Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông tại TP Hồ Chí Minh

Cứ vào độ tháng hai âm lịch hàng năm, bà con trong khắp khu vực ở Sài Gòn Chợ Lớn (thời xưa) và ngày nay thuộc các quận 8, quận 11, quận 5 và quận 4 Bình chánh và miệt Cần Giuộc, Cần Đước - Long An; cả những người Việt lẫn những người Hoa lại chuẩn bị lễ vật để ngày 12 và ngày 13 tháng hai âm lịch đến cúng viếng tại đình Bình Đông.
Chính diện đình Bình Đông
Chính diện đình Bình Đông

Theo lời của các vị bô lão kể lại đã lâu lắm rồi, nơi của ngôi đình hiện nay, dân cư hồi đó thưa thớt lắm làm ăn rất khó khăn. Một hôm, có một người đã vớt được chiếc mão trôi trên rạch, đoán rằng là của một quan quân nào đó bị nạn, nên đã đưa lên gò và khấn vái. Lạ thay, sau đó, vùng này đã trúng mùa liên tục, dân làng làm ăn khấm khá hẳn lên đã qui tụ về dựng nên mái đình ngày nay. Ở nơi bệ thờ chính luôn luôn có những chiếc mão mới được dân làng sùng bái dâng cúng cho đến tận thời bây giờ.

Đình Bình Đông được xây dựng ở trên cù lao ngay nhánh rẽ của dòng Kinh Đôi, thuộc phường 7 quận 8 TP. Hồ Chí Minh.

Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ở thôn Bình Đông, thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đình có sắc phong là Tự Đức ngũ niên. Như vậy thì đình Bình Đông phải được xây dựng trước năm 1853 tức là trước năm nhận được sắc. Sắc phong Thần “Thành Hoàng bổn cảnh” của thôn Bình Đông, huyện Tân Long đã ghi là ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý.

Theo như các bô lão thì đình Bình Đông có từ thời xưa, đến năm 1922 đã được trùng tu với mái ngói, vách ván và cột kèo gỗ theo dạng đình Nam Bộ: võ ca và chánh điện nằm ở giữa, hai bên thì có Đông và Tây lang, ở bên cạnh có nhà Nghĩa Từ. Đến năm 1930, đình bị xuống cấp nên mái ngói đã được thay bằng ngói đại ống 2 lớp, vách trét ô dước và nền gạch tàu.

Đặc sắc lễ Kỳ Yên đình Bình Đông
Đặc sắc lễ Kỳ Yên đình Bình Đông

vào năm 1968, đình đã bị bom đánh sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi cho đến năm 1991, đình mới được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bê tông - cốt sắt) nhưng kiến trúc tổng thể thì vẫn giữ nguyên vẹn. Lần xây dựng này đã có thêm nhà truyền thống. Tuy toàn bộ cảnh quang không bị thay đổi nhưng kết cấu đã không còn nét nữa. Nổi bật còn lại vẫn là các hiện vật ở bên trong chánh điện như toàn bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, Hội đồng đều chạm viền quanh với rồng vờn châu, tùng lộc, tứ linh rất nghệ thuật. Ở trên bàn thờ thần có khánh đựng mão thần, bộ bát bửu bằng đồng, lư hương bình hoa bằng gốm quý. Trước bàn thờ có bố trí bộ lỗ bộ đầu bịt đồng rất quý. Cặp liễn treo ở hai bên thờ thần với hàng chữ là:

“Bình tạ chơn linh thánh đức hậu

Đông an đồng nguyện lại thần ân”

Tạm dịch là:

“Cảm tạ đấng anh linh

Nên phía Đông yên ổn, nguyện thờ thần”

Chung quanh cặp liễn có chạm khắc các hoa văn rất nghệ thuật. Ngoài ra còn có 4 cặp liễn khác có cùng kích cỡ, cùng mang tính nghệ thuật chạm trổ với nội dung là ca ngợi công đức thần được treo thuần tự theo cung cách thờ cúng. Trong chánh điện còn có bao lam chạm trổ hình dáng: mai, lan, cúc, trúc, mẫu đơn, sóc, giác trên các loại gỗ quí. Các hoành phi đáng kể như Bình Đông đình có ghi niên đại 1870 được treo trên cửa chánh điện và bức “Diệu - Diệu anh linh” niên đại 1850.

