Lễ hội chùa Phước Hải tại TP Hồ Chí Minh
Chùa Ngọc Hoàng hay là Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, TP. Hồ Chí Minh.Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một người Hoa tên là Lưu Minh chủ xướng. Vào năm 1900, công cuộc xây cất chùa được hoàn thành, nhưng đến năm 1906 thì mới làm lễ khánh thành. Chùa khởi nguyên có tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là "chùa Đa Kao", năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với hòa thượng Thích Vĩnh Khương làm chủ trì, mới đổi tên thành Phước Hải Tự, nhưng dân gian ở đây vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.
Lễ hội chùa Phước Hải tại thành phố Hồ Chí Minh
Ở trong sân chùa Ngọc Hoàng, ngoài 2 hồ nuôi cá và nuôi rùa, còn có một miếu thờ Hộ Pháp và một nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn được đúc bằng xi măng giả đồng dành cho khách hành hương thắp nhang trước khi vào chùa cũng như khi ra khỏi chùa. Chùa Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ và được phân bố trong ba gian thờ. Gian ở giữa là gian liền với cổng vào, đó là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong bao gồm có: Thổ địa (ở bên trái cửa vào), Môn Quan (ở bên phải cửa vào)- Phật Dược Sư, tượng phật duy nhất bằng gỗ trầm được đặt trong lồng kính, ở giữa chánh điện- Thanh Long đại tướng (ở bên phải) và Phục Hổ đại tướng (ở bên trái), tượng to bằng người thật- Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm ở bên phải và cung thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ hay Trấn Võ ở bên trái.Ở gian thờ Ngọc Hoàng có 6 pho tượng chính: bên phải gồm có ba vị, với giữa là Quan Phu Tử (chủ về việc võ) và hai bên là Thiên Tướng và Thiên Thần. Ngoài ra, còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu Tề Thiên đại thánh, Hoa Đà tiên sư, Quan Thánh đế quân, thần Nhật, thần Nguyệt, Tứ Đại kim quang, Long Mẫu nương nương, Thái ất chân nhân, Khuyến thiện đại sư, Hòa thượng Đạo Minh, hai quan văn, hai quan võ, hai đồng tử và Ông bà bà Thiên Lôi cùng bảy thiên tướng...
Hầu hết các tượng thờ ở đây đều làm bằng gỗ, một số ít được làm bằng giấy bồi. Riêng tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất ở trong chùa. Đầu của tượng Ngọc Hoàng đội mão lớn có mái che phía trước trán. Hai tay của Ngọc Hoàng cầm lịnh tiễn. Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt thì trong tư thế mở nhưng không thấy rõ tròng mắt, mũi dời và to. Khuôn mặt tượng Ngọc Hoàng có hình chữ điền, hai má rộng và cao, có 4 chòm râu tỏa dài xuống ngang vai.Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ tận đến các ngón tay. áo được chạm nối dính hến vào tượng với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật lên đường nét trang trí trên thân áo với một con rồng uốn lượn.Gian bên trái từ bên ngoài vào, theo thứ tự từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ sau:- Gian đầu tiên là thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ.Đây là gian cầu tự cho những người hiếm muộn con- Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, với 10 bức chạm gỗ với cảnh mười cửa ngục phân bổ đều mỗi bên vách 5 bức. Nối liền gian Thập Điện với gian Kim Hoa thính mẫu, có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ Hoạt Vô Thường, Địa Tạng Vương bồ tát (biểu tượng cho sự cứu rỗi), Tư Mạng sứ quân và Dẫn Hồn Tiền (biểu tượng sự dẫn dắt, phân biệt linh bổ lành dữ)- Thần Tài: Trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban phát tài lộc cho nhân gian. Tượng đứng cuối gian Thập Điện, tay cầm một cái rổ đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán "Tài Thần" bên trong để cho khách hành hương xin lộc- Gian nối liền với gian Thập Điện có các tượng thờ: Nhị Vị song án, Thành Hoàng Lỗ Ban Mã tướng quân và Thái Tuế- Gian cuối cùng (hiện không còn cho khách vào chiêm bái) gồm có 2 hương án thờ Thạch Cẩm Đương (tục thờ đá của người Hoa) và thờ Ông Tà (tục thờ đá của người Khmer)- Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng chính là phòng khách của chùa, sau phòng này có cầu thang đi lên lầu. Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp và Tổ Lưu Minh - người lập chùa.
Lễ hội còn diễn ra vào những ngày rằm, ngày mùng một âm lịch, nhất là vào những ngày rằm lớn trong năm (ngày 15 tháng 1 âm lịch, ngày 15 tháng 7 âm lịch, ngày 15 tháng 10 âm lịch) du khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đông nhất đó là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mồng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội chùa Phước Hải thu hút đông đảo người dân tham dự
Vào dịp này, tối ngày mồng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mồng 9 dành cho hàng chục vạn du khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp cả trong ngoài...Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm bái rất đông đảo./.
Bài viết về TP Hồ Chí Minh liên quan
- Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam lần thứ 6 - Telefilm 2018
Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam - Telefilm 2018 diễn ra từ ngày 7-9/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Sài Gòn số 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM. Sáng ngày...
- Bày bán 30 triệu bản sách tại Hội sách TP HCM lần thứ X
Hội sách TP HCM lần thứ X năm 2018 với chủ đề "Sách - Văn hóa, Hội nhập và Phát triển" sẽ diễn ra trong 7 ngày từ 19-25/3 tại công viên Lê Văn Tám, quân 1. Hội sách lần thứ X sẽ bày bán khoảng 30 triệu...
- Lễ hội Phượng hoàng mùa xuân khu đô thị mới Kenton Node Hotel Complex
Lễ hội Phượng hoàng mùa xuân khu đô thị mới Kenton Node Hotel Complex (116A Nguyễn Hữu Thọ, Nam Sài Gòn) là điểm hẹn lý tưởng trong dịp Tết Mậu Tuất. Lễ hội khai mạc từ ngày 6/2/2018, chính thức...
- Đậm đà bản sắc hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2018
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng diễn ra từ ngày 8-15/2/2018 (tức ngày 23-30/12/2017 âm lịch) tại khu vực The Crescent (Hồ Bán Nguyệt), đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM. Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng mang...
-
- Những nét mới lạ Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018 là năm thứ 15 liên tiếp TP HCM tổ chức đường hoa chào mừng Tết Nguyên Đán tại trung tâm thành phố. Sự kiện đường hoa năm nay có nhiều điểm khác biệt so với mọi năm...
- Lễ trao giải Keeng Young Awards năm 2017
Keeng Young Awards 2017 là lễ trao giải thưởng âm nhạc đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nhằm vinh danh những nghệ sĩ dưới 30 tuổi, do mạng xã hội âm nhạc Keeng và Imuzik phối hợp tổ chức. Keeng...
- Tưng bừng lễ hội chào đón năm mới 2018 tại Công viên Văn hóa Đầm Sen
Hòa chung không khí rộn ràng trước thềm năm mới 2018, công viên Văn hóa Đầm Sen có nhiều hoạt động hấp dẫn du khách như: Đại nhạc hội "Kết nối tương lai", bắn pháo hoa tầm trung... Tất cả tạo nên khoảnh...
- Lễ hội âm nhạc Tiger Remix - Đánh thức bản lĩnh đếm ngược chào năm mới 2018
Lễ hội âm nhạc Tiger Remix - Đếm ngược chào đón năm mới với thông điệp "Đánh thức bản lĩnh" là nơi quy tụ những màn trình diễn đặc sắc giao thoa giữa các thế hệ. Khán giả sẽ được bước vào thế giới...
- Lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam Allunee – Kết nối cộng đồng
Sự kiện Allunee – Kết nối cộng đồng được xem là lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam 2017, diễn ra trong 45 ngày từ ngày 8/12/2017 đến ngày 21/1/2018 tại khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, quận...
-
- Lễ trao giải âm nhạc MAMA (Mnet Asian Music Awards)
Lễ trao giải âm nhạc đình đám châu Á MAMA (Mnet Asian Music Awards) ra đời năm 1999, vào thời điểm đó MAMA là lễ trao giải âm nhạc duy nhất Hàn Quốc. MAMA là một trong 4 lễ trao giải âm nhạc lớn...
- Lễ hội Văn hóa Thế giới TP HCM - Gyeogju năm 2017
Lễ hội Văn hóa Thế giới TP HCM - Gyeogju năm 2017 được tổ chức tại các địa điểm nổi tiếng ở TP HCM trong vòng 23 ngày từ 11/11-3/12 với chủ đề "Giao lưu văn hóa vì một châu Á thịnh vượng". Họp báo Lễ...
- Lễ kỳ yên đình Trường Thọ tại TP Hồ Chí Minh
Đình Trường Thọ không giống những ngôi đình làng miền Bắc có kiến trúc đồ sộ 5-7 gian, đình là một quần thể kiến trúc gỗ, gồm nhiều dãy nhà liền nhau theo kiểu sắp đọi hay trùng thềm điệp ốc. Đình Trường...
- Hội đền thờ Phan Công Hớn tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 25/2 âm lịch hàng năm, thân tộc và bà con nhân dân xã Bà Điểm tổ chức lễ giỗ Phan Công Hớn theo nghi thức cúng thần. Đông đảo bà con nhân dân tham dự lễ để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh thân mình...
- Hội chùa Ông tại TP Hồ Chí Minh
Chùa Ông là ngôi chùa linh thiêng giữa lòng phố thị Sài Gòn. Hàng năm, lễ cúng Quan Đế tại chùa Ông được tổ chức ngày 24/6 âm lịch. Chùa Ông ngôi chùa linh thiêng giữa lòng thành phố Chùa Ông còn được...
- Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu diễn ra ngày rằm đầu tiên của năm mới, là dịp lễ quan trọng trong năm. Ông bà ta có câu: "Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng...
Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Phước Hải tại TP Hồ Chí Minh
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội chùa Phước Hải được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 1 âm lịch, tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao,...