Mục lục:
Lễ hội đình Giếng Tanh tại Tuyên Quang
Thời gian: 9/1- 10/1 Âm lịch
Lễ hội đình Giếng Tanh là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Cao Lan. Lễ hội được tổ chức ngày 9-10 tháng Giêng âm lịch tại xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội là dịp tỏ lòng biết ơn và cầu mong Thành hoàng làng, Thần nông, Thổ địa phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Lễ hội đình làng Giếng Tanh diễn ra trang trọng
Lễ hội đình Giếng Tanh là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Cao Lan. Lễ hội được tổ chức ngày 9-10 tháng Giêng âm lịch tại xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội là dịp tỏ lòng biết ơn và cầu mong Thành hoàng làng, Thần nông, Thổ địa phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Lễ hội đình làng Giếng Tanh diễn ra trang trọng
Làng Giếng Tanh hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Cao Lan. Đình Giếng Tanh được xây dựng đầu thế kỷ XVIII (năm 1706) thờ hai vị tướng thời Hùng Vương là "Đức vua Cả Nghiêm Sơn trung chính lệnh ứng Đại Vương" và "Đức vua Ngọc Sơn quân linh ứng Đại Vương". Đây là hai vị tướng được vua Hùng cắt cử đến vùng Yên Sơn bảo hộ dân làng Giếng Tanh cuộc sống yên ổn, làm ăn thuận lợi. Ngoài ra, đình Giếng Tanh còn thờ Quốc mẫu Thiên Hoa công chúa, Thần nông, Thổ địa, Long Vương, bà Lương Thị Hai. Lễ hội đình Giếng Tanh được tổ chức để tạ ơn trời đất và các vị thần đã bảo trợ dân làng.
Phần lễ trong lễ hội đình Giếng Tanh diễn ra từ đêm mùng 9 tháng Giêng đến hết trưa ngày mùng 10. Chiều và đêm 10 tháng Giêng được dành cho phần hội.
Bắt đầu từ chiều mùng 9, các cụ trong Hội đồng Chấp sự cùng con cháu trong làng ra đình làm lễ mở cửa đình. Dân làng chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương làm lễ thỉnh mời các vị thần và tổ tông về dự lễ. Mâm lễ vật khao quân được đặt dưới gầm bệ thờ gồm: một đầu trâu, chân trâu, thịt trâu, đuôi trâu... Lễ mời được cử hành đơn giản trong khoảng 30 phút, ông trùm và chấp sự đứng trước hương án khấn nhỏ thỉnh tên các vị thần. Sau phần lễ, người Cao Lan quan niệm các vị thần đã có mặt cùng dân làng mở hội. Trong đêm mùng 9, dân làng Giếng Tanh hầu như không ngủ, người thắp hương cầu lộc, cầu bình an... trai gái rủ nhau hát Sình đến sáng.
Chính hội ngày 10 tháng Giêng, các ban thờ được bày biện cỗ cúng. Đúng giờ Thìn, ông xướng tế làm lễ, đưa tay vòng ngang mặt hô dõng dạc "Khởi chiêng, khởi trống", 3 hồi trống nổi lên đưa tâm trang của mọi người hòa vào không gian thiêng của lễ hội. Ba hồi trống dứt, ông xướng tế dõng dạc hô "Sinh cung cử nhạc", sau đó điệu "lưu thủy" được tấu lên. Tiếp theo là lễ "Củ soạn lễ vật", "Thượng đèn", "Nghệ hương án tiền", "Thượng hương". Ông Trùm đọc bài cúng bằng chữ Hán nêu bật công lao của hai vị Thành hoàng đánh tan quân xâm lược, mang lại sự bình yên cho người Cao Lan. Tiếp tục là lễ dâng rượu (gồm 3 tuần dâng rượu), đọc văn tế, hành lễ Nhân lộc, mân quả được thư ký lễ hội tung vào đám đông người dự hội. Theo quan niệm của người Cao Lan, ai bắt được quả còn (lộc) thì năm đó gặp may mắn.
Phần hội trong lễ hội đình Giếng Tanh được diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Tung còn, chọi gà, đánh đu, đánh gậy... Hát Sình Ca là nét văn hóa đặc trưng của người Cao Lan.
Lễ hội đình Giếng Tanh hàng năm thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương tới tham dự.
Bài viết về Tuyên Quang liên quan
- Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất năm 2018
Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 20-23/9/2018 tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang với nhiều hoạt động văn...
- Độc đáo lễ hội rước Mẫu thành Tuyên
Lễ hội rước Mẫu là lễ hội cổ truyền, sinh hoạt văn hóa tâm linh, giàu bản sắc dân tộc của vùng đất Tuyên Quang. Lễ hội rước Mẫu mang đến hình ảnh tươi đẹp về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của vùng đất giàu...
- Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Lô tại Tuyên Quang
Lễ hội đua thuyền trên sông Lô là lễ hội đặc sắc trong dịp đầu xuân năm mới ở Tuyên Quang. Lễ hội đua thuyền là nét đẹp độc đáo của người dân vùng sông nước, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài...
- Lễ hội chùa Hang tại Tuyên Quang
Lễ hội chùa Hang được tổ chức ngày 6-8/1 âm lịch hàng năm tại xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Lễ hội chùa Hang diễn ra lễ cầu an, lễ rước nước (nước được rước từ sông Lô về chùa) và nhiều trò chơi...
-
- Lễ hội Động Tiên ở Hàm Yên - Tuyên Quang
Lễ hội Động Tiên là lễ hội truyền thống được tổ chức ngày 9/1 âm lịch hàng năm tại di tích danh thắng quốc gia Động Tiên, huyện Hàm Yên, tình Tuyên Quang. Hàng năm, lễ hội thu hút đông đảo bà con...
- Lễ hội Cầu may và Cầu mùa tại xã Tân Trào tỉnh Tuyên Quang
Lễ hội Cầu may và Cầu mùa tại xã Tân Trào mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Tày. Lễ hội mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đối với công đức Thành hoàng làng, các vị sơn thần và gửi gắm mong ước về những...
- Khai mạc các hoạt động của Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII năm 2012
Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII và Tuần Văn hoá - Du lịch Tuyên Quang năm 2012, sáng nay 27-9, tại...
- Tưng bừng lễ hội Lồng tông Lâm Bình tại Tuyên Quang
(lehoi.org)- Ngày 01/3/2015 tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Mùi, lễ hội Lồng tông đã từng bừng diễn ra tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Tham dự lễ hội Lồng tông...
- Tấp nập Lễ hội Động Tiên và Chợ quê Hàm Yên 2010 tại Tuyên Quang
(lehoi.org) -Diễn ra trong 3 ngày từ 22-24/2 (tức ngày 9 và 11 tháng Giêng năm Canh Dần), Lễ hội Động Tiên và Chợ quê Hàm Yên năm Canh Dần với nghi thức rước lễ độc đáo cùng nhiều hoạt động...
-
- Nhộn nhịp lễ hội Lồng Tông Nà Hang tại Tuyên Quang
(lehoi.org) -Tại bản Nà Tông, xã Thượng Lâm (Nà Hang), Tuyên Quang, ngày 28/2 (tức 15 tháng giêng năm Canh Dần), UBND huyện Nà Hang đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông như một lời chúc đầu năm an khang,...
- Đặc sắc Lễ hội Đền Hạ năm 2010 tại Tuyên Quang
(lehoi.org) - Hàng nghìn du khách thập phương đã hồi tụ về thị xã Tuyên Quang vào n gày 26/3/2010 (tức ngày 11/2 âm lịch) để tham gia vào Lễ hội đền Hạ 2010 , do Ủy ban nhân dân phường Tân...
- Sẵn sàng cho Đêm hội đường phố tại Tuyên Quang
Đêm hội đường phố Tuyên Quang chính thức được diễn ra vào tối nay ngày 21/9 (tức 14/8 âm lịch). Quy mô đêm hội năm nay sẽ hoành tráng hơn nhiều so với năm ngoái với các phần thi diễn xướng...
- Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII tại Tuyên Quang
(lehoi.org) - D ự kiến tổ chức từ ngày 27/9 đến ngày 30/9/2012, Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII tại Tuyên Quang tính đến thời điểm này đã có 7 tỉnh thành đăng ký tham gia...
- Họp ban tổ chức "Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc" lần thứ 8 tại Tuyên Quang
(lehoi.org) - Ngày mùng 8 tháng 8 năm 2012, Ban tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tại vùng Đông Bắc” lần thứ 8 đã được tổ chức hội nghị thảo luận và thống nhất một số nội dung...
Ghi chú bài viết Lễ hội đình Giếng Tanh tại Tuyên Quang
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đình Giếng Tanh tại Tuyên Quang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội đình Giếng Tanh là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Cao Lan. Lễ hội được tổ chức ngày 9-10 tháng Giêng âm lịch tại xã Kim Phú, huyện Yên Sơn,...
Từ khóa:
Lễ hội đình Giếng Tanh là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Cao Lan. Lễ hội được tổ chức ngày 9-10 tháng Giêng âm lịch tại xã Kim Phú, huyện Yên Sơn,...