Lễ hội Ariêuping của dân tộc Pa Cô tại Quảng Trị

(lehoi.info) - Lễ hội Ariêuping (hay lễ nhà mồ) truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô, được diễn ra ở tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Không ấn định thời gian lễ hội cụ thể, có khi 5 năm, có khi 10 năm hay lâu hơn bởi nó còn phụ thuộc vào điều kiện và thời gian thuận tiện người dân Pa Cô mới tổ chức lễ Ariêuping một lần.

Lễ đâm trâu cúng trời đất trong lễ hội
Lễ đâm trâu cúng trời đất trong lễ hội

Đây là một lễ hội có từ ngàn đời nay và quan trọng bậc nhất mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Pa Cô. Lễ hội Ariêuping mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất của những người đồng bào dân tộc Pa Cô.

Nội dung của lễ hội Ariêuping là tổ chức cất bốc những ngôi mộ người thân trong gia đình của tất cả các dòng họ ở trong làng đã chết trước đó được an táng rải rác ở các nơi và cải táng quy tập về 1 khu vực để tiện thăm viếng, chăm sóc và tiện hương khói.

Thời gian diễn ra lễ là trong vòng 3 ngày với các nghi lễ như: tổ chức cất bốc và an táng hài cốt, lễ cúng ma, hội đâm trâu, múa cồng chiêng...

Khi cây nêu mọc lên, cũng là lúc không khí của lễ hội thực sự rộn ràng. Cây nêu chính là nơi ở của các vị thần cháu con mời về dự lễ. Đứng trước cây nêu, 1 người có uy tín nhất ở trong bản sẽ đọc lời thề: "Hỡi anh em các dân tộc 3 miền, chúng ta hãy nguyện đời đời đoàn kết đùm bọc lẫn nhau như anh em một nhà". Kết thúc lời thề, tất cả các loại nhạc như tù và, cồng, chiêng, nổi lên và nhân dân trong vùng nhảy múa suốt đêm để hầu các vị thần về chung vui và phù hộ cho cháu con.

Lễ vật để cúng thần linh thì rất nhiều nhưng trong đó có một số lễ vật không thể thiếu đó là 1 con trâu, trầm, trà, hương, rượu và 1 số thực phẩm sống. Quan niệm của người dân tộc Pa Cô, khi cúng các vị thần thường cúng những thực phẩm sống để các vị thần linh, những người đã khuất thích gì thì chế biến nấy. 

Lễ hội Ariêuping của dân tộc Pa Cô tại Quảng Trị
Lễ hội Ariêuping của dân tộc Pa Cô tại Quảng Trị

Cùng với việc dựng nêu, bà con dân bản còn tiến hành dựng nhà mồ theo lối kiến trúc dân gian gồm có 4 cột chịu lực, mái trước cao, mái sau thấp, liên kết chân và đầu cột bằng các tấm ván có trang trí họa tiết hình mặt người như trang trí ở trên đầu cột. Hình thức lợp mái nhà mồ rất độc đáo đó là bằng các ống tre chẻ đôi sắp úp ngữa, nắng không thể vào và mưa cũng không thể dột. 

Việc đặt nhà mồ cũng phải theo thứ tự, nhà mồ của người chủ làng được đặt ở ví trí đầu tiên, kế theo sẽ là các dòng họ của làng. Địa điểm đặt nhà mồ là đặt ở gần các con suối có nước chảy quanh năm. Theo quan niệm của người dân tộc Pa Cô, việc đặt nhà mồ ở đó để những người đã khuất luôn được mát mẽ và thuận lợi trong việc làm ăn ở thế giới bên kia. Nhà mồ là nơi đặt các hài cốt tập thể, không phân biệt gái, trai hay ai chết sau đặt trước, ai chết trước đặt sau (tức là đặt ở bên trên), hướng đầu quay về phía núi cao thoáng và rộng. Phía trước của nhà mồ được trang trí bằng các hình người nam, nữ khỏa thân được đẽo bằng cây rừng tượng trưng cho hạnh phúc và sự sinh sôi nảy nở như vòng đời bất tận. 

Trước khi cất bốc hài cốt về nhà mồ ba ngày, các gia đình và các dòng họ làm lễ cúng Giàng và cúng người đã khuất cáo mời về dự lễ Ariêuping. Khi công tác chuẩn bị lễ hội đã xong, đại diện của các họ tiến hành cốt bốc người quá cố tại rừng ma về. Theo luật tục, khi bốc các hài cốt còn mới, các gia đình phải đặt câu hỏi "bốc hết chưa", người giúp cất bốc chỉ cần lấy một vài bộ phận nào đó tượng trưng mà trả lời là "hết rồi" thì xem như hài cốt của người quá cố đã được lấy hết và đưa vào tiểu sành mang về như những người khác. 
Còn đối với những người không tìm thấy xác thì được cất bốc với hình thức cầu hồn (A Liêm), tức là bỏ 1 ít thức ăn vào 1 mảnh vải rồi khấn tên tuổi của người quá cố, sau đó bất kể loài côn trùng nào như kiến, châu chấu... vào tấm vải thì gói lại buộc thỉnh về xem đó là thể xác của người mất đã về. Trong quá trình di chuyển hài cốt từ rừng ma về, không được đi ngang qua làng mà phải đi ở ngoài rìa làng về nơi đặt nhà mồ. Khi các nghi lễ phục vụ cất bốc hài cốt diễn ra thì cũng là lúc các loại nhạc như trống, khèn, trống, thanh la, chiêng, a ben, tù và... nổi lên. 

Tưng bừng lễ hội Ariêuping của đồng bào Pa Cô
Tưng bừng lễ hội Ariêuping của đồng bào Pa Cô

Tục lệ này được gọi là "đánh trống- chiêng nuôi người đã khuất". Những người đến dự lễ nhảy múa quanh rạp quàn hài cốt cho đến khi lễ hội kết thúc với bài hát "Anh em dân tộc ba miền. Cùng nhau xiết chặt nối liền vòng tay. Truyền thống tốt đẹp xưa nay. Một lòng đoàn kết nồng say chan hòa./.

lehoi.info tổng hợp.

Bài viết về Quảng Trị liên quan

Ghi chú bài viết Lễ hội Ariêuping của dân tộc Pa Cô tại Quảng Trị

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Ariêuping của dân tộc Pa Cô tại Quảng Trị, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Ariêuping (hay lễ nhà mồ) truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô, được diễn ra ở tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Không ấn định...