Để lễ hội trở về đúng bản sắc văn hóa truyền thống tại Vĩnh Phúc
* Thưa đồng chí, đồng chí có thể cho biết, các Lễ hội ở Vĩnh Phúc hiện đang diễn ra như thế nào?
Trước hết phải hiểu Lễ là một việc làm của một cá nhân hay một gia đình mang mục đích cầu phúc hay tạ ơn. Hội là việc làm của một cộng đồng, nhằm tìm được thân phận bình đẳng và diện mạo của cộng đồng ấy được tôn trọng. Hội ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng có những đặc điểm: lễ luôn gắn với hội, hội phải dựa vào lễ, lễ không thể tách ra khỏi hội để lấy bình phong tôn giáo che chở những việc làm mà ngày thường cộng đồng ấy khó thực hiện được.
Trong một xã hội nông nghiệp thì lễ hội được quyết định bởi chu kỳ. Đầu tiên là chu kỳ cây lúa nước. Ở Vĩnh Phúc, lễ hội diễn ra chủ yếu vào tháng đầu Xuân, vào chu kỳ sản xuất mới cho vụ Xuân. Việc tổ chức Lễ là để xin thần linh giúp đỡ cho cộng đồng, xin thần thánh ban cho trong năm mưa thuận gió hòa. Ở Vĩnh Phúc có lễ thờ Phật trời, lễ rước nước, lễ cầu mưa, … là để xin được bình an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Có nhiều loại lễ hội đang diễn ra như: lễ tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội truyền thống dân gian, lễ hội truyền thống cách mạng.
* Thưa đồng chí, lễ hội bây giờ khác như thế nào so với lễ hội trước kia ?
Lễ hội bây giờ khác rất nhiều lễ hội trước kia. Do bị văn hóa đương đại, đặc biệt là văn hóa ngoại lai xâm nhập vào nên người thực hiện lễ hội bây giờ không giữ được bản sắc văn hóa truyền thống mà các cụ để lại. Thêm vào đó, do công tác quản lý nhà nước chưa tốt, đặc biệt là việc khôi phục, xây dựng kịch bản lễ hội truyền thống, những nơi tổ chức lễ hội lớn dựa theo ý tưởng của người đi trước để lại hoặc theo mô phỏng mà không có kịch bản chi tiết và thống nhất nên mới có chuyện khi tế, nơi thì tế đủ, nơi thì tế thiếu. Không những vậy, do lợi ích vật chất nên không gian lễ hội bây giờ mở rộng, những người tổ chức lễ hội thiên về việc vận động, quyên góp, xin tài trợ; trong khí đó một số “mạnh thường quân” khi sẵn sàng tài trợ cho lễ hội họ lại muốn lễ hội làm theo ý mình nên bản sắc bị biến tướng. Bên cạnh đó, lớp thanh niên bây giờ có bộ phận không am hiểu hoặc hiểu không thấu đáo, đặc biệt là vốn văn hóa cổ và có bộ phận thanh niên thì lợi dụng lễ hội để mưu lợi cho bản thân mình; họ biến những trò chơi truyền thống trở thành việc ăn tiền như: vật, chọi gà, kéo co… ăn tiền, làm cho mọi người hiểu sai lệch về lễ hội. Đây chính những vấn đề đang gây nhức nhối và bức xúc trong dư luận.
Lễ hội cướp phết xã Bàn Giản (Lập Thạch, Vĩnh Phúc)
* Trước thực trạng đó, ngành Văn hóa có những biện pháp gì thưa ông?
Trước tiên, Nhà nước cần giảm bớt tần suất lễ hội, không để tổ chức tràn lan gây tốn kém tiền của nhân dân. Ngành Văn hóa sẽ rà soát lại những lễ hội ngoại lai, lễ hội không có kịch bản, những nơi hội không có cấp phép sẽ không được mở hội. Lễ hội tổ chức theo xu hướng đưa về cho người dân là chính. Nhà nước chỉ quản lý về việc chỉ đạo kịch bản, xây dựng kế hoạch và hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm những thiết chế văn hóa cho cộng đồng. Đối với những lễ hội lớn của Vĩnh Phúc như: lễ hội Tây Thiên, Đền Thính, đền Ngự Dội, ngành chỉ đạo lễ hội phải đi theo đúng kịch bản. Với những vấn nạn của lễ hội như: đốt vàng mã, bói toán, xóc đĩa, … ngành sẽ giao cho thanh tra đi kiểm tra và xử phạt theo đúng quy định. Từ Tết cổ truyền đến nay, thanh tra đã xử phạt 7 lễ hội, thu và tiêu hủy sách bói toán, thu dụng cụ hành nghề, yêu cầu cam kết, không tái phạm. Ngành cũng đề nghị ban quản lý di tích các địa phương tuyên truyền cho du khách không gài tiền vào tay Phật, tay Thánh, không đốt vàng mã nhiều, cần có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Ngoài ra, ngành giao cho Ban quản lý di tích mở lớp tập huấn về lễ hội, yêu cầu phân chia đối tượng rõ ràng để đạt được hiệu quả. Như vậy, lễ hội mới trở về đúng với bản sắc văn hóa truyền thống.