Trong nhà nghĩa từ có bài trí hai bàn Tiền và Hậu hiền với đầy đủ hiện vật để thờ cúng. Bên cạnh có bàn Tiên - Sư cũng được chưng dọn rất nghiêm túc. Nhìn tổng thể còn có miếu Ngũ hành, bàn thờ Thần Nông, miếu Ông Tà bố trí theo tục lệ trước mặt võ ca nhằm phục vụ hát xướng trong ngày đại lễ.

Hàng năm lễ Kỳ Yên sẽ tự diễn ra theo nghi thức được truyền tụng như đầu lễ là Túc yết, chính lễ là Đoàn (Đàn) cả diễn ra rất trịnh trọng có tế thần được gọi là lễ Thỉnh Sanh. Trong lễ sẽ có chánh bái bồi bái, học trò lễ, đào thái theo chiêng trống, kèn của nhạc mà hành lễ. Tiếp đến có lễ “hát bội” trước đó là lễ hầu thần, sau phục vụ bà con đến để chiêm bái. Lệ này được diễn ra hàng năm vào ngày 12 và ngày 13 tháng 2 âm lịch.

Một nghi thức trong lễ Kỳ Yên đình Bình Đông
Một nghi thức trong lễ Kỳ Yên đình Bình Đông

Đặc biệt năm nào lễ cúng Kỳ Yên của Đình cũng thu hút được hàng vạn người dân đến chiêm ngưỡng và đến cúng bái. Các đình làng lân cận hoặc ở xa tận Long An cũng cử đoàn đến để dâng lễ. .

Đình Bình Đông được bộ văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 2890 - VH/QĐ ký ngày 27 tháng 09 năm 1997./.

 

