hàng ngang dưới sông trước của cửa đình để chờ hiệu lệnh. Khi nào có hiệu lệnh thì các tay bơi mới được vung giầm và reo hò để cố cho trải mình lao lên trước.

Sau mỗi lần thi bơi trải, người bơi cũng như người xem đều mệt lả, tắt tiếng vì reo hò. Làng nào chiến thắng thì sẽ được thưởng, mặc dù phần thưởng không nhiều nhưng niềm vui và vinh dự thì náo nức trong cả năm, mọi người tin rằng trong năm đó làng mình sẽ an khang thịnh vượng.

Đặc sắc lễ hội bơi trải Tứ Yên 
Đặc sắc lễ hội bơi trải Tứ Yên 

Đây là một trong những cuộc thi tài sức dẻo dai bền bỉ, tinh thần đoàn kết của những đội thuỷ binh, rồi trở thành những cuộc đua tài trí của các làng trong hội thi bơi trải. Đó chính là hình thức khai hạ, mừng nước vốn có từ rất lâu đời ở vùng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nó đã trở thành một nét đẹp văn hoá truyền thống của những con người ở vùng quê quanh năm gắn bó với sông nước./.

Bài viết về Vĩnh Phúc liên quan

  • Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh PhúcẢnh Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc
    Đêm hội hoa đăng Tây Thiên được tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Hội hoa đăng là nét đẹp văn hóa tâm linh, một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn với người...
  • Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phíẢnh Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phí
    Sáng ngày 4/3 (tức 17 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa miễn phí khiến khán giả tới xem quá đông, dẫn tới tình trang quá tải. Khu vực khán đài A sẽ được...
  • Lễ hội đền Ngô Tướng CôngẢnh Lễ hội đền Ngô Tướng Công
    Lễ hội đền Ngô Tướng Công thường diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về, tại xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Ngô Tướng Công lại tưng bừng...
  • Lễ hội đền Thính ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc
    Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ Đoài đã lập 5 cung để thờ Thánh Tản- là một trong...
  • Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh Phúc
    Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức hàng năm, vào ngày mồng 8 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, người dân trong vùng và du...
  • Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh Phúc
    Mỗi dịp xuân về, người dân xã làng Thượng Yên - Đồng Thịnh - Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở hội Rước cây bông. Mỗi năm, một làng sẽ được vinh dự rước cây bông tại đền Thượng. Làng Thượng Yên...
  • Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc BụtẢnh Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc Bụt
    Đến hẹn lại lên từ mùng 7-9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mở hội Đúc Bụt tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Tương truyền, người nào cướp được chiếu...
  • Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc
    Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc diễn ra hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội của 3 làng Mậu Thông, Mậu Lâm và Vĩnh Thịnh thuộc phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc....
  • Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh PhúcẢnh Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc
    Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc thường tổ chức hàng năm tại làng Địa Tang, thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Đối tượng được người dân làng Địa Tang...
  • Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh PhúcẢnh Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh Phúc
    Hội Rưng tổ chức ngày mùng 6 Tết âm lịch một trong những hội làng truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân Tứ Trưng tổ chức hội Rưng với mong ước cả năm đó có được cuộc sống ấm no, hạnh...
  • Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh PhúcẢnh Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc
    Hội làng Bồ Sao được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đuông. Đền Đuông thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Làng Bồ Sao nằm ở ngã...
  • Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh PhúcẢnh Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh Phúc
    Xưa kia, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nước sông Cánh dâng cao, khắp từ Bến Ươm, Cầu Sổ, Đồng Mong, Cầu Treo, Đồng Máy là một biển nước mênh mông. Thời điểm đó, người dân Hương Canh cày cấy xong vụ...
  • Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh PhúcẢnh Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
    Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong...
  • Hội đánh cờ tại Vĩnh PhúcẢnh Hội đánh cờ tại Vĩnh Phúc
    Hội đánh cờ diễn ra từ ngày 10-14/9 dương lịch tại làng Bích Đại và Đồng Vệ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh cờ tướng là trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn thể hiện tinh thần...
  • Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh Phúc
    Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (còn gọi là đấu ngưu) được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Lễ hội chọi trâu là một tập tục cổ xưa, di sản văn...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội bơi trải Tứ Yên tại Vĩnh Phúc

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội bơi trải Tứ Yên tại Vĩnh Phúc, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Lễ hội bơi trải Tứ Yên được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, tại xã Tứ Yên, Sông Lô, Vĩnh Phúc. Tứ Yên gồm có 4 thôn, mỗi thôn thì có một...