* Lễ hội Tây Thiên sắp diễn ra, ngành đã có hướng như thế nào để lễ hội được tổ chức tốt hơn năm trước và phát huy được giá trị truyền thống đích thực?
Năm nay, lễ hội Tây Thiên sẽ tổ chức theo hướng: Hoàn thiện để nâng cao dần kịch bản lễ hội Tây Thiên mà ngành Văn hóa đã chỉ đạo Phòng VH - TT huyện Tam Đảo 3 năm nay. Nâng cao kịch bản để thổi hồn vào tôn vinh vị thế của Quốc Mẫu Tây Thiên để nhân dân và du khách thập phương cảm nhận được là đến với Phật, về với Mẫu. Dần dần những nơi thờ Quốc Mẫu như Xã Đại Đình nói riêng và 39 xã của tỉnh nói chung có đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, sẽ hướng tới ngày rằm tháng 2 và quy tụ vào đền Thõng. Phải có kịch bản hoàn chỉnh hơn trước khi lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 2.
Lễ hội Tây Thiên được tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm. Hiện nay, tỉnh đã và đang cho xây dựng nhiều hạng mục, công trình. Hiện tại, đã tu bổ xong đền Thõng, sân Chầu và làm tứ trụ, con đường từ đền Thõng đến đền Cậu cơ bản đã hoàn thành để khởi công xây dựng cáp treo Tây Thiên. Ngoài ra, ngành Văn hóa quy hoạch xong một số công trình tại khu vực này như: đền Thượng, đền Cô; tiếp tục chỉnh trang, bổ sung nhằm nâng cao vị thế của Mẫu để đến năm 2013, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đăng cai cùng với các tỉnh nằm trong cụm du lịch phát triển như: Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên, … tổ chức sự kiện lễ hội Tây Thiên tại Vĩnh Phúc với chủ đề “Về với Mẫu”./.
Bài viết về Vĩnh Phúc liên quan
- Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc
Đêm hội hoa đăng Tây Thiên được tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Hội hoa đăng là nét đẹp văn hóa tâm linh, một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn với người...
- Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phí
Sáng ngày 4/3 (tức 17 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa miễn phí khiến khán giả tới xem quá đông, dẫn tới tình trang quá tải. Khu vực khán đài A sẽ được...
- Lễ hội đền Ngô Tướng Công
Lễ hội đền Ngô Tướng Công thường diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về, tại xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Ngô Tướng Công lại tưng bừng...
- Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc
Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ Đoài đã lập 5 cung để thờ Thánh Tản- là một trong...
-
- Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh Phúc
Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức hàng năm, vào ngày mồng 8 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, người dân trong vùng và du...
- Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh Phúc
Mỗi dịp xuân về, người dân xã làng Thượng Yên - Đồng Thịnh - Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở hội Rước cây bông. Mỗi năm, một làng sẽ được vinh dự rước cây bông tại đền Thượng. Làng Thượng Yên...
- Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc Bụt
Đến hẹn lại lên từ mùng 7-9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mở hội Đúc Bụt tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Tương truyền, người nào cướp được chiếu...
- Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc
Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc diễn ra hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội của 3 làng Mậu Thông, Mậu Lâm và Vĩnh Thịnh thuộc phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc....
- Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc
Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc thường tổ chức hàng năm tại làng Địa Tang, thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Đối tượng được người dân làng Địa Tang...
-
- Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh Phúc
Hội Rưng tổ chức ngày mùng 6 Tết âm lịch một trong những hội làng truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân Tứ Trưng tổ chức hội Rưng với mong ước cả năm đó có được cuộc sống ấm no, hạnh...
- Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc
Hội làng Bồ Sao được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đuông. Đền Đuông thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Làng Bồ Sao nằm ở ngã...
- Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh Phúc
Xưa kia, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nước sông Cánh dâng cao, khắp từ Bến Ươm, Cầu Sổ, Đồng Mong, Cầu Treo, Đồng Máy là một biển nước mênh mông. Thời điểm đó, người dân Hương Canh cày cấy xong vụ...
- Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong...
- Hội đánh cờ tại Vĩnh Phúc
Hội đánh cờ diễn ra từ ngày 10-14/9 dương lịch tại làng Bích Đại và Đồng Vệ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh cờ tướng là trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn thể hiện tinh thần...
- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh Phúc
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (còn gọi là đấu ngưu) được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Lễ hội chọi trâu là một tập tục cổ xưa, di sản văn...
Ghi chú bài viết Để lễ hội trở về đúng bản sắc văn hóa truyền thống tại Vĩnh Phúc
Từ khóa:
Tháng Giêng, tháng Hai được coi là mùa lễ hội. Đến với lễ hội là để hiểu thêm về bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của dân tộc. Nhưng hiện nay, trước...