Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu

Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ hội này là khởi đầu cho mùa màng tươi tốt và bội thu. Lễ cầu mưa xuất hiện từ thế kỷ thứ IX, thế nhưng đã bị thất truyền sau chiến trang, cho tới năm 2011 mới được khôi phục.

Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu
Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu

Đối với người Thái ở bản Nà Nó, lễ cầu mưa là sự kiện trọng đại nhất trong năm. Kể từ đêm trước ngày diễn ra lễ hội, mọi người đã chuẩn bị quần áo sạch sẽ, nhà cửa tươm tất, thái độ nghiêm túc. Công việc chuẩn bị đồ cúng dường thường do người phụ nữ đảm nhận. Đồ cúng khá đơn giản, là những đồ ăn thường ngày của người Thái nơi đây. Đó là chuối xanh, cơm lam, măng đắng, cá xông khói, bánh ít uôi, gà luộc, bánh trưng, gạo nếp...

Một ngày trước ngày mở hội, người dân đã dựng sẵn cây nếu và các vật dụng cần thiết cho buổi lễ. Những vật dụng thường là những đồ dùng gần gũi với đời sống của người dân, để truyền tải thông điệp của người dân đến ông Then (tức ông trời). Đó là những chiếc cầy, bừa, cối giã gạo... Đồ ăn hàng ngày của người Thái như bầu bí, củ mài, trứng, ngô... hay là các con thú được đan bằng na như chim, ve... Cây niêu là thứ không thể thiếu trong ngày hội, nó là biểu tượng để thu hút sự chú ý của ông Then.

Trò ném gòn giao duyên
Trò ném gòn giao duyên

Từ sáng sớm ngày lễ hội, người phụ nữ Thái sẽ đi lấy nước và làm lễ tại một mó nước đầu nguồn của bản. Có 2 phần lễ, phần 1 là lấy nước và cúng thổ địa để xin nước. Sau đó, một lễ khác là để xin nước về làm lễ cầu mưa. Các lễ vật sẽ được dựng tại một cái miếu tạm để bà chủ tề làm lễ.

Người phụ nữ là người tham gia cúng tế. Mỗi lễ cũng thường diễn ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, sao cho khi mặt trời ló rạng thì nghi lễ cũng vừa kết thúc. Sau lễ cúng, họ sẽ vứt một vật phẩm trong lễ cúng là trứng vào trong mó nước nguồn với ý nghĩa tặng các vị thần linh.

Người dân Thái ở Mộc Châu đang tưng bừng trong phần hội
Người dân Thái ở Mộc Châu đang tưng bừng trong phần hội

Sau khi lễ cầu mưa kết thúc, để ăn mừng vì ông Then đã đồng ý cho mưa, tất cả người dân Thái sẽ bắt đầu chơi hội. Họ múa xòe, chơi Tó Má lẹ, chơi ném gòn giao duyên, và uống rượu.





Bài viết về Sơn La liên quan

  • Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn LaẢnh Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn La
    Lễ hội Xên bản Mường Sang là một trong những lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Sơn La. Lễ hội để tưởng nhớ công ơn những người có công lập bản, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa...
  • Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn LaẢnh Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn La
    Đã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La được tổ chức ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của các dân tộc miền núi phía Bắc mà còn khuyến khích phong trào...
  • Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn LaẢnh Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La
    Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch, tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Sơn La, với chủ đề...
  • Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn LaẢnh Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn La
    Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu thường diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm hằng năm, tại thung lũng mận Nà Ka. Đây là một lễ hội nhằm tôn vinh loại quả đặc trung của vùng đất này. Lễ Hội Hái Mận...
  • Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn La
    Lễ hội gội đầu của người Thái là một lễ hội độc đáo. Theo người Thái, gội đầu là để rửa hết tội khổ, xả đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may ủa năm cũ theo dòng nước, đi mãi không bao giờ...
  • Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn LaẢnh Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn La
    Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông là một nghi lễ mang tính tâm linh, có ý nghĩa cao đẹp của một cộng đồng người trên một địa bàn. Lễ hội được tổ chức thành 2 cấ, cấp độ thứ nhất là từ ngày 28-29 tháng 9...
  • Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La
    Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng Ba hàng năm, tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La Lễ hội Hết Chá...
  • Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn LaẢnh Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La
    Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động độc đáo và mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ...
  • Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn LaẢnh Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La
    Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen thường được tổ chức vào dịp năm hết, tết đến, với quan niệm là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mùa màng được tươi tốt, bản mường được đoàn kết, cùng nhau xây...
  • Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn LaẢnh Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn La
    Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông được tổ chức từ ngày 15/1 đến 17/1 âm lịch tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sĩ lên Sơn La dẹp...
  • Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012Ảnh Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012
    (lehoi.org)- Sáng 26/3/2012, tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), người dân nô nức trảy hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc...
  • Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn LaẢnh Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn La
    (lehoi.org)- Trong 2 ngày 15-16/2 (tức 16,17 tháng Giêng) người dân khắp các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái nườm nượp kéo về huyện Phù Yên, Sơn La tham dự lễ hội chọi trâu lần...
  • Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc ChâuẢnh Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc Châu
    (lehoi.org) - vào ngày mùng 2 tháng 9 vừa qua, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La, trong đó phần lớn là những người bà con các dân tộc ít người đã nô nức đổ về Khu du lịch rừng thông...
  • Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn LaẢnh Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn La
    Đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương phục dựng 17 lễ hội văn hóa (dân tộc Thái chiếm gần 59%; Khơ Mú 11%, còn lại của các dân tộc Mường, La Ha...

Ghi chú bài viết Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ...