Lễ tế Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế
Vào năm 1806, vua Gia Long đã cho xây dựng đàn Xã Tắc. Xã là một vị thần quan trọng nhất trong 5 vị thổ thần, Tắc đó là lúa - quý nhất trong những loại ngũ cốc. Vì là thờ Đất và thờ Lúa nên đất để xây dựng đàn Xã Tắc được cả các thành, các dinh và các trấn trong toàn quốc theo lệnh vua, phải đóng góp loại đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc còn tượng trưng cho đất đai của cả Tổ quốc, ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm phần thiêng liêng.
Đàn được xây dựng ở bên trong Kinh thành, năm ở phía tây của Hoàng thành, thời xưa thuộc xã Hữu Niên (sau này thành phường Ngưng Tích), ngày nay thuộc địa phận phường Thuận Hòa, Thành phố Huế.
Đàn Xã Tắc sẽ được đắp lộ thiên, gồm có hai tầng, có hình vuông, mặt nhìn về hướng bắc. Tầng trên cao khoảng 1,60m, cạnh dài khoảng 28m, mặt nền được tô 5 màu theo nguyên tắc của ngũ hành: giữa là màu vàng, phía đông là màu xanh, phía tây là màu trắng, phía nam là màu đỏ và phía bắc là màu đen. Trên nền còn đặt 32 bệ đá dùng để cắm tàn. Tầng dưới cao khoảng 1,20m, cạnh dài khoảng 70m, mặt nền phía trước được lát gạch, hai bên có bệ cũng dùng để cắm tàn.
Tại đàn Xã Tắc - nơi để diễn ra lễ tế - sẽ có các án thờ, lính canh, phẩm vật, quan võ lục phẩm, quan văn tứ phẩm, bồi tế, chấp sự... Các lễ chính là: Quán tẩy (vua rửa tay); Thượng hương (dâng hương); Nghinh thần (đón các thần); Điện ngọc bạch (tế ngọc và lụa); Hiến tước (dâng rượu); Truyền chúc (đọc chúc văn); Tứ phúc tộ (ban phúc) và Triệt soạn (dọn thức ăn)...
Theo Kinh Lễ thì đàn Xã Tắc được xây dựng sẽ phải có nền "Xã" để tế. Hai tầng nền của đàn Xã Tắc được tọa lạc trên một khu đất rộng, vuông vức và xung quanh có tường đá bao bọc. Ở Phía Nam có bình phong, còn ở ba phía Đông, Tây, Nam thì có trổ cửa nhỏ, riêng ở phía Bắc (mặt trước) thì có dựng cửa tam quan. Trong vườn của đàn có trồng nhiều thông và mai, hai bên đường từ nền dưới dẫn ra cổng tam quan trồng hai hàng cây mù u thẳng tắp. Vì vậy mà dân gian ở Huế có câu: "Văn thánh trồng thông/ Võ thánh trồng bàng/ Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u". Trước cửa tam quan, phía Bắc có một con đường ngăn cách đàn với hồ Xã Tắc. Hồ rộng, có hình vuông, cạnh 57m, nước trong xanh in bóng đàn Xã Tắc xuống mặt hồ.
Khi nói đến việc tế Xã Tắc, mỗi triều sẽ mỗi khác nhưng đến triều Nguyễn thì lễ tế Xã Tắc đã được triều đình đứng ra để tổ chức. Trước khi tế lễ, các con đường từ Đại Nội đến đàn Xã Tắc phải được quét dọn rất sạch sẽ. Trước đó, từ nhà vua cho đến các văn võ bá quan, người nào đến tham dự vào lễ tế Xã Tắc cũng đều phải trai giới và chay tịnh để giữ mình được trong sạch.
Để chuẩn bị cho lễ tế, Bộ Lễ sẽ phải lo sửa sang, bày biện đầy đủ các lễ vật, đồ thờ và hương án. Hôm chính lễ, ở hai bên đường từ cửa Ngọ Môn có quân lính và cờ quạt đứng rất uy nghiêm, đèn đuốc được chong thâu đêm suốt sáng. Trên hương án ở đàn tế, ngoài các thứ nghi trượng và đồ thờ cúng thường thấy còn có thêm cả lễ tam sinh gồm có ba con vật đó là: dê, trâu và lợn.
Đội quân gồm có hơn 700 người với đầy đủ các nghi vệ, quan văn võ, binh lính, đội nghi trượng, đội nhã nhạc, vũ công Bát dật, voi, ngựa, chuông trống, võng lọng, cờ quạt… khởi hành đoàn ngự đạo đến đàn Xã Tắc. Sau đó đoàn Ngự đạo sẽ tiến hành cử lễ trong không khí trang nghiêm và linh thiêng.
Ở trước bàn thờ lớn, nhà vua sẽ đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào và lưng đeo đai ngọc, thân đứng ra làm chủ tế. Sau lưng nhà vua, các văn võ bá quan áo mão chỉnh tề, hàng ngũ thẳng lối, nét mặt nghiêm trang, kính cẩn cúi đầu để hành lễ. Lễ tế diễn ra trong bầu không khí rất trang nghiêm với nhiều nghi thức thành kính. Ngay sau lễ tế chính thức, khi nhà vua đã hồi cung, thì dân chúng mới được phép lên đàn để dâng hương cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đời sống no ấm./.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Thừa Thiên Huế liên quan
- Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố Huế
(lehoi.org) - Ngày 8/4/2010(tức 24/2 âm lịch), tại TP.Huế đã long trọng diễn ra Lễ tế Xã Tắc ở đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế), sự kiện này nhằm hưởng ứng Festival Huế...
- Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưa
Lehoi.org - Một vài tấm ảnh cũ của Hội đô thành hiếu cổ (hoạt động từ năm 1914 đến 1945 tại Huế) mô tả một số nghi lễ, lễ hội trên phố phường và trong hoàng cung tại cố đô Huế gợi nhắc một thời...
- Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org)- Hưởng ứng năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ và hướng tới Festival Huế 2012, 23 giờ ngày 8/3 (tức ngày 16/2 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố...
- Linh thiêng Lễ tế Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org)- Lễ tế Xã Tắc là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và thiêng liêng nhất của người dân Huế. Từ 5h00 sáng hôm nay 12/4 (tức ngày 24/2 âm lịch), Lễ tế Xã Tắc năm Ất Mùi 2015 đã...
-
- Lễ tế đàn Xã Tắc - tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
(lehoi.org) - Lễ tế đàn Xã Tắc năm 2011 được tổ chức từ 18 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 20/3 tới (tức ngày 16/2 Âm lịch), sẽ tiếp tục tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam, giới thiệu...
- Ấn tượng và trang nghiêm Lễ tế Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế
Buổi tối ngày 20/3, (nhằm ngày Giáp Tuất ngày 16/2, năm Tân Mão), Lễ tế Xã Tắc đã được tái hiện lần thứ tư tại Thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế). Đây là lễ tế đã có từ thời Nguyễn, được tổ chức vào mùa xuân...
- Tổ chức phục dựng lại Lễ tế Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org)- Ngày 02/4 (tức ngày 22/2 ÂL), Lễ tế Xã Tắc năm 2013 đã được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức phục dựng tại Đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Được biết...
- Linh thiêng Lễ tế Xã Tắc năm 2014
(lehoi.org)- Đúng 1h sáng ngày 18/3 (tức 18/2 âm lịch), lễ tế Xã Tắc năm 2014 đã long trọng được tổ chức tại đàn Xã Tắc, cố đô Huế thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia. Được biết, Lễ...
- Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018
Lễ hội điện Hòn Chén (hay lễ hội điện Huệ Nam) năm 2018 diễn ra trong 3 ngày từ 18-20/8 tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội lớn thu hút đông đảo những tín đồ theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu...
-
- Lễ hội Sen 2018 tại cố đô Huế
Lễ hội Sen 2018 được tổ chức tại sân bia Quốc Học - Huế từ ngày 29/6-1/7/2018. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, cũng như truyền thống...
- Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế
Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế là một lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời của Thừa Thiên Huế. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 và mồng 6 tháng 6 âm lịch, người dân nơi đây lại mở hội tưng bừng tại...
- Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên Huế
Hội chợ Xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một lễ hội duy nhất diễn ra trong ba ngày tết tại Phú Thượng - Phú vang - Thừa Thiên Huế. Hội chợ xuân Gia Lạc...
- Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sản
Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 2/5/2018. Đêm khai mạc Festival được tổ chức vào 20h ngày...
- Festival nghề truyền thống Huế
Festival nghề truyền thống Huế là một hình thức lễ hội gắn với hoạt động tôn vinh nghề và tưởng niệm các tổ sư của các ngành nghề, có ý nghĩa hướng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta...
- Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" ở Thừa Thiên - Huế
Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" là một sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc vào tháng 5 hằng năm nhằm xây dựng thương hiệu cho khu du lịch...
- Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế
(lehoi.org) - Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế là một lễ hội phật giáo được tổ chức vào ngày 19/6 Âm lịch hằng năm tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm ở núi Tứ Tượng...
- Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong năm
Đàn Xã Tắc là một công trình thuộc . Đây là nơi tế thần đất và thần lúa của ở kinh thành . Tái hiện "Quốc lễ" đàn Xã Tắc trong triều đình ngày xưa Đàn Xã Tắc...
- Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-Huế
(lehoi.org) - Ngày 14/2/2011 (tức 12 tháng Giêng), tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đã long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu ngư làng Thai Dương...
- Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế
(lehoi.org)- Đã thành truyền thống, cứ vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân và du khách khắp nơi lại theo nhau về làng Sình xem đấu vật. Lễ hội đã trở thành...
- Người dân nô nức đến hội Làng Sình
(lehoi.org)- Ngày 9/2 (ngày 10 tháng Giêng), hàng vạn người dân và du khách tưng bừng về với làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự lễ hội vật truyền...
Ghi chú bài viết Lễ tế Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ tế Xã Tắc thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ tế Xã Tắc diễn ra với 2 phần chính là: Lễ xuất cung và Lễ tế, được phục dựng...