Bài viết về TP Hồ Chí Minh liên quan

  • Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận tại TP Hồ Chí MinhẢnh Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận tại TP Hồ Chí Minh
    (lehoi.org) - Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận, được tổ chức hàng năm vào khoảng ngày 16 đến ngày18 tháng 01 âm lịch, tại 18 đường Mai Văn Ngọc phường 10, quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh. Trong lễ có các nghi thức...
  • Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam lần thứ 6 - Telefilm 2018Ảnh Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam lần thứ 6 - Telefilm 2018
    Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam - Telefilm 2018 diễn ra từ ngày 7-9/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Sài Gòn số 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM. Sáng ngày...
  • Bày bán 30 triệu bản sách tại Hội sách TP HCM lần thứ XẢnh Bày bán 30 triệu bản sách tại Hội sách TP HCM lần thứ X
    Hội sách TP HCM lần thứ X năm 2018 với chủ đề "Sách - Văn hóa, Hội nhập và Phát triển" sẽ diễn ra trong 7 ngày từ 19-25/3 tại công viên Lê Văn Tám, quân 1. Hội sách lần thứ X sẽ bày bán khoảng 30 triệu...
  • Lễ hội Phượng hoàng mùa xuân khu đô thị mới Kenton Node Hotel ComplexẢnh Lễ hội Phượng hoàng mùa xuân khu đô thị mới Kenton Node Hotel Complex
    Lễ hội Phượng hoàng mùa xuân khu đô thị mới Kenton Node Hotel Complex (116A Nguyễn Hữu Thọ, Nam Sài Gòn) là điểm hẹn lý tưởng trong dịp Tết Mậu Tuất. Lễ hội khai mạc từ ngày 6/2/2018, chính thức...
  • Đậm đà bản sắc hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2018Ảnh Đậm đà bản sắc hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2018
    Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng diễn ra từ ngày 8-15/2/2018 (tức ngày 23-30/12/2017 âm lịch) tại khu vực The Crescent (Hồ Bán Nguyệt), đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM. Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng mang...
  • Những nét mới lạ Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018Ảnh Những nét mới lạ Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018
    Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018 là năm thứ 15 liên tiếp TP HCM tổ chức đường hoa chào mừng Tết Nguyên Đán tại trung tâm thành phố. Sự kiện đường hoa năm nay có nhiều điểm khác biệt so với mọi năm...
  • Lễ trao giải Keeng Young Awards năm 2017Ảnh Lễ trao giải  Keeng Young Awards năm 2017
    Keeng Young Awards 2017 là lễ trao giải thưởng âm nhạc đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nhằm vinh danh những nghệ sĩ dưới 30 tuổi, do mạng xã hội âm nhạc Keeng và Imuzik phối hợp tổ chức. Keeng...
  • Tưng bừng lễ hội chào đón năm mới 2018 tại Công viên Văn hóa Đầm SenẢnh Tưng bừng lễ hội chào đón năm mới 2018 tại Công viên Văn hóa Đầm Sen
    Hòa chung không khí rộn ràng trước thềm năm mới 2018, công viên Văn hóa Đầm Sen có nhiều hoạt động hấp dẫn du khách như: Đại nhạc hội "Kết nối tương lai", bắn pháo hoa tầm trung... Tất cả tạo nên khoảnh...
  • Lễ hội âm nhạc Tiger Remix - Đánh thức bản lĩnh đếm ngược chào năm mới 2018Ảnh Lễ hội âm nhạc Tiger Remix - Đánh thức bản lĩnh đếm ngược chào năm mới 2018
    Lễ hội âm nhạc Tiger Remix - Đếm ngược chào đón năm mới với thông điệp "Đánh thức bản lĩnh" là nơi quy tụ những màn trình diễn đặc sắc giao thoa giữa các thế hệ. Khán giả sẽ được bước vào thế giới...
  • Lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam Allunee – Kết nối cộng đồngẢnh Lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam Allunee – Kết nối cộng đồng
    Sự kiện Allunee – Kết nối cộng đồng được xem là lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam 2017, diễn ra trong 45 ngày từ ngày 8/12/2017 đến ngày 21/1/2018 tại khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, quận...
  • Lễ trao giải âm nhạc MAMA (Mnet Asian Music Awards)Ảnh Lễ trao giải âm nhạc MAMA (Mnet Asian Music Awards)
    Lễ trao giải âm nhạc đình đám châu Á MAMA (Mnet Asian Music Awards) ra đời năm 1999, vào thời điểm đó MAMA là lễ trao giải âm nhạc duy nhất Hàn Quốc. MAMA là một trong 4 lễ trao giải âm nhạc lớn...
  • Lễ hội Văn hóa Thế giới TP HCM - Gyeogju năm 2017Ảnh Lễ hội Văn hóa Thế giới TP HCM - Gyeogju năm 2017
    Lễ hội Văn hóa Thế giới TP HCM - Gyeogju năm 2017 được tổ chức tại các địa điểm nổi tiếng ở TP HCM trong vòng 23 ngày từ 11/11-3/12 với chủ đề "Giao lưu văn hóa vì một châu Á thịnh vượng". Họp báo Lễ...
  • Lễ kỳ yên đình Trường Thọ tại TP Hồ Chí MinhẢnh Lễ kỳ yên đình Trường Thọ tại TP Hồ Chí Minh
    Đình Trường Thọ không giống những ngôi đình làng miền Bắc có kiến trúc đồ sộ 5-7 gian, đình là một quần thể kiến trúc gỗ, gồm nhiều dãy nhà liền nhau theo kiểu sắp đọi hay trùng thềm điệp ốc. Đình Trường...
  • Hội đền thờ Phan Công Hớn tại TP Hồ Chí MinhẢnh Hội đền thờ Phan Công Hớn tại TP Hồ Chí Minh
    Ngày 25/2 âm lịch hàng năm, thân tộc và bà con nhân dân xã Bà Điểm tổ chức lễ giỗ Phan Công Hớn theo nghi thức cúng thần. Đông đảo bà con nhân dân tham dự lễ để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh thân mình...
  • Hội chùa Ông tại TP Hồ Chí MinhẢnh Hội chùa Ông tại TP Hồ Chí Minh
    Chùa Ông là ngôi chùa linh thiêng giữa lòng phố thị Sài Gòn. Hàng năm, lễ cúng Quan Đế tại chùa Ông được tổ chức ngày 24/6 âm lịch. Chùa Ông ngôi chùa linh thiêng giữa lòng thành phố Chùa Ông còn được...
  • Tết Nguyên TiêuẢnh Tết Nguyên Tiêu
    Tết Nguyên Tiêu diễn ra ngày rằm đầu tiên của năm mới, là dịp lễ quan trọng trong năm. Ông bà ta có câu: "Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng...
1 2 3 4 5 6 7 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông tại TP Hồ Chí Minh

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông tại TP Hồ Chí Minh, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Cứ vào độ tháng hai âm lịch hàng năm, bà con trong khắp khu vực ở Sài Gòn Chợ Lớn (thời xưa) và ngày nay thuộc các quận 8, quận 11, quận 5 và quận 4 Bình...