Hội vật ở làng Hà tại Vĩnh Phúc
Hội vật làng Hà tại Vĩnh Phúc thu hút đông đảo người dân trong và ngoài xã
Hội vật làng Hà thường được tổ chức hàng năm vào ngày mùng bảy tết. Ngay từ sáng sớm sau khi các bô lão làm lễ ở đình xong, tiếng trống trận sẽ nổi lên để gọi đám đông về tụ tập. Trên bãi cỏ ngay trước sân đình bên cây đa cổ thụ, từng cặp đô vật sẽ ra múa chào dân làng ngay giữa đám đông mang nghi thức trình làng. Trước khi vào cuộc đấu, đô vật còn "múa hạc" hay "xe đài". Đây là một hình thức khởi động cơ thể để tạo không khí vui vẻ và mang phong cách biểu diễn nghệ thuật. "Xe đài" còn tạo một không khí áp đảo đối phương hoặc phô diễn những sở trường sở đoản của mình cùng với những miếng võ độc đáo. Rồi sau đó chuyển sang múa Hạc "uyển chuyển". Múa càng khéo thì càng lôi cuốn được người tới xem. Theo hiệu lệnh trống của vị trưởng lão cầm trịch, các đô vật trẻ sẽ múa vờn nhau rồi vào cuộc vật "dọn bãi". Tuy chỉ là các đô vật dọn bãi nhưng cũng khá gay cấn và hấp dẫn. Hai đô vật đùn đẩy nhau đến đâu, thì đám đông giãn ra đến đó, lúc co vào lúc giãn ra trong tiếng reo hò ràn rạt và trong nhịp trống cái thúc vang trời dậy đất như kêu gọi khách thập phương hội tụ về mỗi lúc một đông, chật đường chật bãi và leo lên kín cả gốc đa cổ thụ. Khi các keo vật kết thúc thì vòng tròn sân bãi cũng được hình thành xong và hội vật được bắt đầu. Các đô vật nổi tiếng sẽ nhường nhau vào đình nhận khố đỏ và khăn điều để lên xới giữ giải và nhận thách đấu trước bàn dân thiên hạ.
Quang cảnh hội vật ở làng Hà tại Vĩnh Phúc
Hội vật làng Hà theo một lề lối tự do với cách thách đấu giữ giải. Cho nên bất cứ ai dù già trẻ lớn bé đều có thể vào tranh giải. Tùy vào các tình huống, diễn biến mà cụ trưởng lão đánh trống cầm trịch sẽ gióng trống "Cắc" hay "Tùng" để phân định và điều khiển cuộc chiến. Trống là mệnh lệnh, một hồi ba tiếng trống là các đô vật chuẩn bị vào xới vật. Trống đánh nhịp ba là múa "xe đài" rồi "múa hạc". Trống đánh ngũ liên là vào kịch chiến, khi nghe các tiếng "cắc, cắc" đều nghĩa là tạm ngừng chiến. Một hồi trống dõng dạc vang lên là trận đấu kết thúc đã có kẻ thua người thắng rõ ràng. Ở đây, ai là người làm cho đối phương ngã lấm lưng, trắng bụng hay bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất hoặc đùn đẩy đối phương ra khỏi vòng tròn xới vật...là người đó đã chiến thắng. Vì vật, đã từng có đô vật trông rất nhỏ con mà đã giữ giải được cả buổi. Nhiều đô vật to lớn vào đấu, chỉ vì sơ ý chủ quan mà đã bị đối phương bất thình lình đội nhấc lên khỏi mặt đất hoặc do quá ham húc, đẩy, cày nên đã bị đối phương lừa thế quay ngoắt lại tránh đòn và thuận đà nên liền đẩy theo cho ngã xõng xoài ra khỏi vòng chiến. Đành cay đắng, ngậm ngùi lóp ngóp bò dậy và chịu thua trong tiếng trống cắc, tùng chua chát và tiếng cười chọc ghẹo của đám đông, nhất là của những người phụ nữ.
Rõ ràng là nếu muốn dành chiến thắng ở đây không chỉ cần có sức mạnh mà cón cần phải có cả trí và dũng nữa. Vì vậy, hội vật của làng Hà có rất nhiều pha bất ngờ và thích thú như nhỏ thắng to, gầy thắng béo và bé thắng lớn. Đặc biệt là những người đấu vật ở đây không nhất thiết phải đóng khố cởi trần. Vì thế cũng đã từng có những bậc nữ cao thủ ăn mặc giả trai để vào đấu tranh giải. Chỉ sau chiến thắng giòn giã bậc mày râu, vị tướng nữ đó mới chịu lột khăn và để lộ mái tóc mây óng ả vứi mắt phượng mày ngài, rồi nàng từ tốn xin nhường lại giải cho các đấng nam nhi bởi lượng sức nữ nhi khó mà giữ giải được lâu bền. Đến lúc này thì cả đám hội đều ngớ người ra rồi suýt xoa phục tài và tiếc rẻ!Nhờ vậy mà hội vật làng Hà càng trở nên hấp dẫn người xem đến say mê quên cả việc về ăn cơm trưa, cơm chiều mặc dù bụng đã đói cồn cào.
Các đô vật trước khi vào cuộc tại hội vật ở làng Hà
Từ nhiều đời nay, người dân quanh vùng còn kể cho nhau nghe về một trận tranh hùng giữa hai đô vật rất nổi tiếng bởi sự bất ngờ đến khó tin. Đó là đô Đình có vẻ như già yếu trói gà không chặt đã chiến thắng giòn giã đô Ba Trại rất cường tráng và oai phong lẫm liệt chỉ trong khoảng thời gian đánh xong ba hồi trống trận. Lại có nhiều cuộc chưa đấu đã thắng bởi vì đối thủ biết cách diễu võ dương oai. Trước khi bước vào xới, anh ta còn nhẩn nha bước lên nhỏ cột cờ nhẹ tựa lông hồng, nâng cao cối đá lỗ nặng trịch hoặc vươn tay bóp vỡ ống tre kêu rôm rốp...mà vẻ mặt thì vẫn thản nhiên không hề biến sắc, khiến cho các đối thủ nhìn thấy đã phát hoảng nên đành lắc đầu lè lưỡi xin vái tạ và tự rút lui không dám vào vuốt râu hùm! Điều đó cũng đủ để nói lên rằng các đô vật đã đứng vững trên các võ đài quả thật có một sức khỏe thật đáng kính nể.
Với các cách đấu và thách đấu như vậy, hội vật làng Hà bao giờ cũng chỉ được mở trong vòng một ngày mà vẫn thành công. Cuối ngày đều tìm được chủ nhân của chức vô địch - một người xứng đáng để nhận giải thưởng.
Lễ trao giải ở đây cũng vô cùng độc đáo. Một vị trưởng lão mặc kễ phục đi trước cầm bó hương theo sau là một cô gái trẻ đẹp nhất làng đội một mâm xôi có một chân giò lợn lớn và có một vò rượu tăm đem đến tận nguyên quán của nhà vô địch để làm lễ gia tiên và kính cáo với dân làng sở tại, nơi đã sinh ra được một thiên tài làm rạng rỡ truyền thống thượng võ của quê hương. Giải thưởng chỉ có vậy thôi nhưng ý nghĩa thì thật sâu xa. Chỉ có những dân tộc có truyền thống thượng võ lâu đời thì mới có được những hội vui như vậy!
Hội vật ở làng Hà ngày nay cũng vẫn được mở vào ngày mùng bảy tháng giêng hàng năm. Nhưng lề lối và truyền thống thời xưa đã được thay bằng những kiểu cách vật hiện đại theo từng hạng cân với thể thức thi đấu loại vòng tròn và phần thưởng sẽ là những gói tiền lớn. Tuy vậy, hội vẫn không được hấp dẫn và đông vui như hội vật ngày xưa. Điều đó cũng rất đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm./.
Bài viết về Vĩnh Phúc liên quan
- Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc
Đêm hội hoa đăng Tây Thiên được tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Hội hoa đăng là nét đẹp văn hóa tâm linh, một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn với người...
- Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phí
Sáng ngày 4/3 (tức 17 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa miễn phí khiến khán giả tới xem quá đông, dẫn tới tình trang quá tải. Khu vực khán đài A sẽ được...
- Lễ hội đền Ngô Tướng Công
Lễ hội đền Ngô Tướng Công thường diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về, tại xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Ngô Tướng Công lại tưng bừng...
- Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc
Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ Đoài đã lập 5 cung để thờ Thánh Tản- là một trong...
-
- Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh Phúc
Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức hàng năm, vào ngày mồng 8 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, người dân trong vùng và du...
- Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh Phúc
Mỗi dịp xuân về, người dân xã làng Thượng Yên - Đồng Thịnh - Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở hội Rước cây bông. Mỗi năm, một làng sẽ được vinh dự rước cây bông tại đền Thượng. Làng Thượng Yên...
- Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc Bụt
Đến hẹn lại lên từ mùng 7-9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mở hội Đúc Bụt tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Tương truyền, người nào cướp được chiếu...
- Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc
Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc diễn ra hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội của 3 làng Mậu Thông, Mậu Lâm và Vĩnh Thịnh thuộc phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc....
- Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc
Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc thường tổ chức hàng năm tại làng Địa Tang, thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Đối tượng được người dân làng Địa Tang...
-
- Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh Phúc
Hội Rưng tổ chức ngày mùng 6 Tết âm lịch một trong những hội làng truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân Tứ Trưng tổ chức hội Rưng với mong ước cả năm đó có được cuộc sống ấm no, hạnh...
- Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc
Hội làng Bồ Sao được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đuông. Đền Đuông thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Làng Bồ Sao nằm ở ngã...
- Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh Phúc
Xưa kia, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nước sông Cánh dâng cao, khắp từ Bến Ươm, Cầu Sổ, Đồng Mong, Cầu Treo, Đồng Máy là một biển nước mênh mông. Thời điểm đó, người dân Hương Canh cày cấy xong vụ...
- Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong...
- Hội đánh cờ tại Vĩnh Phúc
Hội đánh cờ diễn ra từ ngày 10-14/9 dương lịch tại làng Bích Đại và Đồng Vệ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh cờ tướng là trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn thể hiện tinh thần...
- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh Phúc
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (còn gọi là đấu ngưu) được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Lễ hội chọi trâu là một tập tục cổ xưa, di sản văn...
Ghi chú bài viết Hội vật ở làng Hà tại Vĩnh Phúc
Từ khóa:
Trong số các môn võ cổ truyền, môn vật tuy là môn đơn giản nhưng lại được đông đảo người xem yêu thích. Cư dân thuộc vùng núi Tam Đảo vốn là những người dân...