Tết Nguyên Tiêu

Thời gian: 15/1 Âm lịch
Tết Nguyên Tiêu diễn ra ngày rằm đầu tiên của năm mới, là dịp lễ quan trọng trong năm. Ông bà ta có câu: "Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng".
Tết Nguyên Tiêu ngày lễ lớn trong năm
Tết Nguyên Tiêu ngày lễ lớn trong năm
Theo quan niệm của người Việt thì đầu xuôi đuôi lọt. Thời khắc đầu tiên trong năm mới rất thiêng liêng nên Tết Nguyên Đán và Tết Nguyên Tiêu rất quan trọng. Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên cùng với Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng 10).
Mâm cỗ cúng trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Mâm cỗ cúng trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Rằm tháng Giêng là dịp dân chúng cúng sao giải hạn, cầu mong những điều tốt lành. Tết này phần lớn được tổ chức ở chùa, sư sãi trong chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên Phật tử cùng tụng niệm, hồi hướng công đức để thế giới được an lành.
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu: 
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một con thiên nga từ thiên đình bay xuống hạ giới bị một người thợ sắn bắn chết. Để trả thù cho thiên nga, Ngọc Hoàng phái một đội quân thiên đình xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật nơi hạ giới vào ngày rằm tháng Giêng. Một số vị thần không đồng tình với quyết định của Ngọc Hoàng đã liều mình xuống hạ giới hiến kế cho chúng sinh. Vào đêm rằm tháng Giêng, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hỏa. Vì vậy chúng sinh mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Còn một truyền thuyết khác kể rằng: thời Hán Vũ Đế có một cung nữ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào rằm tháng Giêng định lao xuống giếng tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cung nữ, một vị quan cận thần đã nghĩ cách giúp cô. Quan cận thần tâu với Hán Vũ Đế rằng ngày 16 tháng Giêng thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh đại họa, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà và đường phố đêm 15. Đêm đó, nhân lúc mọi người mải ngắm đèn lồng, cung nữ đó trốn về thăm cha mẹ mà không ai biết.
Tết Nguyên Tiêu Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua nhiều năm tháng biến đổi thành ngày Tết mang bản sắc của người Việt, thấm nhuần Phật Pháp.

Cộng đồng người Hoa đón Tết Nguyên Tiêu
Cộng đồng người Hoa đón Tết Nguyên Tiêu
Những nơi cộng đồng người Hoa sinh sống như chợ Lớn, Hội An thì lễ hội trăng rằm có nhiều hoạt động đặc biệt. Tết Nguyên Tiêu của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại khu chợ Lớn, quận 5, TP HCM hàng năm thu hút hàng nghìn người tham gia. Vì vậy, dân gian có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên Tiêu về quận 5".

Bài viết về TP Hồ Chí Minh liên quan

1 2 3 4 5 6 7 Tiếp

Ghi chú bài viết Tết Nguyên Tiêu

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tết Nguyên Tiêu, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Tết Nguyên Tiêu diễn ra ngày rằm đầu tiên của năm mới, là dịp lễ quan trọng trong năm. Ông bà ta có câu: "Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng...