Lễ hội cầu mưa của người Thái tại Sơn La
Những người dân tộc Thái có mặt từ rất sớm ở Thị xã Sơn La. Người dân tộc Thái canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên, với quan niệm vạn vật hữu linh và tin rằng tất cả mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày đều do một lực lượng siêu nhiên chi phối đó chính là các vị thần linh. Một trong những vị thần đó là vị thần mưa. Lề hội cầu mưa của người dân tộc Thái ở thị xã Sơn La được tổ chức trong phạm vị một bản vào khoảng từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội cầu mưa của người Thái ở Yên Bái
Cách thức để tổ chức lễ hội cầu mưa rất đơn giản như sau:
Tối ngày 13 tháng 3 âm lịch, trai gái ở trong bản tập hợp nhau lại sau đó chọn ra một thanh niên tháo vát, khoẻ mạnh và hiền lành điều khiển. Đạo cụ được dùng trong lễ hội là một chiếc bung lớn (hoặc một chiếc sọt) những thanh niên còn lại thì cầm trên tay một chiếc mẹt và một thanh tre (hoặc là một thanh gỗ) chiếc sọt được một nam, một nữ khiêng đi trước đám đông đoàn người vừa đi, vừa gõ mẹt. Người dân tộc Thái sử dụng mẹt và thanh gỗ trong lễ hội như một biểu tượng của âm dương, tiếng gõ mẹt kêu chính là tượng trưng cho tiếng sấm trời sắp mưa.
Những thành viên trong gia đình thì ở tại nhà và chờ đoàn người đi qua nhà mình. Đoàn người đi đến từng nhà ở trong bản, đến mỗi nhà thì dừng lại ở chân cầu thang và đồng thanh hát gọi mưa, nội dung của bài hát gọi mưa như sau:
" Cầu trời hãy rủ lòng thương dân bản để có nước trồng ngô lúa, cho con người và súc vật có nước ăn, nước uống, cây cối dưới này đang chết khô, trời hãy nổi sấm lên, cho mưa mau xuống... "
Khi bài hát gọi mưa chấm dứt thì bà chủ nhà bước ra sân phơi cầm ống bương đựng nước té xuống đoàn người và hát một bài hát thay trời cảm ơn lời cầu xin:
"Trời đã nghe thấu lời cầu xin của các người, trời sẽ đổ mưa xuống để vạ, vật sinh sôi nảy nở, con người, súc vật có nước uống, cây cối được xanh tươi, trời cũng phù hộ cho bản mường lo đủ.... "
Tiếp sau đó chủ nhà vãi lên đầu mọi người ở dưới chân cầu thang những nắm hạt bông với ý nghĩa tượng trưng là hạt mưa rơi. Đoàn cầu mưa hứng lấy những hạt bông một cách hào hứng. Chủ nhà cầm vài nắm xôi hoặc vài năm hạt bông, tro bếp đi xuống cầu thang bỏ vào bung của người cầu mưa. Cứ như vậy, đoàn cầu mưa sẽ đi hết các hộ gia đình này đến các hộ gia đình khác.
Sau khi đã đi đến các nhà dân ở trong bản, đoàn cầu mưa sẽ đi đến một con suối của bản để tắm, họ té nước vào nhau và đồng thanh hô thật to " Phôn, phôn…” (nghĩa là mưa, mưa). Cảnh này càng ầm ĩ càng sôi động càng náo nhiệt bao nhiêu thì họ cho rằng trời sẽ mưa to nhiều bấy nhiêu.
Tiếp theo họ lấy những gói hạt bông, tro bếp ở trong bung ra thả xuống dòng suối, xôi thì người ta đem về ủ thành rượu nếp, rượu cần.
Sau ba ngày, ba đêm diễn ra các lễ nghi như vậy, lễ hội kết thúc trong niềm hân hoan của mọi người dân ở trong bản. Vào đêm ngày 30 tháng 3 âm lịch, phần hội của lễ cầu mưa mới được tổ chức. Phần ẩm thực của đêm hội là rượu cần được làm từ các nhà trong bản biếu đoàn người đi cầu mưa. Ngoài rượu cần, những người dân trong bản còn đem góp những thứ mà họ kiếm được trong rừng, dưới suối như cá, thú, rau và măng... để tổ chức bữa ăn chung cho cả bản và chia cho những gia đình khó khăn ở trong bản.
Ngoài phần ẩm thực, người dân nơi đây còn tổ chức ca hát nhảy múa, đây là dịp tốt để nam, nữ trong bản trổ tài thi hát đối đáp và hát giao duyên.
Lễ hội cầu mưa của người dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La là nét sinh hoạt văn hoá dân gian có tính cộng đồng lành mạnh rất cần được gìn giữ và phát huy.
Bài viết về Sơn La liên quan
- Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn La
Lễ hội Xên bản Mường Sang là một trong những lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Sơn La. Lễ hội để tưởng nhớ công ơn những người có công lập bản, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa...
- Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn La
Đã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La được tổ chức ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của các dân tộc miền núi phía Bắc mà còn khuyến khích phong trào...
- Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La
Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch, tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Sơn La, với chủ đề...
- Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu
Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ hội này là khởi đầu cho mùa màng tươi tốt và...
-
- Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn La
Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu thường diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm hằng năm, tại thung lũng mận Nà Ka. Đây là một lễ hội nhằm tôn vinh loại quả đặc trung của vùng đất này. Lễ Hội Hái Mận...
- Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn La
Lễ hội gội đầu của người Thái là một lễ hội độc đáo. Theo người Thái, gội đầu là để rửa hết tội khổ, xả đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may ủa năm cũ theo dòng nước, đi mãi không bao giờ...
- Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn La
Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông là một nghi lễ mang tính tâm linh, có ý nghĩa cao đẹp của một cộng đồng người trên một địa bàn. Lễ hội được tổ chức thành 2 cấ, cấp độ thứ nhất là từ ngày 28-29 tháng 9...
- Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La
Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng Ba hàng năm, tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La Lễ hội Hết Chá...
- Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động độc đáo và mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ...
-
- Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La
Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen thường được tổ chức vào dịp năm hết, tết đến, với quan niệm là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mùa màng được tươi tốt, bản mường được đoàn kết, cùng nhau xây...
- Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn La
Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông được tổ chức từ ngày 15/1 đến 17/1 âm lịch tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sĩ lên Sơn La dẹp...
- Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012
(lehoi.org)- Sáng 26/3/2012, tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), người dân nô nức trảy hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc...
- Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn La
(lehoi.org)- Trong 2 ngày 15-16/2 (tức 16,17 tháng Giêng) người dân khắp các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái nườm nượp kéo về huyện Phù Yên, Sơn La tham dự lễ hội chọi trâu lần...
- Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc Châu
(lehoi.org) - vào ngày mùng 2 tháng 9 vừa qua, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La, trong đó phần lớn là những người bà con các dân tộc ít người đã nô nức đổ về Khu du lịch rừng thông...
- Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn La
Đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương phục dựng 17 lễ hội văn hóa (dân tộc Thái chiếm gần 59%; Khơ Mú 11%, còn lại của các dân tộc Mường, La Ha...
Ghi chú bài viết Lễ hội cầu mưa của người Thái tại Sơn La
Từ khóa:
Những người dân tộc Thái có mặt từ rất sớm ở Thị xã Sơn La. Người dân tộc Thái canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên, với quan niệm vạn vật hữu...